Cuộc đua lên mặt trăng ngày càng nóng

14:15 13/09/2022

Trung Quốc công bố kế hoạch đưa các phi hành gia lên Mặt trăng vào năm 2030 trong bối cảnh Mỹ sẵn sàng thực hiện sứ mệnh đầu tiên trong chương trình thám hiểm Mặt Trăng Artemis gồm 3 giai đoạn của mình.

Trung Quốc đang có kế hoạch đưa các phi hành gia lên Mặt trăng vào năm 2030. Theo sát mục tiêu đầy tham vọng do Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Quốc gia Mỹ (NASA) đặt ra là đưa các phi hành gia quay trở lại Mặt trăng vào năm 2025 - sau chuyến thám hiểm cuối cùng của NASA vào năm 1972, Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Hàng không Vũ trụ Trung Quốc (CASC) đã công bố kế hoạch để thực hiện được sứ mệnh đó vào năm 2030.

Khoang chứa các mẫu vật thu thập được từ Mặt Trăng của tàu thăm dò Hằng Nga 5 đáp xuống khu tự trị Nội Mông của Trung Quốc Nguồn Our Space).

Phiên bản cập nhật của tên lửa Trường Chinh 5 - được gọi là CZ-5DY - sẽ có lực đẩy gấp 2,64 lần so với Trường Chinh 5 được sử dụng trong sứ mệnh Mặt trăng gần đây nhất của Trung Quốc nhằm thu thập mẫu trên Mặt trăng vào tháng 12-2020.

Một nhà báo nổi tiếng của Trung Quốc phụ trách chuyên mục không gian nói rằng công nghệ vũ trụ của Trung Quốc thực sự đang tụt hậu so với Mỹ, nhưng trong thập kỷ qua, khoảng cách này đã được thu hẹp từ nửa thế kỷ xuống chỉ còn vài năm.

Năm 2018, Trung Quốc và Mỹ bước vào một cuộc đua gay gắt mới trong không gian. Tháng 12-2018, Trung Quốc đã phóng tàu vũ trụ Hằng Nga 4 và tàu này đáp xuống Mặt trăng vào tháng 1-2019. Vào cuối năm 2020, tàu Hằng Nga 5 được tên lửa Trường Chinh 5 đưa lên vũ trụ, đã thành công đưa các mẫu thu thập trên Mặt trăng trở lại Trái đất.

Tên lửa Trường Chinh 5, có lực đẩy 1.060 tấn, có thể mang trọng tải 25 tấn lên quỹ đạo Trái đất tầm thấp và 8 tấn lên quỹ đạo chuyển giao Trái đất-Mặt trăng. Tên lửa này có biệt danh là “Fat Five” vì nó trông khá cồng kềnh với 8 động cơ YF-100 và 2 động cơ YF-77.

Theo truyền thông Trung Quốc, thiết kế của YF-100 có nguồn gốc từ RF-120, do KB Pivdenne của Ukraine sản xuất vài thập kỷ trước. Khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991, Trung Quốc đã mua 2 động cơ RF-120 và một số động cơ RD-170 từ công ty này. Kể từ năm 2000, Trung Quốc tiếp tục mua lại từ Ukraine các công nghệ giá rẻ của Liên Xô cũ, bao gồm động cơ phản lực, tàu sân bay và tên lửa vũ trụ. Ngày 21-12-2021, các quan chức Trung Quốc và Ukraine trong một cuộc họp trực tuyến đã cho thông qua hàng chục dự án hợp tác khoa học cho năm 2022 và 2023.

Trong khi truyền thông toàn cầu đang rất chú ý đến vụ phóng tàu vũ trụ trong chương trình Artemis 1 của NASA, vốn đã bị hoãn lại đến 2 lần chỉ trong vòng 5 ngày do phát hiện ra sự cố, truyền thông Trung Quốc đang tích cực đưa tin về chương trình thám hiểm Mặt trăng năm 2030 của nước này.

