Nhức nhối hủ tục hôn nhân cận huyết thống ở vùng cao Đakrông

08:52 28/11/2015
Mặc dù chính quyền địa phương đã triển khai nhiều giải pháp, nhưng vấn nạn hôn nhân cận huyết thống vẫn hết sức nhức nhối ở vùng cao huyện Đakrông (Quảng Trị).

Trong căn nhà cấp 4 cũ kĩ ở thôn Vôi, xã Tà Long, Hồ Thị Biên người gầy như que củi vừa cho đứa con trai 1 tháng tuổi bú sữa, vừa quấn lại chiếc khăn bịt kín cái đầu trọc lốc khâu đến 5 mũi vì bị trâu húc.

Năm nay Biên 21 tuổi, nhưng lấy chồng đã được 6 năm và có hai mặt con. Chồng Biên là Hồ Văn Thưng, 25 tuổi. Thưng là con đẻ của bà Hồ Thị Doi, còn Biên là con đẻ của bà Hồ Thị Dinh, chị ruột bà Doi…

Thưng kể, học hết lớp 8 thì bỏ học lên nương rẫy kiếm cái ăn. Biết Biên là con của dì ruột, nhưng thấy Biên đẹp người nên Thưng vẫn nảy sinh tình cảm. Sau vài tháng đi sim, cả hai đem lòng yêu nhau và được gia đình cho cưới. Vậy là Biên nghỉ học để lấy chồng vào cuối năm lớp 9.

Do hôn nhân cận huyết thống, 2 đứa con của vợ chồng Hồ Thị Biên và Hồ Văn Thưng luôn bị ốm đau quặt quẹo.

Chúng tôi thắc mắc, vì sao có chung huyết thống mà lại cho con cái lấy nhau, bà Doi trả lời ngắn gọn: “Mình biết pháp luật không cho phép, nhưng chúng nó yêu nhau rồi thì biết làm sao. Từ xưa tới nay, người Vân Kiều mình coi chuyện đó là bình thường, được phép. Mình làm đúng theo phong tục của mình thôi, có sai gì đâu”. Đến thôn A La, xã Ba Nang, chúng tôi tiếp tục nghe được câu chuyện đau lòng về ông Hồ Văn My, Chủ tịch UBND xã Ba Nang có người em ruột tên Hồ Văn Sỹ (24 tuổi) kết hôn với vợ là Hồ Thị Trãi (18 tuổi) cận huyết thống. Trãi là con cậu, còn Sỹ là con cô (bố của Trãi là anh trai ruột của mẹ Sỹ). “Chúng mình yêu nhau được 1 năm thì gia đình hai bên cho cưới vào năm 2012, lúc đó mình 15 tuổi. Bây giờ mình thấy hối hận lắm. Mình làm điều mà pháp luật không cho phép. Người ta biết mình và chồng có cận huyết thống mà lấy nhau, mình ngại lắm. Mình không gọi ba mẹ chồng mà chỉ gọi là cô, dượng thôi. Đời mình lỡ dại rồi, bây giờ chỉ biết chấp nhận và dạy bảo các em không được dại dột như mình nữa”, Trãi tâm sự.

Theo bà Hồ Thị Kim Cúc, Phó Chủ tịch UBND huyện Đakrông, hôn nhân cận huyết ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vẫn còn tồn tại dai dẳng và có chiều hướng gia tăng trở lại. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng hôn nhân cận huyết thống là do trình độ dân trí, nhận thức của người dân miền núi còn hạn chế… 

Theo bà Cúc cần đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục về tác hại của hôn nhân cận huyết, đặc biệt là giáo dục trong nhà trường; đồng thời tăng mức chế tài xử lý, xử phạt nặng hơn đối với các trường hợp vi phạm… Ông Lê Văn Quyền, Trưởng Ban dân tộc tỉnh Quảng Trị cho hay, đơn vị đang xây dựng đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2015- 2025. Mục đích để huy động toàn bộ các sở, ban ngành, địa phương cùng tham gia, hướng tới chấm dứt hôn nhân cận huyết thống...

Bảo Ngọc

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Quá trình ông N.V.C. đốt lửa lấy mật ong rừng, ngọn lửa nhanh chóng cháy lan sang các bụi cây rậm dẫn đến cháy rừng. Vụ cháy rừng khiến ông C. bị bỏng nặng và người này được lực lượng chữa cháy cõng ra khỏi rừng để đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Công an quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội cho biết, qua xác minh, chưa có cơ sở xác định người phụ nữ bán hàng rong trên phố cổ “chặt chém” du khách nước ngoài với việc bán 3 quả dứa giá 500.000 đồng (như mạng xã hội và báo chí phản ánh mấy ngày qua), tuy nhiên, cơ quan chức năng cũng đã lập biên bản xử phạt hành chính 150 nghìn đồng đối với người này về hành vi bán hàng rong không đúng quy định. 

Để đảm bảo TTATGT trên các tuyến đường, trong những ngày lễ 30/4 và 1/5, không quản ngại nắng nóng gay gắt, lực lượng CSGT các địa phương vẫn “đội nắng”, “bám đường”, nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát xuyên đêm, xuyên lễ.

Ngày 1/5, Công an TP Cần Thơ cho biết, cơ quan điều tra đã bắt giữ đối tượng Võ Chí Cường (SN 1995, ngụ huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang) để làm rõ về hành vi giết người và cố ý gây thương tích. Cường bị bắt khi đang lẩn trốn ngoài cánh đồng tại ấp Thới Trung, xã Thới Đông (huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ).

Từ trưa 1/5, sau 5 ngày nghỉ lễ, người dân từ khắp các tỉnh thành đã quay trở lại Hà Nội. Theo đó, trên tuyến cao tốc Pháp Vân-Cầu Giẽ, hướng về trung tâm Hà Nội, lượng phương tiện cũng gia tăng nhanh chóng dẫn đến tình trạng ùn ứ, các phương tiện di chuyển chậm dần.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文