Hơn 7,5 triệu người nghèo tại Ấn Độ có nước sạch từ phát minh của chủ nhân Giải thưởng VinFuture

14:32 16/05/2023

Water & Wasterwater Asia, tạp chí chuyên ngành hàng đầu châu Á về ngành công nghiệp nước và nước thải, đề cao tính ứng dụng, quy mô tác động và tiềm năng của hệ thống lọc chi phí thấp giúp loại bỏ asen khỏi nước ngầm do GS. Thalappil Pradeep (Ấn Độ) nghiên cứu và phát triển. Ông cũng là Chủ nhân Giải Đặc biệt VinFuture 2022 dành cho Nhà khoa học đến từ các nước đang phát triển.

Phát minh đột phá mang lại lợi ích cho hàng triệu người nghèo

Bang Punjab - phía Bắc Ấn Độ - được biết đến là vựa lúa mì của quốc gia Nam Á, nhờ hưởng nguồn nước ngầm dồi dào chảy ra từ dãy Himalaya. Tuy nhiên, phần lớn lượng nước đó bị nhiễm asen và sắt tự nhiên.

GS. Thalappil Pradeep, nhà khoa học luôn đau đáu với vấn đề nước sạch dành cho người nghèo. Ảnh: Viện Công nghệ Madras, Ấn Độ.

Những người dân sử dụng nước sinh hoạt lấy từ giếng ở các vùng nông thôn, đặc biệt là người dân nghèo, có nguy cơ ngộ độc asen do uống nước ô nhiễm.

“Hậu quả lâu dài của việc uống nước nhiễm asen có thể dẫn đến tử vong. Vấn đề này đã trở thành nỗi lo cấp bách ở Punjab trong nhiều năm. Khi mở rộng phạm vi nghiên cứu, chúng tôi phát hiện nguồn nước còn có những chất gây ô nhiễm khác, chẳng hạn mangan, crom và urani”, GS. Pradeep chia sẻ.

Giáo sư Pradeep và nhóm nghiên cứu đã khám phá ra quy trình sử dụng vật liệu nano kim loại, ví dụ như bạc, nhằm phá vỡ phân tử thuốc trừ sâu. Các hạt nano kim loại này còn được sử dụng để phá vỡ các liên kết vận chuyển asen trong nước ngầm. Sự phân tách đó chính là nền tảng cho sự ra đời của phương pháp làm sạch nước ngầm với chi phí thấp, giúp hàng triệu hộ gia đình nghèo tại Ấn Độ thoát khỏi “lưỡi hái tử thần” do nhiễm độc asen. 

Năm 2022, bang Punjab triển khai lắp đặt hơn 80 thiết bị lọc sử dụng công nghệ của GS. Pradeep, cung cấp nguồn nước sạch, không còn nhiễm asen cho khoảng 150.000 người. Các hệ thống lọc này cũng được sử dụng ở các bang khác như Uttar, Pradesh, Bihar và Tây Bengal, biến nước ô nhiễm thành nước sạch cho hơn 7,5 triệu người.

Trẻ em nghèo ở bang Punjabi (Ấn Độ) tận hưởng nguồn nước sạch từ công nghệ do GS. Thalappil Pradeep nghiên cứu, phát triển. Ảnh: Water & WasteWater Asia.

Ở khu vực vùng sâu, vùng xa, công nghệ này chứng tỏ tính thực tiễn rất lớn vì không cần dùng điện để vận hành.

“Máy lọc nước của chúng tôi hoạt động dựa trên vật liệu nano tiên tiến. Những vật liệu này trông như cát đen, dù chứa các hạt nano”, GS. Pradeep nói thêm.

Công nghệ loại bỏ asen và sắt dựa trên các vật liệu mới có khả năng loại bỏ các dạng asen khác nhau trong nước ngầm, với hiệu quả tương đương.

