Đấng mày râu Nhật Bản làm gì khi về hưu?

14:54 24/01/2023

Sau hàng chục năm tập trung cho sự nghiệp, những người đàn ông Nhật Bản lớn tuổi, đã về hưu, đang có xu hướng tìm thấy niềm vui trong việc học nấu nướng.

Ông Masahiro Yoshida là một trong số những người Nhật về hưu tìm đến các lớp dạy nấu nướng. Treo chiếc áo vest lên và đeo chiếc tạp dề bên ngoài chiếc sơ mi, ông Yoshida nói: "Đã đến lúc nấu ăn rồi". 

Giống như hầu hết những người đàn ông Nhật Bản, mẹ của ông Yoshida chuẩn bị mọi bữa ăn cho ông đến khi ông kết hôn, rồi vợ ông đảm nhiệm vai trò đó. Nhưng sau khi ông nghỉ hưu, vợ ông Yoshida đã đề nghị hai người cùng san sẻ việc nấu nướng cho các thành viên trong gia đình. 

Vai trò giới nghiêm ngặt đã chi phối cuộc sống gia đình ở Nhật Bản trong nhiều thế hệ. Ảnh: WP.

Ông Yoshida nhất trí, nhưng việc nấu nướng với ông không hề đơn giản, nhất là các hướng dẫn trên Youtube lại càng khiến ông lúng túng. Vì vậy, ông Yoshida đăng ký một khóa học nấu ăn, gồm các kỹ năng như băm tỏi, thái nấm, cách đi chợ chọn thực phẩm... 

Theo các chuyên gia chia sẻ với Washington Post, vai trò giới đã chi phối cuộc sống gia đình ở Nhật Bản trong nhiều thế hệ. Nhiều người đàn ông Nhật Bản tới tận khi về hưu vẫn chưa một lần vào bếp. 

Một khảo sát do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) thực hiện đã chỉ ra rằng, nam giới Nhật Bản đảm nhận ít việc nhà và chăm sóc con cái hơn so với nam giới ở bất kỳ quốc gia giàu có nhất thế giới nào. Trung bình, họ chỉ dành 40 phút mỗi ngày cho việc nhà, ít hơn 5 lần so với vợ. Chỉ 14% nam giới Nhật Bản thường nấu ăn. 

Tuy nhiên, khi dân số đất nước già đi và tuổi thọ trung bình của nam giới kéo dài, nhiều phụ nữ tuyên bố "hoàn thành nhiệm vụ" giai đoạn 1 và đề nghị chia sẻ công việc gia đình cùng chồng. Từ thực tế đó, chính phủ Nhật Bản hiện có nhiều chính sách hỗ trợ, hợp tác với một số trung tâm cộng đồng để cung cấp lớp học miễn phí về nấu ăn, dọn dẹp và giặt giũ cho các đấng mày râu. 

Những người đàn ông về hưu tại Nhật Bản đang có xu hướng tham gia vào các lớp dạy nội trợ. Ảnh: WP. 

Ông Motohiko Onoue là người sáng lập trường kinh tế gia đình Kaji Osu. Khi ông Onoue bắt đầu mở trường dạy nấu ăn này cách đây 5 năm, những người đàn ông khác đã cười nhạo ông. “Trường dạy nội trợ cho nam giới ư? Thật lố bịch", ông nhớ lại. 

Tuy nhiên, người đàn ông này nhìn thấy một thị trường ngách nhiều tiềm năng. Lúc đầu, thu hút học viên không dễ, chỉ có một người đàn ông đến học trong bài học đầu tiên. Ông Onoue đã làm việc với các chương trình cộng đồng để quảng bá các khóa học. Ông còn tư vấn riêng cho học viên để tập trung vào khía cạnh mà họ cảm thấy khó khăn nhất khi làm việc nhà. 

Học viên tại trung tâm của ông Motohiko Onoue có nhiều thành phần. Ngoài những người như Yoshida, những người góa vợ, ly hôn hay có mong muốn học những điều cơ bản về tự chăm sóc bản thân, cũng có thể đăng ký. 

Chính phủ Nhật Bản cũng hợp tác với một số tổ chức để mở miễn phí các lớp dạy nội trợ. Ảnh: WP.

Ông Takashi Kaneko, 74 tuổi, quyết định đăng ký học sau khi vợ qua đời vì ung thư gan 4 năm trước. Ông sống chủ yếu bằng thực phẩm có thể nấu bằng lò vi sóng và mong mỏi có bạn bè. Người vợ quá cố của ông không chỉ đảm nhận cả dọn dẹp và nấu nướng mà còn ảnh hưởng cả tới đời sống xã hội của ông. Sau khi vợ qua đời, ông Kaneko nhận ra ông không có nhiều bạn bè.

