Nền siêu văn minh từng tồn tại ở Indonesia đã 25.000 năm?

15:49 26/05/2024

Trong cộng đồng khoa học hiện đang có một vụ tranh cãi về việc tại lãnh thổ Indonesia hiện đại, liệu một nền văn minh bí ẩn phát triển cao với siêu công nghệ có tồn tại trong kỷ Băng hà cuối cùng trên Trái đất hay không?

Di tích nổi tiếng

Tranh cãi nổ ra sau khi các nhà khoa học Indonesia trích dẫn dữ liệu xác định niên đại bằng carbon phóng xạ mà họ coi là bằng chứng chính và cho rằng di tích kiến trúc nổi tiếng Gunung Padang được xây dựng cách đây 25.000 năm.

Di tích Gunung Padang nằm tại Karyamukti, Campaka, Tây Java (Quần đảo Mã Lai), ở độ cao 885 m so với mực nước biển, cách trụ sở nhiếp chính 30 km về phía Tây Nam hoặc cách ga Lampegan 8km. Đây là một khu tượng đài làm bằng cự thạch nổi tiếng trên một diện tích khoảng 1.000m2, tượng trưng cho 13 bậc thang nhân tạo (có tường rào và bậc thang), những hòn đá lớn thẳng đứng được con người đặt trong lòng đất, những quan tài bằng đá, mộ đá, bình đựng tang lễ và các tác phẩm điêu khắc hình người…

Di tích Gunung Padang.

Trong thời kỳ Hà Lan thuộc địa hóa khu vực này, người châu Âu lần đầu tiên biết đến sự tồn tại của Ganang Padang vào cuối thế kỷ trước. Sau năm 1914, địa điểm này gần như bị lãng quên cho đến năm 1979, khi một nhóm nông dân địa phương khám phá lại Gunung Padang. Phát hiện này nhanh chóng thu hút sự chú ý của Viện Khảo cổ học Bandung, Tổng cục Cổ vật, PUSPAN (nay là Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Khảo cổ học), chính quyền địa phương và nhiều nhóm cộng đồng khác nhau.

Trong suốt những năm 1980, các tổ chức này đã tiến hành công việc nghiên cứu và phục hồi khảo cổ chung tại Gunung Padang. Năm 1998, Bộ Giáo dục và Văn hóa Indonesia tuyên bố đây là di sản được địa phương quan tâm. Vào cuối tháng 6/2014, Bộ này đã tuyên bố Gunung Padang là Khu di sản quốc gia, có tổng diện tích 29 ha. Kể từ đó, đây là công viên quốc gia chính thức được người dân địa phương coi là nơi linh thiêng.

Từ xa xưa, Gunung Padang đã là nơi để cư dân địa phương thực hiện các nghi lễ. Từ ngôn ngữ Sundan địa phương, vật thể này được dịch là "Núi giác ngộ". Nơi này đã nhiều lần được các nhà khảo cổ học nghiên cứu.

Bài viết gây nhiều ồn ào

Mọi chuyện bắt đầu khi một bài báo của các nhà khoa học Indonesia được xuất bản vào mùa thu năm 2023 trên tạp chí có Archaeological Prospection. Họ nói rằng việc xây dựng khu phức hợp khảo cổ nổi tiếng Gunung Padang ở tỉnh Tây Java  bắt đầu từ 25.000 đến 14.000 năm trước.

Các nhà khoa học coi Gunung Padang là một trong những di tích kiến trúc bí ẩn nhất. Nó được xây dựng trên đỉnh một ngọn núi lửa đã tắt và có chiều cao lên tới 150 m. Đối tượng là một cấu trúc ngầm phức tạp với các phòng và khoang được thiết kế thực sự rất thành thạo. Và nếu chúng ta cho rằng điều này đã được thực hiện cách đây 25.000 năm, thì toàn bộ lịch sử phát triển của loài người sẽ thay đổi.

Các tác giả Indonesia của bài báo nêu trên đã đưa ra kết luận như sau: Nếu một công trình kiến trúc hoành tráng như vậy được xây dựng trong thời kỳ này thì điều đó có nghĩa là ngay cả trong kỷ Băng hà cuối cùng, tổ tiên của người hiện đại đã phát triển công nghệ. Đây chỉ là một đoạn trích từ bài báo: "Khối thứ 4 của kim tự tháp, ban đầu là một ngọn đồi dung nham đông đặc tự nhiên, được thiết kế kiến trúc trong kỷ Băng hà từ 25000 đến 14000 trước Công nguyên (TCN). Sau đó, các kiến trúc sư đầu tiên đã bỏ hoang địa điểm này trong nhiều thiên niên kỷ và trong thời kỳ này, cấu trúc đã bị phong hóa đáng kể. Khoảng 7900-6100 TCN. người dân lấp đất khối nhà số 3. Khoảng 1.000 năm sau, giữa năm 6000 và 5500 TCN, các nhà xây dựng lại đến nơi này. Họ đã xây dựng khối thứ 2. Và cuối cùng, giữa năm 2000 và 1100 TCN nhóm thợ xây cuối cùng đã dựng lên khối 1 rồi".

