Mỹ và đồng minh “tẩy chay” Olympic mùa đông Bắc Kinh 2022: Lợi bất cập hại

08:25 25/12/2021

Một loạt quốc gia do Mỹ chủ xướng đã tuyên bố không cử đoàn lãnh đạo chính trị đến dự các hoạt động lễ hội tại kỳ Olympic mùa đông do Trung Quốc tổ chức vào tháng 2-2022. Lý do được đưa ra là “vấn đề quyền con người” ở Trung Quốc. Cũng có một số quốc gia không tham gia tẩy chay, cho rằng việc đó “lợi bất cập hại”.

Mỹ là quốc gia đầu tiên đưa ra tuyên bố “tẩy chay” Olympic mùa đông Bắc Kinh 2022 (Trung Quốc). Nhà Trắng ngày 6-12 đã ra tuyên bố trong đó nêu rõ nước này không cử đoàn lãnh đạo cấp cao sang dự các hoạt động lễ hội tại kỳ Olympic và Paralympic mùa đông tại Bắc Kinh vào tháng 2-2022 do các vấn đề nhân quyền xảy ra tại Tân Cương, Hong Kong và các vụ việc khác.

Trước Mỹ, Lithuania, một quốc gia nhỏ ở châu Âu cũng đã tuyên bố không cử phái đoàn quan chức cấp cao đến Bắc Kinh dự Olympic. Lithuania cho biết nước này đã bị Bắc Kinh gây áp lực lớn về mặt kinh tế trong vấn đề quan hệ ngoại giao với Đài Loan, đồng thời cũng bày tỏ quan ngại về vấn đề quyền con người ở Trung Quốc. Sau Mỹ, các quốc gia đồng minh như Anh, Canada, Australia và khoảng 5 quốc gia khác đồng loạt ra tuyên bố không cử p

Việc Mỹ tẩy chay Olympic mùa đông Bắc Kinh 2022 bị xem là hành động khiêu khích, đối đầu với Trung Quốc.

hái đoàn quan chức cấp cao dự Olympic mùa đông Bắc Kinh 2022. Riêng New Zealand cũng thông báo không cử quan chức cấp cao dự Olympic với lý do chính là do ảnh hưởng đại dịch COVID-19, đồng thời cũng bày tỏ quan ngại vấn đề quyền con người tại Trung Quốc. Mặc dù không cử quan chức tham gia, nhưng các quốc gia nêu trên vẫn cử đoàn vận động viên tham gia bình thường.

Ngay sau khi các quốc gia ra tuyên bố “tẩy chay” về mặt chính trị đối với Olympic và Paralympic mùa Đông Bắc Kinh, Trung Quốc đã thể hiện sự tức giận và có phản ứng gay gắt. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Zhao Lijian cáo buộc Mỹ, Anh, Canada có hành động “khiêu khích chính trị” một cách táo tợn khi tuyên bố “tẩy chay” Olympic mùa đông ở Trung Quốc, trong khi về cơ bản các quốc gia này “chưa hề được mời tham gia”. Cựu Đại sứ Trung Quốc tại Anh Liu Xiaoming cho rằng Olympic “không phải là sân khấu để thể hiện quan điểm và thao túng chính trị”. Ông Liu phản đối thái độ chính trị đối đầu của Mỹ và khẳng định rằng hành động này chỉ khiến cho hình ảnh nước Mỹ xấu đi trong mắt bạn bè quốc tế.

Tuy nhiên, không phải quốc gia nào cũng tham gia vào chiến dịch “tẩy chay” Olympic mùa Đông Trung Quốc. Trong thông cáo báo chí ngay sau khi Mỹ và các nước tuyên bố tẩy chay, người phát ngôn chính phủ Trung Quốc cho biết ngoài Mỹ và một số quốc gia đồng minh, còn lại đa số các quốc gia trên thế giới vẫn cử quan chức tham gia bình thường. Nhiều nguyên thủ quốc gia, hoàng gia, người đứng đầu chính phủ nhiều nước đã đăng ký và thông báo sẽ đến tham gia các hoạt động lễ hội tại Olympic mùa đông Bắc Kinh 2022. Điều này cho thấy hoạt động thể thao luôn được thế giới tôn trọng và đảm bảo không mang chính trị áp đặt vào lĩnh vực này.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã bày tỏ quan điểm riêng mình, cho rằng việc tham gia chiến dịch “tẩy chay” Olympic mùa đông Trung Quốc là hành động thiếu trách nhiệm. Hành động đối đầu chính trị được mang ra thực hiện đối với một hoạt động thể thao toàn cầu như Olympic mùa đông Trung Quốc là đi ngược lại tinh thần thể thao quốc tế, làm tha hóa bản chất tốt đẹp của ngoại giao và không có lợi về nhiều mặt khác.

Ông Macron cho rằng, với việc Trung Quốc tức giận và có hành động trả đũa gay gắt (nếu có), sẽ gây ra những hậu quả dây chuyền không hay về chính trị, ngoại giao, kinh tế đối với các quốc gia tham gia chiến dịch tẩy chay của Mỹ. Ông Macron cho biết sẽ tham vấn ý kiến các quốc gia đồng minh châu Âu và Ủy ban Olympic Quốc tế trước khi đưa ra tuyên bố chính thức của nước Pháp.