Các bài báo của Trung Quốc đã trích dẫn bình luận hôm 20-8 của Ma Ying - nhà thiết kế tên lửa của CASC: “Một tên lửa thế hệ mới sẽ có khả năng đưa người Trung Quốc lên Mặt trăng vào khoảng năm 2030. Tên lửa đẩy hạng nặng này sẽ có khả năng mang theo trọng tải 50 tấn lên quỹ đạo chuyển giao Trái đất - Mặt trăng để hỗ trợ các hoạt động thám hiểm Mặt trăng”.

Theo Ma Ying, CASC cũng đang đầu tư vào các công nghệ cho phép tái sử dụng các tên lửa đẩy để giảm chi phí cho các dự án vũ trụ trong tương lai. Ông cũng cho biết các công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ được sử dụng để tối ưu hóa sức mạnh của tên lửa.

Một số phương tiện truyền thông cho rằng chuyến thám hiểm Mặt trăng đầu tiên có phi hành gia của Trung Quốc sẽ được thực hiện bằng tên lửa Trường Chinh 9 – tên lửa có lực đẩy 5.000 tấn, có thể mang trọng tải 140 tấn vào quỹ đạo Trái đất tầm thấp và 50 tấn lên quỹ đạo chuyển giao Trái đất-Mặt trăng.

Tên lửa Trường Chinh 9 dự kiến sẽ được thử nghiệm vào năm 2028 hoặc 2029. Tờ “Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng” cho biết CASC vừa thông báo động cơ sẽ được sử dụng để phóng tên lửa Trường Chinh 9 vừa trải qua một cuộc thử nghiệm thành công hôm 5-9. Động cơ tên lửa này có thể tạo ra một lực 25 tấn - gấp hơn 2 lần lực đẩy được tạo ra bởi RL10, động cơ tên lửa do Mỹ sản xuất và được kỳ vọng sẽ đưa các phi hành gia Mỹ trở lại Mặt trăng sau hơn nửa thế kỷ.

Nhật báo Khoa học và Công nghệ, một tờ báo chính thức do Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc điều hành, ngày 29-7 đã đề xuất một lựa chọn khác nếu tên lửa Trường Chinh 9 không thể sẵn sàng cho sứ mệnh lên Mặt trăng vào năm 2030.

Trích dẫn một nguồn tin giấu tên từ CASC, bài báo này nói rằng Trung Quốc sẽ sử dụng tên lửa CZ-5DF, tên lửa có khả năng mang theo một tàu vũ trụ nặng 25 tấn cùng các phi hành gia lên Mặt trăng. Theo phương án đó, tên lửa này sẽ có 21 động cơ YF-100, so với cấu hình “Fat Five” gồm 8 động cơ YF-100 và 2 động cơ YF-77 nhỏ hơn.

Theo truyền thông Trung Quốc, ngoài YF-100, Trung Quốc cũng có thể tìm cách mua các động cơ RF-180 tiên tiến từ Nga, mặc dù các cuộc đàm phán về một thỏa thuận như vậy rất phức tạp. Tuy thế, các biện pháp trừng phạt của Mỹ cũng có thể cản trở tham vọng Mặt trăng của Trung Quốc.

Cục Công nghiệp và An ninh (BIS) của Bộ Thương mại Mỹ vào ngày 24-8 đã bổ sung thêm 7 thực thể của Trung Quốc vào Danh sách các thực thể bị trừng phạt, trong đó có 4 viện nghiên cứu của CASC. Hồi đầu năm, nhiều viên nghiên cứu khác của CASC cũng đã bị BIS trừng phạt.

Đồng thời, Mỹ đang hành động quyết đoán hơn để giành được lợi thế trong không gian. Tháng 2-2019, Phó Tổng thống Mỹ khi đó đồng thời cũng là Chủ tịch Hội đồng Không gian Quốc gia Mike Pence đã thúc giục NASA đưa các phi hành gia Mỹ lên Mặt trăng vào năm 2024.

NASA sau đó đã tăng tốc chương trình Artemis của mình và thậm chí còn lên kế hoạch xây dựng một trạm vũ trụ Mặt trăng được gọi là Gateway.

