Nỗ lực hoàn thành những mục tiêu, yêu cầu của Đề án 06

18:26 06/07/2022

Chiều 6/7, Bộ Công an đã tổ chức phiên họp Ban Chỉ đạo triển khai Đề án 06/CP trong CAND. Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Tổ trưởng Tổ công tác Đề án 06 Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Đề án 06 Bộ Công an dự và chủ trì phiên họp.

Cùng dự có Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Tổ phó Thường trực Tổ Công tác Đề án 06 Chính phủ, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Đề án 06 Bộ Công an; đại diện lãnh đạo các đơn vị chức năng của Bộ Công an.

Nhiều phần việc lớn đã được giải quyết

Phát biểu khai mạc phiên họp, Bộ trưởng Tô Lâm nhấn mạnh: Trong 6 tháng đầu năm 2022, việc triển khai Kế hoạch số 56/KH-BCA ngày 11/2/2022 của Bộ Công an về thực hiện Đề án 06 của Chính phủ đã đạt được rất nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, đối chiếu lại với mục tiêu yêu cầu ban đầu, còn rất nhiều việc phải làm như công tác kết nối với các bộ, ngành vẫn còn chậm, chưa đạt yêu cầu đề ra; các bộ, ngành chưa có đầy đủ dữ liệu “đúng, đủ, sạch, sống” để kết nối với Bộ Công an.

Bộ trưởng Tô Lâm phát biểu tại phiên họp.

Lấy ví dụ về việc kết nối dữ liệu trong ngành y tế, một lĩnh vực rất quan trọng, Bộ trưởng Tô Lâm chỉ rõ: Khi dữ liệu của ngành y tế kết nối vào dữ liệu gốc của ngành Công an sẽ giúp cho công tác quản lý, chăm sóc, theo dõi sức khỏe của người dân được nâng cao. Không chỉ ngành y, các đơn vị chức năng cũng sẽ biết được tình hình chăm sóc sức khỏe người dân được tốt hơn. “Khi kết nối được ở lĩnh vực, bộ, ngành nào thì sẽ giúp cho công tác phục vụ Nhân dân được tốt hơn, sớm hơn ở lĩnh vực, bộ, ngành đó”- Bộ trưởng Tô Lâm chỉ rõ.

Bộ trưởng Tô Lâm cũng nhấn mạnh, dữ liệu Quốc gia về dân cư phải làm tốt, luôn được đảm bảo “đúng, đủ, sạch, sống”. Nhắc đến việc cấp CCCD, Bộ trưởng Tô Lâm yêu cầu các đơn vị phải tập trung hoàn thành những phần việc còn lại về cấp, trả CCCD phục vụ công dân; tập trung giải quyết những vướng mắc, tiếp tục thúc đẩy những phần việc còn đang triển khai.

Tại phiên làm việc, Bộ trưởng Tô Lâm cũng yêu cầu các đơn vị làm rõ những vướng mắc ở khâu nào để kịp thời điều chỉnh. “Người dân đánh giá rất cao kết quả của Bộ Công an. Chúng ta cần phải tiếp tục tập trung vào các nhiệm vụ đã đặt ra trong Đề án 06 đảm bảo đúng tiến độ, kết quả”- Bộ trưởng Tô Lâm lưu ý.

Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc phát biểu tại phiên họp.

Báo cáo trước Bộ trưởng Tô Lâm và các đại biểu tham dự phiên làm việc, Trung tướng Tô Văn Huệ, Cục trưởng Cục Cảnh sát QLHC về TTXH nêu rõ: Trong 6 tháng đầu năm 2022, Cục Cảnh sát QLHC về TTXH đã tham mưu với đồng chí Bộ trưởng Ban hành Thông tư số 08/2022-TT-BCA ngày 27/1/2022 quy định danh mục sản phẩm khai thác, sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Đối với 90 nhiệm vụ theo Kế hoạch 56/KH-BCA ngày 11/2/2022, đến nay đã hoàn thành 25 nhiệm vụ. Phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ 5 nhóm tiện ích.

Đã rà soát, ban hành 227/227 quy trình điện tử giải quyết thủ tục hành chính ở mức độ 3, mức độ 4 trên Cổng dịch vụ công Bộ Công an, đạt tỷ lệ 100%. Trong 6 tháng đầu năm 2022, Bộ Công an đã cung cấp 189 dịch vụ công (tăng 143 dịch vụ công so với thời điểm đầu năm 2022) trên Cổng dịch vụ công Bộ Công an, trong đó có 44 dịch vụ công mức độ 3, 145 dịch vụ công mức độ 4. Cổng dịch vụ công Bộ Công an đã tiếp nhận trực tuyến 201.884 hồ sơ, đã giải quyết 74.587 hồ sơ, trong đó trả kết quả đúng hạn 74.336 hồ sơ (đạt tỷ lệ 99,66%), trả kết quả quá hạn 251 hồ sơ (tỷ lệ 0,44%).

