Xây dựng cán bộ pháp chế tinh thông nghiệp vụ, pháp luật, giàu kinh nghiệm thực tiễn

17:00 14/01/2022

Ngày 14/1, Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp, Bộ Công an đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2021 và triển khai công tác năm 2022. Thiếu tướng Lê Quốc Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an dự và chỉ đạo hội nghị.

Thiếu tướng Phạm Công Nguyên, Cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp chủ trì hội nghị.

Trong năm 2021, Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp đã ban hành và tổ chức thực hiện chương trình công tác năm, đề ra nhiều giải pháp, đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo điều hành, triển khai thực hiện hiệu quả mọi nhiệm vụ được giao.

 Cụ thể, về công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp đã tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện hồ sơ xây dựng các dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; tham mưu với lãnh đạo Bộ lập hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật CAND, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015. Cục đang nghiên cứu để phục vụ công tác đề xuất xây dựng hồ sơ đề nghị xây dựng dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi). Phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng các dự án Luật Cảnh sát cơ động, Luật bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015.

Thứ trưởng Lê Quốc Hùng phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.

Cục đã tham mưu với lãnh đạo Bộ Công an trình Chính phủ ban hành 4 nghị định; trình Thủ tướng Chính phủ ban hành 2 quyết định; chủ trì, phối hợp liên ngành ban hành 1 thông tư liên tịch; trình Bộ trưởng Bộ Công an ký ban hành 5 thông tư; đã tổ chức các cuộc họp hội đồng tư vấn thẩm định và thẩm định bằng văn bản đối với 116 văn bản; tham gia ý kiến 982 lượt văn bản pháp luật do các đơn vị trong và ngoài ngành Công an gửi đến, chuẩn bị ý kiến thành viên Chính phủ 234 văn bản.

Trong công tác tổng hợp, tham mưu, tư vấn pháp luật, Cục đã xây dựng và trình lãnh đạo Bộ Công an ban hành Chương trình công tác pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp; Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công an năm 2021; lập dự kiến những dự án luật do Bộ Công an chủ trì soạn thảo đề nghị đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2022 và điều chỉnh năm 2021…

Trong lĩnh vực hợp tác quốc tế, Cục đã hoàn thành các thủ tục đề xuất, đàm phán, ký kết, phê chuẩn 8 hiệp định về dẫn độ; chuyển giao người chấp hành án phạt tù và phòng, chống tội phạm; tiếp nhận, xử lý hồ sơ yêu cầu dẫn độ 10 đối tượng người nước ngoài từ Việt Nam về nước ngoài; hướng dẫn Công an các đơn vị, địa phương lập, xử lý yêu cầu dẫn độ 27 đối tượng quốc tịch Việt Nam từ nước ngoài về Việt Nam.

Thứ trưởng Lê Quốc Hùng và các đại biểu tham dự hội nghị.

Cục cũng đã làm tốt vai trò là cơ quan thường trực của Bộ Công an về cải cách hành chính, tư pháp, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, phổ biến, giáo dục pháp luật; tham mưu ban hành 54 thủ tục, sửa đổi, bổ sung, thay thế 70 thủ tục, bãi bỏ 44 thủ tục hành chính; nâng mức độ hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan Công an, đạt 97,96%....

Tổng kết phong trào thi đua “Vì An ninh Tổ quốc” năm 2021, Phòng Tổng hợp của Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp đã được tặng Cờ thi đua của Bộ Công an; nhiều cá nhân, tập thể được Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền khen thưởng.

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Lê Quốc Hùng đã biểu dương những cố gắng, nỗ lực mà Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp đạt được trong năm 2021. Thứ trưởng Lê Quốc Hùng đánh giá, Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp là đơn vị “người ít, việc nhiều” nhưng đã luôn cố gắng hoàn thành chương trình xây dựng pháp luật năm 2021, không để tồn đọng, trễ hạn, quá hạn. Thứ trưởng Lê Quốc Hùng cũng nhấn mạnh một số nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2022 của Cục. Cụ thể, Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp phải tiếp tục quán triệt sâu sắc và tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đồng bộ, liên tục, có hiệu quả các quan điểm, chủ trương, đường lối của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Đảng ủy Công an Trung ương về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nhất là Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII, khóa XIII và Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên trong Đảng bộ.

Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp cần quan tâm hơn nữa đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác pháp chế có bản lĩnh chính trị vững vàng, tinh thông nghiệp vụ, pháp luật và giàu kinh nghiệm thực tiễn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao trong thời gian tới. Lãnh đạo Cục tham mưu với Đảng ủy Công an Trung ương và lãnh đạo Bộ Công an xây dựng, triển khai thực hiện Đề án “Kiện toàn và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ pháp chế CAND”.

Thứ trưởng Lê Quốc Hùng trao Cờ thi đua của Bộ Công an cho Phòng Tổng hợp.

