Hàng Việt Nam đã có chỗ đứng nhất định tại thị trường Australia

07:14 12/04/2023

Xuất khẩu (XK) nông thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Australia ngày một gia tăng. Nhiều sản phẩm, mặt hàng đã có vị trí nhất định tại thị trường và được người tiêu dùng Australia đánh giá cao. Đây là những điều kiện thuận lợi để Việt Nam đẩy mạnh XK nông sản, thuỷ sản sang Australia trong thời gian tới.

Ông Nguyễn Phú Hòa, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Australia cho biết, hợp tác kinh tế-thương mại giữa hai nước là điểm sáng, với kim ngạch thương mại hai chiều năm 2022 đạt gần 15,7 tỷ USD, tăng gần 27% so với năm 2021. Australia trở thành đối tác thương mại lớn thứ 7 của Việt Nam và Việt Nam trở thành đối tác thương mại lớn thứ 10 của Australia.

Các doanh nghiệp cần đảm bảo việc hàng hóa đáp ứng các điều kiện nhập khẩu an toàn sinh học và chuẩn bị đầy đủ tài liệu nhập khẩu tối thiểu theo quy định của Australia.

Sau nỗ lực thực hiện kế hoạch hành động thị trường của Thương vụ giai đoạn 1 (2019-2021), niềm tin vào sản phẩm Việt Nam và sự quan tâm của doanh nghiệp (DN) hai nước là cơ hội lớn. Thương vụ đang triển khai kế hoạch giai đoạn 2 căn cứ tình hình thị trường và chính sách của nước sở tại theo hướng đi sâu hơn vào chuỗi cung ứng.

Là một DN có nhiều năm XK sang thị trường Australia, ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Vina T&T cho biết, thị trường Australia không phải thị trường lớn nhưng khá ổn định. Nhu cầu về rau quả tương đối lớn, nên đây cũng là thị trường cho DN khai thác.

DN đang XK xoài, dừa, nhãn, sầu riêng đông lạnh sang thị trường Australia, mỗi tháng XK trung bình mỗi loại 2 container, kim ngạch gần 10 triệu USD/năm. Với sự tăng trưởng ổn định như hiện nay, thị trường tăng trưởng khoảng 10-12%/năm. Năm 2023, DN đầu tư cho quảng bá, mở rộng thị trường cho các sản phẩm khác cho bưởi, trái sầu riêng tươi vào thị trường Australia.

Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam Đặng Phúc Nguyên cho biết, đối với rau quả, Australia không phải là thị trường lớn, tiêu thụ ít nhưng đòi hỏi chất lượng khá cao. Tuy nhiên, đây là một thị trường ngách để DN tận dụng các cơ hội để XK.

Mỗi năm rau quả XK vào thị trường này rơi vào khoảng 100 triệu USD trở lại nhưng thị trường này cũng có sự cạnh tranh khá lớn, chịu sức ép cạnh tranh từ Thái Lan, Malaysia…

Các mặt hàng XK chính và có vị thế trên thị trường sang Australia gồm có thanh long, xoài, mít, sầu riêng, dừa xiêm. Trong những năm gần đây, DN cũng đã đẩy mạnh hợp tác, chuyển giao công nghệ trong chế biến, quản lý với Australia để việc XK và chinh phục thị trường được tốt hơn.

“Australia có nhiều tổ chức hỗ trợ phát triển rau quả Việt Nam, hỗ trợ về kỹ thuật canh tác, bảo quản, chuẩn hoá, để XK ngược lại sang Australia. Họ đã hỗ trợ cho ngành trái cây Việt Nam phát triển, đặc biệt hỗ trợ về công nghệ, chuyên gia sang chuyển giao, hỗ trợ cho sản phẩm chủ lực vào thị trường như xoài, dừa...”, ông Nguyên cho hay.

Trao đổi với PV Báo CAND, bà Tô Thị Tường Lan, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) cho biết, riêng lĩnh vực thủy sản, Việt Nam đang giữ vị trí số 1 trên thị trường Australia, chiếm 23% nhập khẩu thủy sản của Australia năm 2022.

Australia là một thị trường phát triển nhanh và ổn định. CPTPP mang lại cơ hội gia tăng XK thủy sản sang Australia trong thời gian qua. Tăng đột biến và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các sản phẩm XK sang Australia sau 4 năm là tôm chân trắng.

Cùng với đó, cá tra phile phát triển khá tốt. Tuy nhiên, trong những tháng đầu năm, thị trường ghi nhận sự sụt giảm chung do lạm phát và người tiêu dùng giảm chi tiêu. Theo đó, quý I/2023, XK thủy sản của Việt Nam sang Australia đạt 63 triệu USD, giảm 32% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, XK tôm chân trắng giảm 34%, XK cá tra giảm 26%, cá chẽm giảm 34%...Tuy nhiên, dự báo XK thủy sản sang Australia sẽ hồi phục dần trong quý II, quý III/2023.

Ông Đặng Phúc Nguyên cho biết, bên cạnh những cơ hội thì thị trường Australia cũng còn nhiều khó khăn, thách thức. Trong đó, rào cản kỹ thuật, quy định ngặt nghèo về an toàn sinh học của Australia vẫn là trở ngại lớn cho các DN XK Việt Nam.

DN trước hết cần tuân thủ các quy định và đảm bảo sản phẩm chất lượng ổn định theo đúng yêu cầu. Bởi, sản phẩm như xoài sang bên Australia, họ có dây chuyền phân loại hàng hoá tự động, nếu hàng loại 1 trộn với loại 2 sẽ bị trả lại, sẽ ảnh hưởng tới DN và thị trường.

Phan Đức

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an tỉnh Thái Nguyên đã triển khai kế hoạch cao điểm cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip, đến ngày 27/5/2023 đã hoàn thành cấp 100% CCCD gắn chip cho những người đủ điều kiện (sớm hơn 65 ngày so với chỉ đạo của Bộ). Qua "mục sở thị" những mô hình điểm về chuyển đổi số tại Thái Nguyên, tôi nhận thấy CCCD gắn chip đã trở thành một phần tất yếu, thiết thực phục vụ người dân, doanh nghiệp, mà hai mô hình điểm thể hiện rõ nhất là: "Khám chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD và VNeID" và "Triển khai tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT".

Công an các đơn vị, địa phương đã tập trung triển khai phương án bảo đảm ANTT các hoạt động kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Ngày Quốc tế lao động và các hoạt động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5), chấp hành nghiêm túc chế độ trực ban, trực chiến bảo đảm quân số ứng trực, nắm chắc tình hình, triển khai thực hiện có hiệu quả các phương án bảo đảm ANTT, TTATGT, phòng, chống cháy, nổ...

Dưới cái nắng oi bức của mùa hè cộng thêm gió Lào khô rát khiến người ta ở trong nhà hay dưới bóng râm vẫn cảm thấy khó chịu, thế nhưng hơn 1 tháng nay, CBCS Công an Điện Biên vẫn luôn thường trực 24/24 tại các nút giao thông, các điểm di tích lịch sử và nơi diễn ra các hoạt động, sự kiện hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Những việc làm của các anh góp phần quan trọng đảm bảo an ninh, an toàn cho các đồng chí lãnh đảo Đảng, Nhà nước, các sự kiện và du khách thập phương đến với Điện Biên.

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文