Từ ngày 21/5/2022, Công an cấp xã tổ chức tiếp nhận hồ sơ đăng ký mô tô. Bên cạnh đó, đang tổ chức triển khai 7 dịch vụ công liên quan đến công tác đăng ký xe mô tô tại Công an cấp xã, dự kiến tích hợp trong tháng 7/2022. Kết quả, từ ngày 21/5/2022 đến 30/6/2022, đã đăng ký, cấp 337.348 biển số xe, trong đó 54.794 biển số xe ô tô, 282.554 biển số xe mô tô, trong đó Công an cấp xã cấp 119.983 biển số.

Trung tướng Tô Văn Huệ báo cáo kết quả 6 tháng đầu năm 2022 triển khai Đề án 06.

Dịch vụ công cấp hộ chiếu online tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Hà Nội và Cục Quản lý xuất nhập cảnh cũng như Công an các địa phương đã được triển khai. Từ ngày 15/5/2022 đến 30/6/2022, đã tiếp nhận 1.578 hồ sơ. Từ 1/6/2022, cung cấp dịch vụ công mức độ 4 về cấp hộ chiếu phổ thông tại Công an các địa phương trên toàn quốc. Hiện đang nghiên cứu phương án tiếp nhận hồ sơ cấp hộ chiếu phổ thông hoàn toàn trên môi trường điện tử. Từ ngày 15/5/2022 đã cung cấp 17 dịch vụ công mức độ 3, mức độ 4 lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy thực hiện tại Công an cấp tỉnh, đang tiếp tục triển khai dịch vụ công lĩnh vực phòng cháy thực hiện tại Công an cấp huyện và xã.

Tiếp tục hoàn thành những mục tiêu đề ra

Theo Đề án 06, Bộ Công an có nhiệm vụ cung cấp 11/25 dịch vụ công thiết yếu. Đến nay đã hoàn thành tích hợp trên Cổng dịch vụ công Bộ Công an 9/11 dịch vụ công. Đối với 2 dịch vụ còn lại là đăng ký thường trú, tạm trú đang tiếp tục thực hiện, dự kiến hoàn thành trong tháng 7/2022. Tính đến nay, tổng yêu cầu của công dân là 960.169 hồ sơ, trong đó đã tiếp nhận 883.827 hồ sơ, trả kết quả 867.858 hồ sơ (tỷ lệ giải quyết 98,2%).

Trong nhóm tiện ích phục vụ phát triển kinh tế, xã hội, Bộ Công an tiếp tục triển khai ứng dụng các tính năng của chíp điện tử gắn trên thẻ CCCD và ứng dụng VNEID trong các lĩnh vực của đời sống, xã hội, nhất là các lĩnh vực chuyển đổi số. Đã tích hợp thử nghiệm về mặt kỹ thuật, giải pháp đối với việc xác thực danh tính qua thẻ CCCD gắn chíp điện tử được trang bị tại các quầy giao dịch của 5 ngân hàng. Cục Cảnh sát QLHC về TTXH đã triển khai thí điểm sử dụng thẻ CCCD thay thẻ ATM tại một số chi nhánh của 3 ngân hàng lớn.

Thiếu tướng Đỗ Triệu Phong, Cục trưởng Cục Truyền thông CAND phát biểu tại phiên họp.

Sau 1,5 tháng triển khai thí điểm, đến nay đã có 427 lượt công dân sử dụng thẻ CCCD để giao dịch. Tính đến 30/6, các đơn vị Công an đã thu nhận 4.755.306 hồ sơ định danh, trong đó tổng số hồ sơ định danh điện tử được thu kèm theo hồ sơ CCCD đã được truyền lên Trung ương là 2.742.461 hồ sơ. Số lượng cơ sở y tế đã sử dụng thẻ CCCD trong khám chữa bệnh với 6.483/13.160 cơ sở (đạt tỷ lệ 49,3%). Số lượng công dân sử dụng CCCD khám chữa bệnh là 486.938 trường hợp.

Cục Cảnh sát QLHC về TTXH cũng đã hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, triển khai các nhiệm vụ phục vụ chuyển giao công nghệ  nhằm ứng dụng dữ liệu Cơ sở dữ liệu dân cư (đã được làm giàu) trong phát triển kinh tế - xã hội. Việc triển khai kết nối, chia sẻ dữ liệu Quốc gia về dân cư với các cơ sở dữ liệu chuyên ngành của các bộ, ngành tiếp tục được quan tâm, triển khai.

Thiếu tướng Ngô Thị Hoàng Yến, Cục trưởng Cục Hồ sơ nghiệp vụ phát biểu tại phiên họp.

