Xây dựng Chiến lược tổng thể quốc gia về an ninh phi truyền thống mang tầm chiến lược quan trọng

11:24 17/04/2024

Bộ Công an đã tham mưu và được Thủ tướng Chính phủ đồng ý giao chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan xây dựng chiến lược tổng thể quốc gia phòng ngừa, ứng phó với các đe dọa an ninh phi truyền thống đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Sáng 17/4, tại Hà Nội, Bộ Công an tổ chức cuộc họp lần thứ nhất của Ban Chỉ đạo, Tổ Biên soạn xây dựng Chiến lược an ninh phi truyền thống nhằm báo cáo những công việc đã triển khai, trao đổi thống nhất nội dung liên quan đến nhiệm vụ và thảo luận, thống nhất phương hướng, cách làm để triển khai có hiệu quả, đúng tiến độ nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao.

Trung tướng Lê Quốc Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Thường trực chủ trì cuộc họp.

Dự cuộc họp có đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương; lãnh đạo các đơn vị chức năng Bộ Công an.

Thứ trưởng Lê Quốc Hùng nhấn mạnh, xây dựng Chiến lược tổng thể quốc gia về an ninh phi truyền thống là nhiệm vụ rất lớn, mang tầm chiến lược quan trọng, phải có cách tiếp cận toàn dân, toàn diện, thống nhất.

Thời gian qua, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật và một số chiến lược chuyên ngành ứng phó với thách thức an ninh phi truyền thống. Việc tổ chức triển khai các văn bản này đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Tuy nhiên, mỗi chiến lược đề cập ở khía cạnh khác nhau dẫn đến chưa toàn diện, đầy đủ, thiếu tập trung, thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện. 

Chính vì vậy, Bộ Công an đã tham mưu và được Thủ tướng Chính phủ đồng ý giao chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan xây dựng chiến lược tổng thể quốc gia phòng ngừa, ứng phó với các đe dọa an ninh phi truyền thống đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 để thể chế hóa các quan điểm của Đảng, đồng thời làm cơ sở cho việc xây dựng chiến lược ngành, địa phương, vừa bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, vừa bảo đảm tính đặc thù ngành, địa phương.

Các đại biểu thảo luận tại cuộc họp.

Thời gian qua, Bộ Công an đã tích cực phối hợp với 19/19 bộ, ngành liên quan để hoàn thiện hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Chiến lược an ninh phi truyền thống.

Ngày 18/3/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 232 về việc thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Chiến lược an ninh phi truyền thống do Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an làm Trưởng Ban Chỉ đạo; Thứ trưởng Lê Quốc Hùng làm Phó Trưởng ban Chỉ đạo. Trên cơ sở quyết định này, đồng chí Bộ trưởng Bộ Công an - Trưởng ban Chỉ đạo cũng đã ký Quyết định ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo, Quyết định thành lập Tổ Biên soạn.

Tại cuộc họp, các đại biểu đã nghe công bố Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo, Tổ Biên soạn xây dựng Chiến lược an ninh phi truyền thống; Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo; báo cáo về nhiệm vụ xây dựng chiến lược…; tập trung thảo luận về chương trình, kế hoạch công tác với thời gian, tiến độ và phương hướng, giải pháp thực hiện cụ thể; thảo luận về nhiệm vụ của thành viên Ban Chỉ đạo; thảo luận cho ý kiến để thống nhất về dự thảo đề cương khái quát chiến lược để có cơ sở triển khai các bước tiếp theo…

Quang cảnh cuộc họp.

Phát biểu tại cuộc họp, thay mặt Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an, Thứ trưởng Lê Quốc Hùng trân trọng cảm ơn các ban, bộ, ngành, cơ quan liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học đã quan tâm, phối hợp cử thành phần tham gia Ban Chỉ đạo và Tổ Biên soạn, phối hợp chặt chẽ, trách nhiệm với Bộ Công an trong thực hiện nhiệm vụ được giao; ghi nhận những kết quả bước đầu mà cơ quan giúp việc Ban Chỉ đạo đã hoàn thành trong thời gian vừa qua.

Thứ trưởng Lê Quốc Hùng nhấn mạnh, xây dựng Chiến lược tổng thể quốc gia về an ninh phi truyền thống là nhiệm vụ rất lớn, mang tầm chiến lược quan trọng, phải có cách tiếp cận toàn dân, toàn diện, thống nhất. Chiến lược này bao trùm các lĩnh vực và liên quan đến một số chiến lược quốc gia hiện đang triển khai, quá trình xây dựng rất cần có sự tham gia của các ban, bộ, ngành, cơ quan, với nhiều nội dung, thủ tục, trình tự theo quy định.

Thứ trưởng Lê Quốc Hùng cùng các thành viên Ban Chỉ đạo và các đại biểu dự cuộc họp.

Trên cơ sở các nhiệm vụ đã thống nhất, phân công, đồng chí Phó Trưởng ban Chỉ đạo đề nghị các đồng chí thành viên chỉ đạo các cơ quan chức năng của bộ, ngành mình xây dựng kế hoạch, khẩn trương triển khai nhiệm vụ xây dựng nội dung Chiến lược.