Ông cũng học cách đón những người con trưởng thành của mình theo cách mà vợ ông từng làm. “Khi các con tôi đến thăm, thường là sau khi mệt mỏi với công việc và chúng muốn thư giãn. Nếu mẹ chúng còn sống, chắc chắn bà ấy sẽ nấu ăn và khiến các con cảm thấy như ở nhà. Tôi cũng muốn làm như vậy", ông Kaneko chia sẻ.

Tham gia lớp học cũng mang đến cho ông Kaneko nhiều bạn bè - những người cũng đang cố gắng trau dồi kỹ năng nội trợ. Một trong số đó là ông Kikuo Yano, 80 tuổi. Ông tham gia lớp học vào mùa thu năm ngoái để gây bất ngờ cho người vợ 43 năm của mình. Ông chia sẻ: “Thời gian qua, vợ tôi đã làm tất cả mọi thứ. Tôi đã không làm bất cứ điều gì ở nhà. Khi không biết cách thì tôi chẳng thể làm gì được. Nhưng giờ tôi có thể giúp đỡ vợ". 

Bây giờ, ông Yano dậy sớm để tự là quần áo. Ông đã có 10 lần thực hành món cà ri mà ông định nấu cho gia đình ăn vào ngày đầu năm mới. “Bạn thấy chiếc áo này chứ?", ông hỏi và chỉ vào chiếc áo đang mặc và nở nụ cười vui vẻ. "Tôi đã tự là phẳng nó đấy", ông vừa nói vừa cười rất tươi.

Kim Ngọc

Ngày 15/3/2024, trái tim của nữ biệt động thành Nguyễn Thị Mai (SN 1943) với biệt danh “con thoi sắt” đã ngừng đập. Bà là một trong những nữ biệt động thành đã cống hiến cả tuổi thanh xuân cho cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.

Đến hôm nay, ông Đạt vẫn nhớ như in từng giây phút của ngày lịch sử 49 năm về trước. Hôm ấy, ông ôm máy ảnh lao ra đường phố Sài Gòn với bầu máu nóng của chàng trai vừa 19 tuổi, chụp những tấm ảnh về thời khắc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Dịp lễ 30/4 và 1/5, Công an tỉnh Tiền Giang đã huy động 100% lực lượng CSGT làm nhiệm vụ điều tiết, phân luồng, tránh ùn tắc giao thông, đồng thời tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, xử lý các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông, đặc biệt là vi phạm về nồng độ cồn.

Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định (số 145 Trần Quang Khải quận 1, TP Hồ Chí Minh) là bảo tàng tư nhân đầu tiên tại TP Hồ Chí Minh và là bảo tàng duy nhất tại Việt Nam về lực lượng biệt động Sài Gòn - Gia Định. Bảo tàng nằm trong di tích, địa điểm trước đây thuộc nghiệp đoàn Ngọc Quế - cơ sở bí mật của lực lượng biệt động Sài Gòn thuộc sở hữu của gia đình Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (LLVTND) Trần Văn Lai.

Sáng 30/4, Công an huyện Quế Sơn (Quảng Nam) cho biết, lực lượng chức năng vừa dập tắt vụ cháy lớn xảy ra tại Cửa hàng điện tử - điện lạnh Ninh Trang (thị trấn Đông Phú, huyện Quế Sơn). Vụ cháy không gây thiệt hại về người, song đã thiêu rụi nhiều tài sản có giá trị trong cửa hàng.

Mới đây, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ra một tuyên bố cho biết, Kiev đặt nhiều kỳ vọng vào Hội nghị Thượng đỉnh Hòa bình cho Ukraine, được lên kế hoạch tổ chức vào tháng 6 tới tại Thụy Sĩ.

Cả nước ghi nhận 207 ca mắc sởi, tăng 2,7 lần so với cùng kỳ năm 2023. Nếu như 4 tháng đầu năm ngoái, Hà Nội không ghi nhận ca ho gà nào thì năm nay số mắc tăng 8 lần. Theo nhận định của chuyên gia dịch tễ, thời gian tới có thể tiếp tục ghi nhận một số ca mắc mới, các ổ dịch nhất là tại những nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp sẽ có nguy cơ tăng cao.

Nhà đầu tư cho rằng do địa phương chưa được Thủ tướng phê duyệt dự án này vào trong danh mục dự án ưu tiên đầu tư thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050; trong khi chính quyền thì báo cáo do nhà đầu tư chưa hoàn thành thủ tục bổ sung mục tiêu hoạt động kinh doanh đặt cược đua chó. Do vậy, từ năm 2016 đến nay, trường đua chó trị giá 300 tỷ vẫn phơi sương cùng tuế nguyệt.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文