Đáng chú ý, việc kết nối với các dữ liệu chuyên ngành của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã vượt tiến độ đề ra (lộ trình đề án trong tháng 12/2022). Việc tích hợp thông tin về bảo hiểm xã hội lên thẻ CCCD gắn chíp giúp tạo thuận lợi cho người dân trong quá trình đi khám, chữa bệnh. Sau 3 tháng triển khai đã có 94,3% cơ sở y tế trên toàn quốc triển khai khám chữa bệnh bằng thẻ CCCD gắn chíp thay thế thẻ bảo hiểm y tế. Công an nhiều đơn vị, địa phương đã có những biện pháp sáng tạo, cách làm hay góp phần đẩy nhanh việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, đẩy mạnh dịch vụ công.

Chủ trì tham luận, Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc nhấn mạnh: Từ nay đến cuối năm chúng ta phải chọn những điểm, ngành cụ thể tập trung thực hiện, làm khâu đột phá. Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc yêu cầu các đơn vị gồm Cục Cảnh sát QLHC về TTXH, Văn Phòng Bộ Công an, các cục nghiệp vụ phân tích kỹ những tồn tại, đặc biệt là tập trung thảo luận đưa ra các giải pháp tháo gỡ vướng mắc, thực hiện hiệu quả những mục tiêu, yêu cầu theo lộ trình trong việc thực hiện Đề án 06.

Trên cơ sở gợi ý của Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc, các đơn vị gồm Cục Cảnh sát QLHC về TTXH, Cục CSGT, Cục Truyền thông CAND, Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp, Cục Hồ sơ nghiệp vụ… đã báo cáo những nội dung nhằm thúc đẩy mạnh mẽ hiệu quả công tác triển khai những mục tiêu, phần việc trong việc thực hiện Đề án 06 từ nay đến cuối năm. Những giải pháp khả thi có tính chủ động, liên hoàn giữa các đơn vị cũng được đại diện lãnh đạo các Cục chức năng của Bộ Công an đề xuất, xin ý kiến lãnh đạo Bộ phê duyệt, triển khai.

Kết luận phiên họp, Bộ trưởng Tô Lâm biểu dương những kết quả, thành tích, gương mẫu đi đầu của các đơn vị trong việc thực hiện Đề án 06. “Nhìn lại 6 tháng đầu năm 2022 thực hiện Đề án 06, có thể thấy Bộ Công an đã đạt được những kết quả quan trọng. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo rất quyết liệt đề án trên, qua đó việc thực hiện Đề án 06 đã đạt được nhiều dấu ấn tích cực như: Đã triển khai kết nối làm giàu dữ liệu dân cư với 11 bộ, ngành, 14 địa phương; tích hợp thông tin trên thẻ CCCD và bước đầu triển khai một số ứng dụng như khám chữa bệnh, kiểm soát ra vào, giao dịch ngân hàng…”- Bộ trưởng Tô Lâm khẳng định.

Nhấn mạnh những vấn đề phát sinh, Bộ trưởng Tô Lâm chỉ rõ: Việc thực hiện đề án hiện nay bắt đầu bước vào những giai đoạn khó khăn, rất nhiều công việc cần phải làm, triển khai trong thời gian tới, đòi hỏi các đơn vị phải nỗ lực cố gắng cao độ mới hoàn thành được mục tiêu của đề án. Với vai trò thường trực, các đơn vị phải chỉ rõ những vấn đề vướng mắc kể cả pháp lý, từ đó nghiên cứu, đề xuất các giải pháp giải quyết, triển khai; tăng cường tuyên truyền mục đích, ý nghĩa, yêu cầu, lợi ích để các bộ, ban, ngành, cơ quan chức năng, người dân nắm rõ, hiểu sâu, khắc phục những tâm lý chưa “thông” về kết nối dữ liệu trong lĩnh vực quản lý, quản trị xã hội.

Bộ trưởng Tô Lâm yêu cầu các đơn vị chủ động, nỗ lực cố gắng hoàn thành những mục tiêu, yêu cầu, lộ trình của Đề án 06.

Bộ trưởng Tô Lâm yêu cầu các đồng chí Cục trưởng phải chủ động phối hợp, vào cuộc quyết liệt, phát huy vai trò hiệu quả hơn nữa những phần việc được giao để đạt được hiệu quả. Các đơn vị phát huy vai trò tiên phong trong thực hiện các dịch vụ công trực tuyến và bảo đảm dữ liệu gốc “đúng, đủ, sạch, sống”, cấp CCCD cho công dân. Cơ sở dữ liệu nền tảng không những “đúng, đủ, sạch, sống” mà phải luôn được bồi đắp, kết nối, chia sẻ; tiếp tục phát triển những cơ sở dữ liệu của ngành Công an và phát triển cơ sở dữ liệu lớn của quốc gia.