Cục Khoa học, Chiến lược và Lịch sử Công an với vai trò là Cơ quan giúp việc Ban Chỉ đạo tiếp thu ý kiến của đại biểu tại cuộc họp và ý kiến góp ý bằng văn bản để tham mưu Trưởng ban Chỉ đạo ban hành Kế hoạch, xây dựng chương trình công tác triển khai nhiệm vụ; phối hợp ngay với Tổ Biên soạn tiến hành các công việc xây dựng nội dung dự thảo chiến lược đã tiếp thu ý kiến của các bộ, ngành…

Khổng Hà

Sau khi siêu bão Yagi quét qua các tỉnh phía Bắc Việt Nam, tình hình lũ lụt đã trở nên nghiêm trọng. Những tỉnh như Cao Bằng, Lào Cai, Thái Nguyên, Yên Bái,... mưa lớn kéo dài, gây ngập lụt diện rộng, phá hủy cơ sở hạ tầng và cô lập nhiều bản làng. Trong bối cảnh này, công nghệ bản đồ vệ tinh với khả năng cập nhật theo thời gian thực đã trở thành giải pháp thiết yếu, giúp các đội cứu trợ xác định nhanh chóng và chính xác các khu vực cần cứu giúp.

Khoảng 19h ngày 13/9, trong khi làm nhiệm vụ giúp nhân dân trong khu vực bị ảnh hưởng lũ lụt tại thôn Thanh Nộn 1 (xã Thanh Sơn, huyện Kim Bảng, Hà Nam), Công an xã Thanh Sơn cùng Tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở đã phát hiện chị Phạm Thị Tuyết, SN 1970 đang sốt cao.

Nam YouTuber, Streamer nổi tiếng người Mỹ trong lần đầu tiên trải nghiệm ở phố đi bộ Nguyễn Huệ (phường Bến Nghé, quận 1, TP Hồ Chí Minh) đã gặp quả đắng khi bị “chặt chém” 100 USD (khoảng 2,5 triệu đồng), song giảm còn 1 triệu đồng khi sử dụng dịch vụ xe điện cân bằng… Vụ việc đã gây xôn xao cộng đồng mạng…

 Hải Phòng là địa phương đầu tiên của miền Bắc đương đầu với siêu bão, đồng thời là tâm bão với cường độ mạnh nhất. Theo số liệu thống kê, tính đến hết ngày 14/9, thiệt hại do bão số 3 gây ra trên địa bàn Hải Phòng ước gần 11.000 tỷ đồng.

Làng Nủ - ngôi làng nhỏ bé, yên bình dưới chân núi Con Voi, với dòng suối Nủi chảy qua, bao quanh là những khu rừng xanh mướt, ngôi làng của người Tày, người Dao sống đoàn kết, gắn bó. Vậy mà, dường như chỉ sau vài cái chớp mắt, chốn bình yên đó đã hóa thành một bãi bùn mênh mông, hoang tàn.

Ngày 19/9, TAND TP Hồ Chí Minh sẽ mở phiên tòa hình sự xét xử vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” liên quan đến việc phát hành trái phiếu trong vụ án xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư An Đông, Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Sunny World, Công ty cổ phần đầu tư Quang Thuận, Công ty cổ phần dịch vụ thương mại TP Hồ Chí Minh và các đơn vị có liên quan (Vụ án Vạn Thịnh Phát, giai đoạn 2).

Ngày 15/9, Công an toàn tỉnh Hưng Yên đã huy động lực lượng, tổ chức dọn dẹp, vệ sinh môi trường tại các tuyến đường, khu dân cư; hỗ trợ Nhân dân khắc phục hậu quả sau mưa lũ, sớm ổn định cuộc sống.

Chính phủ Anh và Chính phủ Thuỵ Sĩ tuyên bố hỗ trợ Việt Nam hơn 2 triệu USD để khắc phục hậu quả cơn bão số 3 (Yagi). Khoản viện trợ này sẽ cung cấp dưới hình thức nhu yếu phẩm khẩn cấp, hỗ trợ tiền mặt và các dịch vụ quan trọng như y tế, nước sạch, vệ sinh cho những người bị ảnh hưởng. Ngoài ra, Thuỵ Sĩ còn điều động một nhóm chuyên gia sang Việt Nam để hỗ trợ những công tác này. 

Thực hiện chỉ đạo của Đảng uỷ Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an, tối 14/9, tại Thủ đô Hà Nội, Cục Công tác đảng và công tác chính trị đã chỉ đạo Ban Thanh niên CAND phát động và tổ chức cho gần 500 đoàn viên thanh niên thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động (CSCĐ) và Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, phối hợp Công an TP Hà Nội ra quân dọn dẹp, chỉnh trang các tuyến phố trên địa bàn Thủ đô.

Dự án Luật Dữ liệu là một trong những dự án luật do Bộ Công an chủ trì xây dựng, trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 và thông qua tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV. Việc xây dựng dự án Luật Dữ liệu sẽ tạo sự thống nhất, đồng bộ, sử dụng hiệu quả dữ liệu phục vụ công tác quản lý nhà nước và phát triển kinh tế - xã hội; phục vụ phát triển Chính phủ số và cải cách, cắt giảm thủ tục hành chính, đảm bảo an ninh, an toàn thông tin.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文