Quy hoạch hạ tầng phòng cháy và chữa cháy là nhiệm vụ quan trọng, mang tính chiến lược

12:55 28/02/2023

Sáng 28/2, tại Hà Nội, Hội đồng thẩm định Quy hoạch hạ tầng phòng cháy và chữa cháy (PCCC) thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050 (Hội đồng thẩm định) tổ chức phiên họp. Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ là Chủ tịch Hội đồng thẩm định chủ trì phiên họp.

Cùng dự phiên họp có Thiếu tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an - Đại diện cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định; đồng chí Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các thành viên là đại diện các bộ, ngành, UBND thành phố trực thuộc Trung ương.

Bộ trưởng Tô Lâm, Chủ tịch Hội đồng thẩm định, chủ trì phiên họp.

Phát biểu khai mạc phiên họp, Bộ trưởng Tô Lâm, Chủ tịch Hội đồng thẩm định, nhấn mạnh, thực hiện các quy định của Luật Quy hoạch và nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 955/QĐ-TTg ngày 9/8/2018, Bộ Công an xác định Quy hoạch hạ tầng PCCC là nhiệm vụ quan trọng, mang tính chiến lược trong lĩnh vực PCCC.  Bộ Công an đã giao Cục Cảnh sát PCCC và CNCH chủ trì, phối hợp với các đơn vị chức năng tiến hành lập Quy hoạch hạ tầng PCCC thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050 và trình Hội đồng thẩm định tổ chức phiên họp thẩm định quy hoạch.

Thiếu tướng Nguyễn Tuấn Anh, Cục trưởng Cục Cảnh sát PCCC và CNCH, cơ quan lập quy hoạch báo cáo tóm tắt nội dung.

Sau khi quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sẽ là căn cứ để Bộ Công an, các bộ, ngành có liên quan và UBND các địa phương triển khai thực hiện, góp phần quan trọng phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, giữ vững an ninh chính trị, TTATXH, bảo vệ tính mạng, sức khoẻ của nhân dân, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân. Đồng thời, việc triển khai có hiệu quả quy hoạch cũng góp phần xây dựng lực lượng Cảnh sát PCCC thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới theo đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 16/3/2022, của Ban Bí thư tại Chỉ thị số 47-CT/TW ngày 25/6/2015 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCCC.

Hồ sơ Quy hoạch hạ tầng PCCC thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trình Hội đồng thẩm định đã nhận được trên 120 ý kiến tham gia góp ý. Sau khi Hội đồng thẩm định được thành lập, Cơ quan thường trực hội đồng tiếp tục gửi hồ sơ quy hoạch để các thành viên hội đồng đánh giá, thẩm định; cơ quan lập quy hoạch đã tiếp thu, giải trình các ý kiến thẩm định của thành viên hội đồng, ủy viên phản biện, chuyên gia và gửi hồ sơ cập nhật, bổ sung tới Hội đồng thẩm định.

Các đại biểu đóng góp ý kiến tại phiên họp.

Báo cáo tóm tắt nội dung quy hoạch hạ tầng PCCC thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Thiếu tướng Nguyễn Tuấn Anh, Cục trưởng Cục Cảnh sát PCCC và CNCH - Cơ quan lập quy hoạch cho biết, trong bối cảnh công tác PCCC nói chung và hạ tầng PCCC nói riêng còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của tình hình phát triển kinh tế - xã hội; việc nghiên cứu lập quy hoạch PCCC với cách tiếp cận tổng thể và tích hợp đa ngành để có thể giải quyết một cách cơ bản và toàn diện các vấn đề thách thức hiện nay cũng như định hướng chiến lược cho sự phát triển hạ tầng PCCC cho giai đoạn trung hạn (5 năm) và dài hạn (10 năm), cũng như tầm nhìn lâu dài (sau 20 năm) là rất cấp thiết.

Hội đồng thẩm định đã nhất trí thông qua Hồ sơ Quy hoạch hạ tầng PCCC.

Thực hiện nhiệm vụ do Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo Bộ Công an giao, Cục Cảnh sát PCCC và CNCH đã tham mưu Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan xây dựng và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch tại Quyết định số 2231/QĐ-TTg ngày 28/12/2020; trong đó xác định các đối tượng quy hoạch gồm: Mạng lưới trụ sở, doanh trại, công trình phục vụ PCCC; hệ thống cung cấp nước phục vụ PCCC; hệ thống giao thông phục vụ PCCC; hệ thống thông tin liên lạc phục vụ PCCC.

