Chặng đường 10 năm của hội đồng lý luận Bộ Công an và những yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới

07:00 10/04/2022

Ngày 11/4/2012, Bộ trưởng Bộ Công an đã ký, ban hành Quyết định số 1599/QĐ-BCA về việc thành lập Hội đồng Lý luận Bộ Công an, cơ quan tư vấn cho Đảng ủy Công an Trung ương và lãnh đạo Bộ Công an về các vấn đề lý luận CAND. Sau một thập kỷ nỗ lực phấn đấu, Hội đồng đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần quan trọng vào sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự (ANTT) và xây dựng lực lượng CAND.

Đại tướng, GS.TS Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Bộ Công an và GS.TS Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đồng chủ trì Lễ ký chương trình phối hợp, ngày 23/11/2021.

Năm 2011, Cương lĩnh xây dựng đất nước được bổ sung, phát triển tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã đề ra nhiệm vụ phát triển lý luận an ninh. Đây là lần đầu tiên, nhiệm vụ phát triển lý luận an ninh được đề cập tại một đại hội Đảng toàn quốc. Thực hiện nhiệm vụ trên đây, Bộ Công an đã triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó thành lập Hội đồng Lý luận Bộ Công an là một trong những giải pháp có tính đột phá. Hội đồng Lý luận Bộ Công an được tổ chức thành nhiều tiểu ban, bao gồm tiểu ban lý luận chung và các tiểu ban lý luận về các lĩnh vực: bảo vệ an ninh quốc gia; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; xây dựng lực lượng CAND và pháp luật bảo vệ ANTT. Thành viên Hội đồng và các tiểu ban gồm những nhà khoa học, các chuyên gia nhiều kinh nghiệm trong công tác nghiên cứu lý luận.

Hội đồng có nhiệm vụ: tham mưu cho Đảng ủy Công an Trung ương và lãnh đạo Bộ Công an về công tác xây dựng, bổ sung, hoàn thiện, phát triển và thống nhất hệ thống lý luận CAND; tổ chức nghiên cứu, thẩm định những vấn đề lý luận mới nảy sinh từ thực tiễn cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội và thực tiễn công tác xây dựng lực lượng CAND; tham gia tổng kết các chuyên đề nghiệp vụ của Công an các đơn vị, địa phương nhằm bổ sung, hoàn thiện, phát triển lý luận; thực hiện hợp tác quốc tế về các vấn đề có liên quan đến lý luận CAND.

Ngay sau khi thành lập, Hội đồng đã phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ tham mưu với Đảng ủy Công an Trung ương ban hành Nghị quyết số 08-NQ/ĐUCA, ngày 06/6/2012 và tham mưu với Bộ Công an ban hành Chỉ thị số 05/CT-BCA, ngày 06/6/2012 về tăng cường công tác lý luận CAND trong tình hình mới; đồng thời, tham mưu với Đảng ủy Công an Trung ương và lãnh đạo Bộ Công an chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết, Chỉ thị trong toàn lực lượng CAND. Hằng năm, Hội đồng xây dựng kế hoạch công tác nhằm huy động trí tuệ của đội ngũ cán bộ khoa học và chuyên gia trong toàn lực lượng Công an tham gia công tác nghiên cứu, phát triển lý luận. Bên cạnh công tác nghiên cứu lý luận, Hội đồng tham gia giúp Bộ Công an tổ chức thành công nhiều cuộc tổng kết lớn nhằm đúc kết kinh nghiệm, góp phần nâng cao hiệu quả công tác công an và phát triển lý luận. Trong đó, điển hình là cuộc tổng kết 30 năm đổi mới công tác công an (1986 - 2016), tổng kết 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước theo chức năng, nhiệm vụ của lực lượng CAND (1991 - 2021).

Đồng thời, Hội đồng giúp Bộ Công an phối hợp với các cơ quan nghiên cứu khoa học, lý luận của các ban, bộ, ngành tổ chức thực hiện nhiều nhiệm vụ lý luận quan trọng; hợp tác với lực lượng an ninh, cảnh sát một số quốc gia nghiên cứu, trao đổi các vấn đề lý luận, thực tiễn về bảo vệ ANTT, xây dựng lực lượng CAND.

