Nhiều loại nông sản Việt “đi Tây”

09:12 01/11/2021

Trong thời gian qua, nhiều mặt hàng nông sản Việt đã xuất khẩu thành công vào các thị trường khó tính như EU, Australia… Tại các thị trường này, nhiều mặt hàng đã được bán với mức giá cao và được người tiêu dùng đón nhận. Mặc dù số lượng xuất ngoại chưa nhiều nhưng bước đầu cho thấy cơ hội mở rộng cho nhóm hàng này ở thị trường nước ngoài.

Tháng 7 năm nay, gừng đông lạnh của Việt Nam được xuất khẩu sang Australia, được bán với giá cao nhất khoảng 221.000 đồng/kg. Mặt hàng này không chỉ được bán tại các siêu thị, cửa hàng, mà còn được bán qua hình thức trực tuyến. Dù là mặt hàng xuất khẩu không mấy “tiếng tăm” nhưng kim ngạch xuất khẩu gừng 4 tháng đầu năm nay tăng trưởng 1.350%, vượt kim ngạch xuất khẩu một vài loại trái cây tươi, đạt hơn 348.000 USD. Dự kiến cả năm nay, xuất khẩu gừng đông lạnh sang Australia có thể mang lại giá trị 100 tỷ đồng.

Sau gừng tươi, gừng đông lạnh được tiêu thụ mạnh tại Australia, 22 tấn quả sấu đông lạnh Việt Nam lần đầu được nhập khẩu, phân phối và bán tại thị trường này với giá bán trên 300.000 đồng/kg. Sang tháng 9, một số loại nước trái cây của Việt Nam cũng “gây bão” tại thị trường Australia khi số lượng hàng xuất khẩu tại thị trường này “cháy hàng” chỉ trong thời gian ngắn. Đặc biệt, sau hơn 2 năm liên tục quảng bá và phát triển thị trường, sầu riêng của Việt Nam đang gặt “quả ngọt” tại Australia, được người tiêu dùng ưa chuộng và tìm kiếm. Giá sàn thấp nhất từ 18.99 AUD/1kg (khoảng 322.000 đồng/kg) đối với sầu riêng đông lạnh nguyên quả và 20-25 AUD/kg (khoảng 340.000-425.000 đồng/kg) đối với loại bóc sẵn.

Mới đây, sau hơn 2 năm xúc tiến thị trường và chuẩn hóa chất lượng hàng xuất khẩu, dừa sáp Trà Vinh lần đầu tiên vào được thị trường Australia. Với giá bán lẻ từ 30 đến 35 AUD/1 quả (khoảng 600.000 đồng/quả), dừa sáp Trà Vinh được đánh giá là mặt hàng có giá trị cao. Như vậy, chỉ trong 1 thời gian ngắn, dù dịch bệnh diễn biến phức tạp tại cả Việt Nam và Australia nhưng nông sản Việt Nam vẫn chen chân được vào thị trường khó tính này. Xuất khẩu nông sản vào thị trường này ngày càng tăng.

Thương vụ Việt Nam tại Australia cho biết, việc Hiệp định CPTPP đã đi vào thực thi từ đầu năm 2019 trong đó Australia là quốc gia thành viên CPTPP đã tạo thuận lợi thương mại để nhiều loại nông sản của Việt Nam tiến sang Australia. Trong thời gian tới, Thương vụ Việt Nam tại Australia cho biết sẽ tiếp tục triển khai Chương trình thúc đẩy xuất khẩu nông sản Việt Nam để khai thác dư địa thị trường.

Riêng mặt hàng gừng, thị phần gừng nhập khẩu tại Australia vẫn còn lớn và các DN đáp ứng được yêu cầu nhập khẩu từ thị trường này sẽ có cơ hội tăng xuất khẩu. Với sấu đông lạnh, Thương vụ đã bố trí chi phí để quảng cáo trên mạng xã hội tại các khu vực tiêu thụ chính và xúc tiến từng bước loại quả này vào hệ thống phân phối lớn tại Australia.