Niên đại của những cấu trúc bí ẩn trên đỉnh núi ở đây đang gây tranh cãi trong cộng đồng khoa học.

Những luận điểm của phái ủng hộ và phái phản đối

Sau khi thông tin trên được công bố, một vụ tranh cãi đã xảy ra trong cộng đồng khoa học. Nhiều nhà khoa học gọi thông tin này là sai sự thật. Một số tờ báo và trang web đã đăng tải những lời bác bỏ, các phương tiện truyền thông nổi tiếng nhất thế giới (như tạp chí Nature và báo The Guardian) đã tập trung vào chủ đề này, khám phá chi tiết liệu có phải các kim tự tháp cổ Gunung Padang đã được xây dựng từ lâu đời trước cả Kim tự tháp Ai Cập và những kỳ quan kiến trúc cổ đại tương tự xuất hiện trên Trái đất hay không?

Tháng 3/2024, vài tháng sau khi bài báo gây tranh cãi trên được tung ra, nó đã bị trang web nguồn ban đầu hạ xuống. Điều này xảy ra dưới áp lực của cộng đồng khoa học, cụ thể là các nhà địa vật lý, nhà khảo cổ học và chuyên gia xác định niên đại bằng carbon phóng xạ, những người cho rằng bài báo đã đưa ra kết luận sai lầm. Tuy nhiên, bài viết vẫn còn trong các nguồn mở khác.

Cuộc tranh cãi xảy ra bởi thực tế là, theo phương pháp xác định niên đại bằng carbon phóng xạ của lõi (mẫu đá) được thực hiện bởi các nhà khoa học Indonesia, tuổi già nhất trong số chúng là 25.000 năm. Từ đó, họ kết luận rằng ngay cả trong kỷ Băng hà, công việc xây dựng khu phức hợp vẫn đang được tiến hành, nhưng rồi nó đã bị bỏ hoang trong nhiều thiên niên kỷ và sau đó được tiếp tục trở lại. Tuy nhiên, kinh nghiệm khảo cổ học thế giới cho thấy cấu trúc bằng đá lâu đời nhất trên hành tinh của chúng ta là G#bekli Tepe được xây dựng ở Thổ Nhĩ Kỳ cách đây 11.000 năm, và kim tự tháp cổ nhất Djoser được xây dựng ở Ai Cập cách đây 4.600 năm. Và không ai sẽ từ bỏ niên đại ấy.

Công trình lớn ở Tây Java có nhiều điểm tương đồng với các công trình kiến trúc cổ tương tự từng được phát hiện ở châu Âu, Bắc Phi (Ai Cập) và những công trình có từ buổi bình minh của nền văn minh người da đỏ bản địa ở châu Mỹ. Một số người ủng hộ lý thuyết về một nền văn minh thế giới phát triển cao đã không còn tồn tại từ nhiều thế kỷ trước. Họ kết luận rằng việc xây dựng tất cả các vật thể này được thực hiện theo một kế hoạch duy nhất và sử dụng cùng một công nghệ mạnh mẽ. Nhưng các nhà khoa học bảo thủ tin rằng những điểm tương đồng là do làn sóng di cư của các dân tộc, lần đầu tiên xảy ra trong thời kỳ Đồ đá mới và lần thứ hai - vào thời đại Đồ đồng.

Tuy nhiên, các nhà khoa học khác vẫn khăng khăng khẳng định rằng một nền văn minh cổ đại thực sự đã tồn tại trong kỷ Băng hà, mặc dù khoa học "hóa thạch" chính thức từ chối thừa nhận sự thật này. Sau đó, theo giả thuyết của họ, nền văn minh đã bị phá hủy do một thảm họa thiên nhiên nghiêm trọng nào đó hoặc do một vật thể không gian rơi xuống Trái đất. Những người sống sót, hay đúng hơn là con cháu của họ, đã phải sáng tạo lại rất nhiều - ví dụ, họ chỉ chuyển từ hái lượm sang làm nông nghiệp chỉ vài thế hệ sau đó. Trong lĩnh vực kiến trúc cũng vậy: với sự sụp đổ của nền văn minh, những thành tựu trong lĩnh vực này đã bị mất đi, các tòa nhà lại trở nên thô sơ, và sau đó qua hàng nghìn năm, kiến trúc đã được cải tiến.