Bộ trưởng Tô Lâm lưu ý, công nghệ luôn phát triển thay đổi, đòi hỏi nguồn nhân lực ngày càng phải được nâng cao, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Bộ trưởng Tô Lâm cũng yêu cầu các đơn vị nâng cao cảnh giác, tăng cường hơn nữa biện pháp kiểm tra, rà soát thường xuyên nhằm bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn hệ thống dữ liệu; kết nối liên thông, chặt chẽ với các bộ, ngành về dữ liệu, đảm bảo dữ liệu luôn trong trạng thái tuyệt đối an toàn, phục vụ hiệu quả lợi ích của người dân, doanh nghiệp, Chính phủ…

Hoàng Phong

Có thể khẳng định rằng, với Đề án 06 và ứng dụng VNeID do Bộ Công an chủ công xây dựng đã được phát triển mạnh mẽ, trở nên quen thuộc, thiết yếu trong công cuộc chuyển đổi số của người dân Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng. Năm 2024, thành phố đã triển khai ứng dụng hiệu quả VNeID trong chuyển đổi số, góp phần phát triển nhanh, bền vững kinh tế - xã hội của Thủ đô.

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam Defence Expo 2024) là một sự kiện quy mô lớn, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ giới chuyên gia và truyền thông quốc tế. Đây không chỉ là cơ hội để Việt Nam khẳng định vị thế trong hợp tác quốc phòng toàn cầu mà còn là dịp để giới thiệu các thành tựu quốc phòng cũng như thúc đẩy hợp tác quốc tế.

Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã hoàn tất cáo trạng và chuyển hồ sơ sang Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đưa ra xét xử sơ thẩm 5 bị cáo gồm: Mai Thị Thanh Thủy (SN 1964, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Tài Thắng - Công ty Tài Thắng); Lê Tuấn Tú (SN 1987, con trai bị cáo Thủy, Tổng Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Quốc tế Tuấn Phát - Công ty Tuấn Phát); 2 nhân viên kế toán 2 công ty gồm: Đinh Thị Lan Hương (SN 1980), Nguyễn Thị Phương (SN 1987); Trịnh Thị Thanh Hòa (SN 1984, thủ kho kiêm thủ quỹ 2 công ty) về tội "Vi phạm các quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" theo quy định tại Điều 221, khoản 1, khoản 3 - Bộ luật Hình sự.

Không thụ động chờ các chính sách ưu đãi từ Trung ương, ngày càng nhiều tỉnh, thành phố chủ động thu hút các đoàn làm phim nhằm tích cực đẩy mạnh quảng bá địa phương, thu hút khách du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội tại từng điểm đến. Đây là động thái cần thiết, không chỉ có lợi cho điện ảnh mà còn có lợi cho các địa phương, mặc dù, việc triển khai này bị cho là khá muộn so với nhiều quốc gia khác.

Kinh tế toàn cầu trong năm 2024 đã chứng tỏ khả năng phục hồi đáng kinh ngạc trước một loạt thách thức lớn. Từ những căng thẳng địa chính trị kéo dài ở Ukraine và Trung Đông, cho đến những vấn đề nội tại như lạm phát và bất ổn thị trường lao động, bức tranh kinh tế thế giới mang đến cả những tín hiệu tích cực lẫn bài học quý giá. Các nền kinh tế lớn và mới nổi đều tìm cách vượt qua nghịch cảnh, tạo động lực để tiếp tục tiến lên trong bối cảnh biến động không ngừng.

Với khoảng 1,2 triệu lao động từ các tỉnh, thành khác đến Bình Dương sinh sống và làm việc đã góp phần rất lớn để phát triển kinh tế của vùng đất công nghiệp Bình Dương. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng kéo theo không ít đối tượng "đầu trộm đuôi cướp", "đá cá lăn dưa" và những thành phần bất hảo, côn đồ tìm đến ẩn náu và gây án…

Từ năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho phép các trường phổ thông được xây cao không quá 5 tầng, thay vì 3-4 tầng như hiện nay. Nhiều ý kiến cho rằng, sự điều chỉnh này là hướng mở phù hợp, cần thiết nhằm góp phần giải quyết bài toán quá tải trường lớp ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, nơi quỹ đất để xây trường trong nội thành ngày càng eo hẹp.

Cơ quan CSĐT Công an huyện Mê Linh, TP Hà Nội đang điều tra, xác minh vụ tai nạn giao thông xảy ra khoảng 5h10' ngày 27/11/2024 tại đường Mê Linh theo hướng từ đường Võ Văn Kiệt đi tỉnh Vĩnh Phúc thuộc xóm Soi, thôn Bạch Trữ, xã Tiến Thắng, huyện Mê Linh, TP Hà Nội giữa xe ôtô BKS 29C - 733.12 với người đi bộ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文