Không chỉ tại Australia, Thương vụ Việt Nam tại Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ailen cũng thông tin về cơ hội xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường này. Thương vụ cho biết, năm 2020, Anh nhập khẩu hơn 5,7 triệu tấn rau quả trị giá gần 6,4 tỷ Bảng (khoảng 9 tỷ USD). Trong đó, rau quả từ Việt Nam đạt trị giá gần 11,6 triệu USD, chiếm thị phần 0,18%. Nhập khẩu trái cây trong cùng thời gian trên đạt 3,6 triệu tấn với giá trị 3,9 tỷ Bảng (khoảng 5,4 tỷ USD).

Bên cạnh đó, thị trường Nhật Bản cũng mới cấp chứng nhận chỉ giới địa lý cho quả thanh long của Việt Nam.

Ông Trần Văn Công, Tham tán nông nghiệp tại EU cho biết, chất lượng rau quả của Việt Nam ngày càng cải thiện, có khả năng cạnh tranh, thâm nhập thị trường… Hiện, các loại trái cây Việt xuất khẩu sang EU gồm: Thanh long, chanh leo, dừa, sầu riêng, nhãn, vải, măng cụt, chanh không hạt… 8 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường này đạt 88,5 triệu Eur, trong đó, sản phẩm tươi tăng 7,7%.

Bất chấp dịch bệnh COVID-19, nông sản Việt Nam vẫn chen chân được vào các thị trường khó tính.

Nhiều dòng rau quả nếu như trước đây chịu mức thuế suất 10-20% thì nay về 0%, tạo lợi thế cạnh tranh rất lớn đối với các nước chưa có FTA như Thái Lan, Trung Quốc và một số nước châu Mỹ Latinh. Mỗi năm, thị trường EU nhập khẩu khoảng 130 tỷ Eur rau quả. Tuy nhiên, rau quả Việt Nam mới chiếm chưa tới 1% thị phần tại thị trường này. Các nước thành viên EU ngày càng có nhu cầu cao đối với các loại rau quả nhiệt đới của Việt Nam, đây là cơ hội để chúng ta gia tăng thị phần.

Theo Tổng cục Thống kê, trong 10 tháng đầu năm 2021, kim ngạch nhóm hàng xuất khẩu nhóm nông sản, lâm sản đạt 19,2 tỷ USD, tăng 15,1%, cao gấp nhiều lần tổng kim ngạch xuất khẩu cả cả nước. Mặc dù cơ hội cho nông sản Việt ở thị trường nước ngoài rất lớn song thực tế cho thấy, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Vì vậy, việc nhiều loại trái cây được “đi Tây” không chỉ góp phần nâng cao giá trị của mặt hàng xuất khẩu, mà còn có ý nghĩa trong việc giảm bớt phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, giảm bớt nguy cơ “được mùa, mất giá”.

Các chuyên gia cho rằng, dù “đặt chân” được vào thị trường khó tính nhưng đa số nông sản Việt Nam vẫn được bán tại các siêu thị nhỏ, chưa vào được các siêu thị lớn nơi khách hàng tiềm năng hơn. Đơn cử tại thị trường Anh, Thương vụ Việt Nam tại Vương quốc Anh và Bắc Ailen cho biết, hiện một số trái cây đặc sản như: nhãn, vải, thanh long, bưởi, chôm chôm đã có mặt tại một số siêu thị nhỏ tại London của người Việt nhưng chưa thâm nhập được vào các siêu thị lớn.

“Để có thể tiếp cận thị trường cao cấp này, DN Việt Nam trước hết phải thực hành sản xuất theo Global GAP, đáp ứng các tiêu chuẩn HCCP của Viện tiêu chuẩn Anh (British Standard Institution) và áp dụng các quy chuẩn quản trị quốc tế như: ISO, SA... Bên cạnh đó, DN Việt Nam phải có khả năng đảm bảo nguồn cung ổn định cả về số lượng và chất lượng mới có thể cạnh tranh được với các nhà cung cấp đến từ Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Nam Phi, Costa Rica và Ấn Độ” - đại diện Thương vụ cho hay.