Đơn vị cần tiếp tục tham mưu với Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an về các giải pháp hoàn thiện thể chế, xây dựng chủ trương, chính sách, pháp luật về an ninh, trật tự. Sau khi Ban Chấp hành Trung ương thông qua Đề án “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045”, cần khẩn trương đề xuất Đảng ủy Công an Trung ương ban hành Nghị quyết thay thế Nghị quyết số 08/NQ/ĐUCA về tiếp tục hoàn thiện pháp luật về an ninh, trật tự đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Cùng với đó, Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp nâng cao chất lượng thẩm định, tham gia ý kiến vào việc xây dựng các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về an ninh trật tự; chú trọng công tác kiểm tra, xử lý văn bản theo thẩm quyền; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an ninh, trật tự; nghiên cứu triển khai xây dựng các đề án, dự án: Hệ thống Cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính trong CAND, Ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số toàn diện trong công tác pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp…

Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp ham mưu với lãnh đạo Bộ Công an ban hành và tổ chức thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030 trong CAND; tiếp tục rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020-2025; xây dựng và triển khai kế hoạch đo lường mức độ hòa lòng của người dân đối với dự phục vụ của các cơ quan Công an có chức năng giải quyết thủ tục hành chính, lấy sự hài lòng của người dân làm tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác cải cách hành chính; nghiên cứu đổi mới phương thức chấm điểm cải cách hành chính…

Nguyễn Hương

Hỏi: Cháu tôi bị bạn bè lôi kéo, tụ tập tham gia đua xe máy và bị Công an quận tạm giữ cả xe và người để xử lý theo quy định pháp luật. Xin hỏi hành vi của cháu tôi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? (Trần Văn Hải, TP Hồ Chí Minh)

Sau nhiều ngày đưa ra xét xử sơ thẩm, ngày 21/11, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên án đối với 2 bị cáo Nguyễn Vĩnh Linh (SN 1961) và Nguyễn Như Quỳnh (SN 1975, đều trú tại TP Huế) trong vụ án "Tham ô tài sản" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra ở Trung tâm Công nghệ thông tin Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) thuộc Sở TN&MT tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trong bối cảnh Mỹ ngày càng thờ ơ với khu vực Mỹ Latinh, Trung Quốc đã nhanh chóng tận dụng khoảng trống này để mở rộng ảnh hưởng. Với chiến lược đầu tư mạnh mẽ và cam kết lâu dài, Bắc Kinh đang tạo ra một sự thay đổi đáng kể tại Mỹ Latinh, khiến Washington phải đối mặt với thách thức lớn về địa chính trị ngay tại “sân sau” của mình.

Ngày 22/11, Đoàn kiểm tra số 4 của Bộ Công an do Trung tướng Nguyễn Văn Long, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, làm trưởng đoàn, kiểm tra các mặt công tác Công an năm 2024 tại Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Tham gia đoàn công tác có đại diện lãnh đạo Văn phòng Bộ Công an và các Cục nghiệp vụ Bộ Công an…

Sau nhiều năm chờ đợi, tuyến Metro đầu tiên của TP Hồ Chí Minh với tên gọi Bến Thành - Suối Tiên (tuyến Metro số 1) cũng đã bước vào giai đoạn gấp rút hoàn thành những công đoạn còn lại để có thể chính thức đưa vào khai thác ngay trong năm nay. Nhưng thời điểm này gánh nặng chi phí hoạt động cũng đã bắt đầu xuất hiện...

Sau một thời gian theo dõi, Công an huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh đã phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm Công nghệ cao Công an Hà Tĩnh, Công Thành phố Hà Nội, Quãng Ngãi, Gia Lai phá thành công chuyên án buôn bán, vận chuyển hàng cấm (pháo) với quy mô lớn, bắt giữ 6 đối tượng, thu giữ trên 2,2 tấn pháo các loại cùng nhiều tang vật liên quan đến vụ án.

Ý thức được việc làm của mình là sai trái, qua sự động viên giải thích của Công an, vợ chồng người con trai chiếm nhà của bà cụ Phạm Thị Trơn (phường Hòa Quý (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng ) đã viết giấy trả nhà. Việc giao trả diễn ra trên tinh thần tự nguyện, dưới sự chứng kiến của đại diện các cơ quan bảo vệ pháp luật cùng chính quyền địa phương.

TAND TP Hồ Chí Minh đang tiếp tục xét xử vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (gọi tắt Xuyên Việt Oil). Đáng lưu ý, trong vụ án này, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ bị đưa ra xét xử 2 tội danh: “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” với số tiền "khủng" khiến dư luận xôn xao. Từ những "món quà" đó, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre sở hữu nhiều xe ô tô, đồng hồ đắt tiền và nhiều tài sản có giá trị khác.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文