Về phần mình, truyền thông Trung Quốc cho biết việc NASA bắt đầu sứ mệnh lên Mặt trăng là quá sớm. Theo kế hoạch của NASA, Artemis 2 sẽ đưa 4 phi hành gia lên quỹ đạo của Mặt trăng và quay trở lại vào năm 2024. Artemis 3, được hỗ trợ bởi hệ thống hạ cánh có người lái (HLS) của SpaceX, dự kiến đưa các phi hành gia đáp xuống Mặt trăng vào năm 2025.

Khánh An (Tổng hợp)

Chiều 8/5, một phụ huynh của Trường Mầm non Việt Úc (đường Trần Việt Châu, phường An Hòa, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) dẫn con đến Văn phòng Thường trú Báo CAND khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long trình bày về việc con mình bị cô giáo chủ nhiệm đánh. Đáng chú ý, sau khi phụ huynh phản ánh vụ việc đến cơ quan chức năng, thì có 2 người đàn ông lạ mặt, xăm trổ tìm đến nhà đề nghị gia đình rút đơn.

Mưa rào và dông, cục bộ mưa to được dự báo diễn ra ở Thủ đô Hà Nội cũng như các tỉnh thành miền Bắc trong ngày hôm nay, lượng mưa phổ biến từ 20-40mm, có nơi trên 90mm. Nam Bộ ngày nắng nóng, nhiệt trên cao trên 36 độ C.

Với nghĩa cử cao đẹp “giọt máu cho đi – cuộc đời ở lại”, Thượng úy Biện Thanh Sơn, cán bộ Đội CSGT trật tự Công an TP Hà Tĩnh (tỉnh Hà Tĩnh) góp phần làm đẹp hơn hình ảnh người cán bộ CAND vì nước quên thân, vì dân phục vụ.

Một trong những yêu cầu mà Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đặt ra đối với các Phòng GD&ĐT là rà soát, kiểm tra, xác minh, xử lý nghiêm nếu có tình trạng định hướng cho một số học sinh lớp 9 có kết quả học tập chưa cao không đăng ký tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2024-2025. 

Ngày 8/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh An Giang cho biết đã tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam và lệnh khám xét nơi ở đối với Hoàng Thị Nga (SN 1975, trú khóm Vĩnh Thành, thị trấn Cái Dầu, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) về tội “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”.

Công an phường Gia Hội (TP Huế) đã nhanh chóng xác minh, làm rõ người chuyển nhầm là anh Trần Đức Minh (SN 1991, trú phường Gia Hội). Ngay sau khi xác minh làm rõ, Công an phường Gia Hội đã mời anh Minh đến trụ sở và tiến hành các thủ tục trao trả lại số tiền 160 triệu đồng…

Cửu đỉnh là nguồn tư liệu độc đáo, quý hiếm được giới nghiên cứu trong và ngoài nước rất quan tâm bởi nó mang giá trị nội dung về lịch sử, văn hóa – giáo dục, địa lý, phong thủy, y dược, nghệ thuật thư pháp… Những bản đúc nổi trên Cửu đỉnh cũng đã lưu trữ các giá trị về mối quan hệ giao thoa và tiếp xúc văn hóa xã hội của Việt Nam với các quốc gia trong khu vực Đông Á.

Hoàng Văn Đức và Hà Thúc Nhật đã gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền hơn 1,578 tỷ đồng, trong đó 6 gói thầu thiệt hại trên 100 triệu đồng với tổng giá trị 1,477 tỷ đồng… Sau khi thanh lý hợp đồng, các nhà thầu trích lại 2-3% giá trị hợp đồng và Đức đã giao Nhật quản lý số tiền trên.

Ngày 8/5, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Chu Vũ Nam (SN 1986, cựu Phó trưởng Phòng vật tư, Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì, Hà Nội) về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”. Bị cáo Nam được xác định đã làm trái quy định gây thiệt hại ngân sách Nhà nước hơn 1,7 tỷ đồng. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文