“Khi nước ô nhiễm chảy qua, bộ lọc sẽ giữ lại asen, sắt, uranium và các chất gây ô nhiễm. Việc vận hành hệ thống này không đắt đỏ nhờ vật liệu và màng lọc rẻ, cũng như không dùng điện. Do đó, đây là hệ thống lý tưởng để áp dụng tại các vùng nông thôn”, ông nói.

Theo GS. Pradeep, hệ thống này có thể hoạt động liên tục mà chỉ cần hai quy trình bảo trì hàng tháng, mỗi lần khoảng15 phút, đồng thời tạo ra ít nước thải hơn so với việc xử lý bằng các công nghệ khác như thẩm thấu ngược (RO).

Đối với GS. Pradeep, phát minh của ông bắt nguồn từ niềm tin về tầm quan trọng mang tính sống còn của công nghệ nước sạch với người nghèo, cũng như nhu cầu về các giải pháp chi phí thấp nhưng có thể vận hành liên tục với yêu cầu bảo trì tối thiểu.

Nỗ lực truyền cảm hứng cho cộng đồng khoa học

GS. Pradeep chính là Chủ nhân Giải Đặc biệt VinFuture 2022 dành cho Nhà khoa học đến từ các nước đang phát triển. Ông được vinh danh trong một buổi lễ trao giải trang trọng và hoành tráng được tổ chức tại Hà Nội (Việt Nam) ngày 20/12/2022. Đó là Lễ trao Giải thưởng VinFuture lần 2 nhằm tôn vinh những nghiên cứu khoa học có tính đột phá, góp phần hồi sinh thế giới và tái thiết cuộc sống sau đại dịch COVID-19.

Sau khi được vinh danh và tiếp thêm nỗ lực bởi một trong những giải thưởng khoa học công nghệ lớn nhất thế giới, GS. Pradeep dự định tiếp tục nghiên cứu về các hệ thống lọc nước và mở rộng phạm vi tiếp cận tới nhiều cộng đồng trên khắp Ấn Độ. Ông đã thành lập Trung tâm Nước sạch Quốc tế với sứ mệnh xây dựng một thế giới có nguồn nước an toàn.

Phát minh của GS. Pradeep đã vượt qua gần 1.000 đề cử đến từ 71 quốc gia để được trao Giải Đặc biệt tại VinFuture 2022 - Ảnh: Quỹ VinFuture.

Hiện, trên khắp Ấn Độ, các mạng lưới cảm biến nước đã được lắp đặt theo chương trình của chính phủ. GS. Pradeep cũng đồng sáng lập 7 công ty tập trung vào các vật liệu tiên tiến, khử ion điện dung, tách ẩm từ không khí và các cảm biến hiện đại. Ước tính, trong 10 năm tới, hơn 100 triệu mạng lưới cảm biến nước dự kiến sẽ được triển khai tại các hộ gia đình và nhà máy xử lý tại Ấn Độ.

“Chúng tôi hy vọng nỗ lực này không chỉ thu hút sự chú ý của các tổ chức học thuật, các nhà tài trợ, mà còn truyền cảm hứng cho những nhà khoa học nhằm tìm kiếm giải pháp giúp giải quyết những vấn đề của người dân tại các quốc gia đang phát triển trên toàn thế giới”, ông nói.

Water & Wastewater Asia, trụ sở tại Singapore, là tạp chí uy tín trong khu vực châu Á, tập trung vào công nghệ, lãnh đạo, sản phẩm và dự án trong ngành nước và nước thải. Tạp chí là những kênh thông tin không thể thiếu cho các chuyên gia trong ngành, với những bài viết đáng tin cậy và thông tin chuyên sâu độc quyền. Độc giả của tạp chí là những người có tầm ảnh hưởng trong ngành công nghiệp nước và nước thải. Ngoài ra, Water & Wastewater Asia cũng kết hợp với bản tin chính thức của Hiệp hội Nước Singapore (SWA).