Những người ủng hộ lý thuyết về một nền văn minh phát triển cao đưa ra một lập luận khác: chất hữu cơ được tìm thấy trong vật liệu xây dựng và đất, điều này cho thấy rằng trong thời kỳ này (từ 25.000 năm trước) đã có những người trong những giấc mơ này và họ là những người xây dựng đầu tiên của khu phức hợp. Tuy nhiên, những người phản đối giả thuyết cho rằng, không tìm thấy dấu vết than và xương trong lòng đất, nghĩa là thời điểm đó không có người ở. Số tuổi của than được tìm thấy trên lãnh thổ ở những nơi khác cho thấy niên đại là 117-45 TCN.

Các nhà khảo cổ đã thực hiện công việc trong khu vực này và phát hiện ra những hiện vật thực sự rất cổ xưa. Nhưng dù người cổ đại đã sống trong các hang động xung quanh - kể cả 20.000 năm trước - nhưng đây là những cư dân rất nguyên thủy, không có công nghệ tiên tiến và không có kỹ năng xây dựng phức tạp.

Các nhà khoa học không đồng tình với lý thuyết về nền văn minh Indonesia cũng chỉ ra rằng chỉ một trong số các tác giả của bài báo đăng vào mùa thu là một nhà khảo cổ học được đào tạo bài bản, số còn lại là kỹ sư và nhà địa chất. Điều đó có nghĩa là họ coi như không có đủ thẩm quyền để đưa ra kết luận về lịch sử cổ xưa của nơi này.

Tuy nhiên, các tác giả của bài báo, ngay cả sau khi nó bị rút lại, vẫn không ngừng nhấn mạnh vào phiên bản của họ. Họ tin rằng việc định hình lại toàn bộ lịch sử giờ đây chỉ đơn giản là không mang lại lợi nhuận cho khoa học "kinh điển" và chính thức, do đó, họ nói: "Kiểm duyệt đã được áp dụng trong các ấn phẩm khoa học, mà bất kỳ ai trình bày thông tin mới về quá khứ xa xôi đều trở thành nạn nhân".

Đăng Bẩy

Nhiều xe chữa cháy chuyên dụng cùng trang thiết bị hiện đại và hàng chục CBCS Cảnh sát PCCC và CNCH được huy động chiến đấu với "giặc lửa" tại hiện trường vụ hỏa hoạn ở quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội). May mắn không có thiệt hại về người.

Ngày 9/1, Công an TP Vinh, tỉnh Nghệ An cho biết: đơn vị vừa phá thành công chuyên án, bắt giữ 2 đối tượng về hành vi mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy, thu giữ số ma túy lớn và nhiều vật chứng liên quan khác.

Theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng, khoảng 1.000 kiều bào, trong đó có 100 kiều bào tiêu biểu, sẽ tham gia chương trình Xuân Quê hương 2025, mở đầu cho một năm đầy ắp những sự kiện lớn của đất nước, đồng thời, là cơ hội để vinh danh những đóng góp của người Việt Nam ở nước ngoài với quê hương, động viên kiều bào tiếp tục nỗ lực vì sự phát triển của đất nước. 

Ngày 9/1, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Hoà Bình cho biết, đơn vị vừa phối hợp với Công an huyện Kim Bôi đã phát hiện, đấu tranh được nhiều tài khoản trên các nền tảng mạng xã hội có tên “@hotieubao123, @hotieubaoservice, @hatokibotnetstealer; @jero_stealer_japan” có hành vi mua bán phần mềm mã độc sử dụng để tấn công mạng.

Ngày 9/1, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Nguyễn Hoàng Khánh Linh (SN 2004, trú tại TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương) về tội giết người. Điều rất đau lòng là bị hại trong vụ án chính là người Linh yêu. 

Thông tin từ Cục Thuế doanh nghiệp lớn (Tổng cục Thuế) cho biết, hiện có 4 nhà cung cấp nước ngoài (NCCNN) kinh doanh thương mại điện tử dựa trên nền tảng số tại Việt Nam chưa thực hiện quy định về đăng ký thuế thông qua Cổng thông tin điện tử (TTĐT) của Tổng cục Thuế.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文