Thủ tướng Canada Justin Trudeau tuyên bố không tham dự Olympic mùa đông Bắc Kinh 2022.

Một số nhà phân tích cũng đồng quan điểm với Tổng thống Pháp khi cho rằng việc phản đối Trung Quốc liên quan các vấn đề về nhân quyền không nhất thiết phải dùng đến biện pháp chính trị hóa trong thể thao. Mỹ và đồng minh có nhiều kênh chính trị, ngoại giao khác để thể hiện quan điểm và thái độ chính trị của mình đối với Trung Quốc.

Việc đưa vấn đề nhân quyền ra làm lý do chính cho việc tẩy chay chính trị tại kỳ Olympic mùa đông Bắc Kinh 2022 có nguy cơ động chạm đến một số sự kiện thể thao khác cũng từng bị các tổ chức nhân quyền quốc tế cáo buộc có vấn đề nghiêm trọng về lạm dụng quyền con người, như sự kiện Vòng chung kết FIFA World Cup 2022 tại Qatar,…

Đây không phải lần đầu các kỳ Olympic bị lạm dụng vì mục đích chính trị. Trong lịch sử Olympic đã có sáu lần xảy ra hành động tẩy chay Olympic, tất cả đều là Olympic mùa hè. Trong thời Chiến tranh lạnh, Mỹ và các nước đồng minh cũng từng tẩy chay kỳ Olympic mùa hè được tổ chức tại Liên Xô, đó là kỳ Olympic mùa hè 1980 tại Moscow. Đến kỳ Olympic 1984 tại Los Angeles (Mỹ), đến lượt Liên Xô và các quốc gia xã hội chủ nghĩa tẩy chay.

Cuộc tẩy chay đầu tiên xảy ra tại Olympic mùa hè 1956 tại Melbourne (Australia) và gần đây nhất là tại Olympic mùa hè 1988 tại Seoul, Hàn Quốc. Rhodesia đã bị ngăn không cho tham gia Olympic mùa hè năm 1972 do thư mời tham dự bị Ủy ban Olympic Quốc tế rút lại, sau sự phản đối của các quốc gia châu Phi khác. Nam Phi không được mời tham dự các trận đấu Olympic Tokyo (Nhật Bản) năm 1964, và lời mời tham dự các trận đấu năm 1968 đã bị rút lại khi nhiều đội khác đe dọa rút lui. Nam Phi không được phép trở lại Olympic cho đến Olympic mùa hè năm 1992.

An Châu (Tổng hợp)

Từ thắng lợi Điện Biên Phủ chấn động địa cầu năm 1954 đến đại thắng mùa xuân năm 1975 là 21 năm đằng đẵng với bao mất mát, hy sinh của dân tộc Việt Nam. Trong hành trình ấy, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng cách mạng chân chính và vững niềm tin để thực hiện khát vọng cháy bỏng: Non sông liền một dải, hòa bình, độc lập và xây dựng đất nước hùng cường.

Trở lại Việt Nam vào những ngày cuối tháng tư, nữ nhà văn người Mỹ Lady Borton đang gấp rút duyệt bản thảo lần cuối cho cuốn sách mới bằng tiếng Anh viết về Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Gắn bó với Việt Nam hơn nửa thế kỷ, người phụ nữ 82 tuổi này đã chứng kiến nhiều thăng trầm của Việt Nam, coi đây là quê hương thứ hai của mình.

Một phụ nữ hôn mê gan cấp trên nền bệnh viêm gan B, cuộc sống chỉ tính bằng giờ đã may mắn được hồi sinh nhờ được ghép gan kịp thời từ nguồn hiến của người chết não vì tai nạn giao thông (TNGT).

LTS: Từ 2019 đến nay, hàng vạn tấm bằng Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ, Kỹ sư… cùng nhiều văn bản, chứng từ khác của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT) được ký bằng chữ ký “khô” (chữ ký khắc dấu) hay còn gọi là dấu chữ ký khiến cho nhiều người không khỏi hoài nghi về giá trị pháp lý của nó. Ngoài việc sử dụng chữ ký “khô” để cấp các loại văn bằng, chứng chỉ, HUBT còn sử dụng trong công tác văn thư, tài chính kế toán… để duy trì mọi hoạt động của trường. Trước sự việc này, phóng viên Báo CAND đã có loạt bài phản ánh các vấn đề đã và đang diễn ra tại HUBT.

Con số 70 nổi bật được đổ màu theo đa hướng, cách điệu với ngôn ngữ đảo chiều, hàng chữ “Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024)” mang màu xanh hoà bình. Đó là những nét khắc họa nổi bật của logo Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đang được sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền trong những ngày tháng 5 lịch sử này.

Sáng 7/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tây Giang (Quảng Nam) cho biết, vừa khởi tố bị can, ra lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Pơloong Bưu (SN 1995, trú xã Axan, huyện Tây Giang) về hành vi “Hiếp dâm người dưới 16 tuổi”.

Mặc dù cuối tháng 6 kỳ thi tốt nghiệp THPT mới diễn ra nhưng ngay từ đầu năm 2024, nhiều trường đại học (ĐH) đã thông báo nhận hồ sơ xét tuyển sớm. Với ưu thế tạo thêm nhiều cơ hội cho thí sinh trúng tuyển đại học mà không cần lệ thuộc vào kỳ thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển sớm đang trở thành phương thức được nhiều thí sinh lựa chọn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文