Ngoài ra, DN xuất khẩu cũng phải làm chủ được công nghệ bảo quản và vận chuyển rau quả, trái cây để giảm chi phí vận chuyển và đảm bảo sản phẩm vẫn còn tươi ngon. Đặc biệt, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường là những vấn đề người dân EU ngày càng coi trọng, đòi hỏi cao. Nếu rau quả không đảm bảo yếu tố này sẽ không thể có chỗ đứng ở EU. Do vậy, DN cần phải tuân thủ tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, tăng cường khâu quảng bá, xúc tiến thương mại, cũng như giải quyết các khó khăn trong logistics được nhìn nhận là mấu chốt để thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường EU.

Lưu Hiệp

Ngày 5/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến công du châu Âu, với các chặng dừng chân ở Pháp, Serbia và Hungary. Chuyến đi được đánh giá có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy tổng thể mối quan hệ giữa Trung Quốc với 3 nước nói riêng cũng như với Liên minh châu Âu (EU) nói chung phát triển ổn định và lành mạnh, góp phần củng cố sự ổn định trong một thế giới đầy biến động.

Lâu nay, các tổ chức như Phóng viên không biên giới, tổ chức Theo dõi Nhân quyền, các đài BBC, RFA, RFI, VOA tiếng Việt và một số tổ chức, cá nhân thù địch, phản động khác luôn tìm mọi cách xuyên tạc, bịa đặt về tình hình tự do báo chí tại Việt Nam.

Khoảng hai tháng qua, nhiều hộ nông dân tại huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước lo lắng, đứng ngồi không yên khi vườn sầu riêng đang xanh tốt bỗng dưng chết hàng loạt không rõ nguyên nhân. Tính đến nay đã có khoảng 200ha sầu riêng ở địa phương bị chết.

Chính quyền địa phương cho biết lũ lụt kỷ lục ở bang Rio Grande do Sul, miền Nam Brazil đã khiến ít nhất 75 người thiệt mạng trong 7 ngày qua và 103 người khác được báo cáo mất tích.

Thủ đô Hà Nội cùng với nhiều tỉnh thành ở miền Bắc được dự báo có mưa rào và dông rải rác, cục bộ mưa to về chiều tối, thời tiết mát mẻ. TP Điện Biên Phủ khả năng mưa diễn ra vào ban ngày.

Miền Trung đang bước vào đợt cao điểm nắng nóng, đây cũng là thời điểm liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể tại các tỉnh, thành phố. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến ngộ độc thực phẩm xuất phát từ việc chủ các cửa hàng kinh doanh, mua bán các loại thực phẩm trôi nổi trên thị trường, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Trước thực trạng này, lực lượng Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm cơ sở kinh doanh thực phẩm bẩn để bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP).

Gần nửa năm sau khi chính thức chia tay HLV Mai Đức Chung, đội tuyển nữ Việt Nam vẫn chưa tìm được “thuyền trưởng” mới. Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) không có nhiều động thái tìm người trong thời gian này khiến người yêu mến bóng đá nữ phiền lòng. Tuy nhiên, đây cũng có thể là điều tốt cho đội bóng áo đỏ.

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an, bằng các biện pháp nắm tình hình, thời gian qua, Cục Quản lý xuất nhập cảnh đã chủ động trong công tác quản lý người nước ngoài (NNN) nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam; phát hiện, xử lý dứt điểm các vụ việc phức tạp, vi phạm pháp luật do người nước ngoài gây ra, không để trở thành vấn đề nóng, ảnh hưởng đến an ninh trật tự tại cơ sở cũng như ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch và quan hệ đối ngoại với các nước.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文