Tại hội nghị, các thành viên Hội đồng thẩm định, ủy viên phản biện và các đại biểu đã tham gia ý kiến, tập trung vào 4 nhóm vấn đề chính được quy định tại Điều 32 của Luật Quy hoạch về nội dung thẩm định gồm: Sự phù hợp với nhiệm vụ lập quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; việc tuân thủ quy trình lập quy hoạch quy định tại khoản 4, Điều 16 của Luật Quy hoạch; tích hợp các nội dung đề xuất của các bộ, ngành và các tỉnh, thành đưa vào nội dung quy hoạch hạ tầng PCCC thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050; sự phù hợp của quy hoạch với quy định tại Điều 20, Điều 21 và Điều 25 của Luật Quy hoạch về quy trình lập căn cứ, lập quy hoạch, yêu cầu về nội dung quy hoạch và quy định về quy hoạch ngành kết cầu hạ tầng quốc gia…

Phát biểu kết luận phiên họp, thay mặt Hội đồng thẩm định, Bộ trưởng Tô Lâm khẳng định, Quy hoạch hạ tầng PCCC thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050 đã được Cơ quan lập quy hoạch chủ trì phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ và các địa phương triển khai lập theo đúng quy định của pháp luật về quy hoạch. Bộ Công an đã tuân thủ quy trình lập quy hoạch hạ tầng PCCC theo đúng quy định của pháp luật. Nội dung quy hoạch lần này về cơ bản đã đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 25 Luật Quy hoạch và Điều 23 Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07/5/2019 của Chính phủ. Tại phiên họp, Hội đồng thẩm định đã nhất trí thông qua Hồ sơ Quy hoạch hạ tầng PCCC…

Để sớm hoàn thiện nội dung quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Hội đồng thẩm định đề nghị, Cục Cảnh sát PCCC và CNCH nghiêm túc tiếp thu, giải trình và hoàn thiện hồ sơ quy hoạch theo ý kiến tham gia thẩm định của các bộ, cơ quan ngang bộ, ý kiến các chuyên gia phản biện, ý kiến của địa phương theo phiếu đánh giá của thành viên Hội đồng thẩm định và kết luận của Hội đồng thẩm định. Phối hợp với Cục Kế hoạch và Tài chính rà soát, hoàn chỉnh quy hoạch trình cấp có thẩm quyền phê duyệt…

Minh Hiền

Quân đội Nga ngày 21/5 (giờ địa phương) đã bắt đầu các cuộc tập trận liên quan đến vũ khí hạt nhân chiến thuật, hoạt động vốn được Moscow công bố hồi đầu tháng này, như một lời cảnh báo rõ ràng tới các quan chức cấp cao phương Tây.

Đội tuyển Việt Nam sẽ đối đầu đối thủ nhiều duyên nợ là Indonesia tại AFF Cup. Với huấn luyện viên Kim Sang Sik, mọi sự chuẩn bị sẽ bắt đầu từ thời điểm này.

Chỉ có 2 bộ, ngành có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công nguồn vốn nước ngoài trên 10%. Nguyên nhân giải ngân vốn đầu tư nước ngoài chậm tiếp tục được cho là do vướng giải phóng mặt bằng, tái định cư, chậm trong công tác đấu thầu…

Tỉnh Ninh Bình có 16% dân số theo đạo Thiên Chúa Giáo, trong đó Giáo phận Phát Diệm giữ vị trí quan trọng trong cộng đồng Công giáo Việt Nam. Tại các xã, thị trấn thuộc huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, lực lượng Công an chính quy vùng đồng bào có đạo đã vừa nỗ lực “gần dân, hiểu dân, sát dân” để triển khai các mô hình phong trào toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc.

Nguyễn Quốc Quân, còn gọi Quân “Idol”, khét tiếng là tay anh chị ở phố núi Khe Sanh, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Trong thời gian dài, đối tượng này nổi lên với nhiều hoạt động làm ăn có dấu hiệu bất minh. Đặc biệt, Quân thường lên mạng xã hội đăng tải nhiều hình ảnh đe dọa, chửi bới người khác do chính y tổ chức, khiến dư luận bất bình. Quân “Idol” sau đó đã bị Cơ quan Công an bắt giữ, khởi tố với nhiều tội danh khác nhau.

Ngày 21/5, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP Hà Nội đã có báo cáo gửi UBND TP Hà Nội, Sở Giao thông Vận tải và Sở Xây dựng về nguyên nhân và biện pháp xử lý khả năng thoát nước mặt cầu thuộc Dự án đầu tư xây dựng Cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文