PV (Theo Water & Wastewater Asia)

Chiều 8/5, một phụ huynh của Trường Mầm non Việt Úc (đường Trần Việt Châu, phường An Hòa, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) dẫn con đến Văn phòng Thường trú Báo CAND khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long trình bày về việc con mình bị cô giáo chủ nhiệm đánh. Đáng chú ý, sau khi phụ huynh phản ánh vụ việc đến cơ quan chức năng, thì có 2 người đàn ông lạ mặt, xăm trổ tìm đến nhà đề nghị gia đình rút đơn.

Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 8/5 (giờ địa phương) nhấn mạnh sẽ không cung cấp vũ khí tấn công mà Israel có thể sử dụng để tiến hành một cuộc tấn công tổng lực vào Rafah, thành phố ở phía Nam Gaza, vì lo ngại cho sự an toàn của hơn 1 triệu thường dân đang trú ẩn ở tại đây.

Những đứa trẻ chúng tôi gặp ở Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương đều mang trên mình nỗi đau căn bệnh Thalassemia (tan máu bẩm sinh) – căn bệnh phải truyền máu và uống thải sắt suốt đời. Nhiều người không được phát hiện và điều trị sớm xương mặt đã biến dạng. Điều đáng buồn là mỗi năm Việt Nam có khoảng 8.000 trẻ chào đời mắc căn bệnh này.

Mưa rào và dông, cục bộ mưa to được dự báo diễn ra ở Thủ đô Hà Nội cũng như các tỉnh thành miền Bắc trong ngày hôm nay, lượng mưa phổ biến từ 20-40mm, có nơi trên 90mm. Nam Bộ ngày nắng nóng, nhiệt trên cao trên 36 độ C.

Với nghĩa cử cao đẹp “giọt máu cho đi – cuộc đời ở lại”, Thượng úy Biện Thanh Sơn, cán bộ Đội CSGT trật tự Công an TP Hà Tĩnh (tỉnh Hà Tĩnh) góp phần làm đẹp hơn hình ảnh người cán bộ CAND vì nước quên thân, vì dân phục vụ.

Một trong những yêu cầu mà Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đặt ra đối với các Phòng GD&ĐT là rà soát, kiểm tra, xác minh, xử lý nghiêm nếu có tình trạng định hướng cho một số học sinh lớp 9 có kết quả học tập chưa cao không đăng ký tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2024-2025. 

Ngày 8/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh An Giang cho biết đã tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam và lệnh khám xét nơi ở đối với Hoàng Thị Nga (SN 1975, trú khóm Vĩnh Thành, thị trấn Cái Dầu, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) về tội “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”.

Công an phường Gia Hội (TP Huế) đã nhanh chóng xác minh, làm rõ người chuyển nhầm là anh Trần Đức Minh (SN 1991, trú phường Gia Hội). Ngay sau khi xác minh làm rõ, Công an phường Gia Hội đã mời anh Minh đến trụ sở và tiến hành các thủ tục trao trả lại số tiền 160 triệu đồng…

Cửu đỉnh là nguồn tư liệu độc đáo, quý hiếm được giới nghiên cứu trong và ngoài nước rất quan tâm bởi nó mang giá trị nội dung về lịch sử, văn hóa – giáo dục, địa lý, phong thủy, y dược, nghệ thuật thư pháp… Những bản đúc nổi trên Cửu đỉnh cũng đã lưu trữ các giá trị về mối quan hệ giao thoa và tiếp xúc văn hóa xã hội của Việt Nam với các quốc gia trong khu vực Đông Á.

Hoàng Văn Đức và Hà Thúc Nhật đã gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền hơn 1,578 tỷ đồng, trong đó 6 gói thầu thiệt hại trên 100 triệu đồng với tổng giá trị 1,477 tỷ đồng… Sau khi thanh lý hợp đồng, các nhà thầu trích lại 2-3% giá trị hợp đồng và Đức đã giao Nhật quản lý số tiền trên.

Ngày 8/5, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Chu Vũ Nam (SN 1986, cựu Phó trưởng Phòng vật tư, Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì, Hà Nội) về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”. Bị cáo Nam được xác định đã làm trái quy định gây thiệt hại ngân sách Nhà nước hơn 1,7 tỷ đồng. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文