Sau 10 năm hoạt động, Hội đồng đã hoàn thành một khối lượng sản phẩm lý luận rất phong phú, đa dạng, bao gồm kết quả các công trình nghiên cứu lý luận; kết quả các cuộc tổng kết thực tiễn, hội thảo; các bộ sách tham khảo, chuyên khảo, từ điển nghiệp vụ Công an song ngữ; các ấn phẩm biên dịch… Trong đó, có những công trình có quy mô lớn và có nội dung vừa toàn diện, vừa chuyên sâu, như: Tổng tập lý luận nghiệp vụ An ninh (12 tập); Tổng tập lý luận nghiệp vụ Cảnh sát (16 tập); Từ điển nghiệp vụ Công an song ngữ tiếng Việt với các tiếng Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và Lào; ấn phẩm dịch các bộ bách khoa thư về lực lượng tình báo, an ninh một số quốc gia và ấn phẩm dịch công trình nghiên cứu của các học giả có uy tín trên thế giới. Công tác của Hội đồng đã góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề lý luận mới, khắc phục những hạn chế, bất cập của hệ thống lý luận CAND. Hệ thống lý luận phong phú, toàn diện đã cung cấp luận cứ khoa học giúp cho Bộ Công an tham mưu với Đảng, Nhà nước kịp thời ban hành đường lối, chính sách, pháp luật về bảo vệ ANTT và xây dựng lực lượng CAND.

Những tri thức lý luận đó đã trở thành một loại “vũ khí” sắc bén trang bị cho cán bộ, chiến sĩ Công an trên mặt trận đấu tranh với các thế lực thù địch và các loại tội phạm, đồng thời trở thành kim chỉ nam giúp cho mỗi cán bộ, chiến sĩ trong quá trình rèn luyện, giữ vững bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, vững vàng trước mọi cám dỗ, mua chuộc. Kết quả nghiên cứu lý luận góp phần nâng cao chất lượng công tác giáo dục, đào tạo trong các trường CAND; góp phần làm phong phú thêm hệ thống lý luận của Đảng, Nhà nước và hệ thống chính trị. Quá trình công tác lý luận cũng giúp cho đội ngũ cán bộ lý luận ngày càng trưởng thành cả về số lượng và năng lực, trình độ, góp phần xây dựng lực lượng CAND cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.

Trong thời gian tới, tình hình thế giới và trong nước tiếp tục diễn biến phức tạp, tác động đến nhiệm vụ bảo vệ ANTT theo nhiều chiều hướng cả tích cực và tiêu cực. Các thế lực thù địch tiếp tục âm mưu chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa; các loại tội phạm tuy đã được kiềm chế ở mức độ nhất định nhưng vẫn tiếp tục hoạt động, gây hậu quả xấu về nhiều mặt; các yếu tố đe dọa an ninh phi truyền thống vẫn diễn biến phức tạp. Nhằm giúp cho lực lượng CAND tiếp tục phát huy vai trò nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trong thời gian tới, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã đề ra nhiệm vụ tiếp tục xây dựng lực lượng CAND cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, một số lực lượng tiến thẳng lên hiện đại. Đến năm 2025, cơ bản xây dựng lực lượng Công an tinh, gọn, mạnh, tạo tiền đề vững chắc, phấn đấu đến năm 2030 xây dựng CAND cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại. Về công tác lý luận, Đại hội đề ra nhiệm vụ tiếp tục xây dựng, phát triển lý luận an ninh.

Để góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển lý luận an ninh theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, tháng 11/2021, Bộ Công an đã tổ chức Hội nghị Tổng kết 10 năm công tác lý luận CAND trong tình hình mới. Trên cơ sở đánh giá kết quả công tác 10 năm qua, Bộ Công an đã đề ra các nhiệm vụ, giải pháp tăng cường công tác lý luận trong thời gian tới. Tại Hội nghị, Bộ Công an và Hội đồng Lý luận Trung ương đã ký kết chương trình phối hợp công tác giai đoạn 2021 - 2026. Với vai trò cơ quan tư vấn cho Đảng ủy Công an Trung ương và lãnh đạo Bộ Công an về các vấn đề lý luận CAND, để góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, giải pháp Hội nghị đã đề ra, Hội đồng Lý luận Bộ Công an đang xây dựng chương trình, kế hoạch công tác thời gian tới.

Theo đó, Hội đồng sẽ tiếp tục phối hợp với Công an các đơn vị, địa phương tổ chức tổng kết thực tiễn, đúc kết kinh nghiệm, nghiên cứu, bổ sung, phát triển các vấn đề lý luận phục vụ các mặt công tác của lực lượng CAND trong tình hình hiện nay. Trong đó, tập trung vào các vấn đề lý luận mới nảy sinh, các vấn đề lý luận cơ bản làm nền tảng cho các mặt công tác của Công an; nâng cao chất lượng các ấn phẩm, các công trình lý luận. Tăng cường phối hợp với các cơ quan nghiên cứu khoa học, lý luận của các ban, bộ, ngành, các trường đại học ngoài lực lượng CAND. Trong đó, Hội đồng đặc biệt coi trọng nhiệm vụ giúp Bộ Công an thực hiện có hiệu quả Chương trình phối hợp công tác với Hội đồng Lý luận Trung ương giai đoạn 2021 - 2026. Đồng thời, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế với các đối tác truyền thống và các đối tác mới nhằm tiếp thu tri thức tiên tiến, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, góp phần vào công tác nghiên cứu, phát triển lý luận của lực lượng an ninh, cảnh sát trên thế giới.

Mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an đều tin tưởng rằng, với những thành tựu quan trọng đã đạt được và những bài học kinh nghiệm quý báu đã rút ra trong 10 năm qua, Hội đồng Lý luận Bộ Công an sẽ tiếp tục hoàn thành xuất sắc yêu cầu, nhiệm vụ trong thời gian tới, góp phần quan trọng vào sự nghiệp bảo vệ ANTT và xây dựng lực lượng CAND cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại.

Đại tá, TS Đỗ Văn Hoan - Phó Cục trưởng V04, Viện trưởng Viện Lý luận Công an, Ủy viên Thư ký Hội đồng Lý luận Bộ Công an.

Hỏi: Cháu tôi bị bạn bè lôi kéo, tụ tập tham gia đua xe máy và bị Công an quận tạm giữ cả xe và người để xử lý theo quy định pháp luật. Xin hỏi hành vi của cháu tôi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? (Trần Văn Hải, TP Hồ Chí Minh)

Sau nhiều ngày đưa ra xét xử sơ thẩm, ngày 21/11, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên án đối với 2 bị cáo Nguyễn Vĩnh Linh (SN 1961) và Nguyễn Như Quỳnh (SN 1975, đều trú tại TP Huế) trong vụ án "Tham ô tài sản" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra ở Trung tâm Công nghệ thông tin Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) thuộc Sở TN&MT tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trong bối cảnh Mỹ ngày càng thờ ơ với khu vực Mỹ Latinh, Trung Quốc đã nhanh chóng tận dụng khoảng trống này để mở rộng ảnh hưởng. Với chiến lược đầu tư mạnh mẽ và cam kết lâu dài, Bắc Kinh đang tạo ra một sự thay đổi đáng kể tại Mỹ Latinh, khiến Washington phải đối mặt với thách thức lớn về địa chính trị ngay tại “sân sau” của mình.

Ngày 22/11, Đoàn kiểm tra số 4 của Bộ Công an do Trung tướng Nguyễn Văn Long, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, làm trưởng đoàn, kiểm tra các mặt công tác Công an năm 2024 tại Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Tham gia đoàn công tác có đại diện lãnh đạo Văn phòng Bộ Công an và các Cục nghiệp vụ Bộ Công an…

Sau nhiều năm chờ đợi, tuyến Metro đầu tiên của TP Hồ Chí Minh với tên gọi Bến Thành - Suối Tiên (tuyến Metro số 1) cũng đã bước vào giai đoạn gấp rút hoàn thành những công đoạn còn lại để có thể chính thức đưa vào khai thác ngay trong năm nay. Nhưng thời điểm này gánh nặng chi phí hoạt động cũng đã bắt đầu xuất hiện...

Sau một thời gian theo dõi, Công an huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh đã phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm Công nghệ cao Công an Hà Tĩnh, Công Thành phố Hà Nội, Quãng Ngãi, Gia Lai phá thành công chuyên án buôn bán, vận chuyển hàng cấm (pháo) với quy mô lớn, bắt giữ 6 đối tượng, thu giữ trên 2,2 tấn pháo các loại cùng nhiều tang vật liên quan đến vụ án.

Ý thức được việc làm của mình là sai trái, qua sự động viên giải thích của Công an, vợ chồng người con trai chiếm nhà của bà cụ Phạm Thị Trơn (phường Hòa Quý (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng ) đã viết giấy trả nhà. Việc giao trả diễn ra trên tinh thần tự nguyện, dưới sự chứng kiến của đại diện các cơ quan bảo vệ pháp luật cùng chính quyền địa phương.

TAND TP Hồ Chí Minh đang tiếp tục xét xử vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (gọi tắt Xuyên Việt Oil). Đáng lưu ý, trong vụ án này, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ bị đưa ra xét xử 2 tội danh: “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” với số tiền "khủng" khiến dư luận xôn xao. Từ những "món quà" đó, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre sở hữu nhiều xe ô tô, đồng hồ đắt tiền và nhiều tài sản có giá trị khác.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文