Xây dựng thế trận lòng dân, thế trận an ninh nhân dân trong bảo vệ an ninh quốc gia

12:50 16/11/2023

Sáng 16/11, Hội đồng lý luận Bộ Công an đã tổ chức Hội thảo khoa học cấp hội đồng về xây dựng “Thế trận lòng dân, thế trận an ninh nhân dân trong bảo vệ an ninh quốc gia”. Đại tướng, GS.TS Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an có bài viết khoa học quan trọng in trong Kỷ yếu hội thảo với tiêu đề: “Lực lượng CAND chủ động xây dựng “Thế trận lòng dân” trong bảo vệ an ninh quốc gia”.

Hội thảo thu hút sự tham gia đông đảo của các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài lực lượng CAND; lãnh đạo một số Công an đơn vị, địa phương. Được sự ủy quyền của lãnh đạo Bộ Công an, Trung tướng, PGS.TS Trần Vi Dân, Ủy viên Hội đồng lý luận Trung ương, Cục trưởng Cục Khoa học, Chiến lược và Lịch sử Công an, chủ trì hội thảo.

Tại hội thảo, các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài lực lượng CAND đã tập trung thảo luận, phân tích làm sâu sắc thêm về ý nghĩa, vai trò, nội dung "thế trận lòng dân”; việc xây dựng “thế trận lòng dân”, thế trận an ninh nhân dân trong tình hình hiện nay.

Trung tướng, PGS.TS Trần Vi Dân phát biểu tại hội thảo.

Cùng với đó, các đại biểu cũng xác định những cơ sở khoa học của việc xây dựng “thế trận lòng dân”, thế trận an ninh nhân dân trong bảo vệ an ninh quốc gia, rộng hơn là trong bảo vệ Tổ quốc hiện nay và thời gian tới, đồng thời làm rõ hơn những yêu cầu, nhiệm vụ của lực lượng CAND nhằm xây dựng “thế trận lòng dân”, thế trận an ninh nhân dân ngày một vững chắc.

Các đại biểu cũng đề ra những giải pháp phát huy “thế trận lòng dân”, thế trận an ninh nhân dân trong bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội và xây dựng lực lượng CAND; xây dựng niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa.

GS.TSKH Vũ Minh Giang, Chủ tịch Hội đồng khoa học và đào tạo Đại học Quốc gia Hà Nội phát biểu tại hội thảo.

Phát biểu tổng kết hội thảo, Trung tướng, PGS.TS Trần Vi Dân trân trọng cảm ơn sự quan tâm, đóng góp những ý kiến hết sức tâm huyết, trách nhiệm và có giá trị lý luận, thực tiễn cao của các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài lực lượng CAND đưa ra tại hội thảo.

Đánh giá sâu về xây dựng và phát huy mạnh mẽ “thế trận lòng dân”, Trung tướng, PGS.TS Trần Vi Dân khẳng định: “Lòng dân” là cội nguồn sức mạnh của quốc gia, dân tộc nói chung, là sức mạnh an ninh, quốc phòng nói riêng; là chất liệu, nền móng để xây dựng “thế trận lòng dân”. Sức mạnh nội sinh của quốc gia, dân tộc được thể hiện một phần qua “thế trận lòng dân”. Sức mạnh nội sinh của quốc gia, dân tộc càng lớn thì “thế trận lòng dân” càng vững chắc và ngược lại.

Trung tướng, PGS.TS Phan Xuân Tuy, Giám đốc Học viện Chính trị CAND phát biểu tại hội thảo.

Trước bối cảnh khu vực, quốc tế có tác động đến tình hình trong nước, các đại biểu thống nhất đánh giá, để xây dựng vững chắc “thế trận lòng dân”, lực lượng CAND cần tiếp tục bám sát chủ trương, đường lối, chính sách, quan điểm chỉ đạo của Đảng về xây dựng và củng cố “thế trận lòng dân” trong tình hình mới; phát huy sức mạnh “lòng dân”, “dựa vào dân”, “lấy dân làm gốc”, “xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc”.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân về vị trí, tầm quan trọng của việc xây dựng và củng cố “thế trận lòng dân”, thế trận an ninh nhân dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; tăng cường giáo dục đạo đức cách mạng, lối sống xã hội chủ nghĩa cho mọi cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước, cán bộ đảng viên, CBCS CAND, coi đây là “chìa khóa” đem lại thành công mới trong xây dựng con người và phát triển văn hóa Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh.

Trung tướng, PGS.TS Trần Vi Dân và các đại biểu tham dự hội thảo.

Tăng cường tạo dựng niềm tin cho quần chúng nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa, tạo sự đồng thuận, phát huy tính tích cực của quần chúng nhân dân trong thực hiện các nghị quyết của Đảng, làm thay đổi nhanh chóng đời sống kinh tế - xã hội, thực hiện thắng lợi các mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội XIII đề ra, hướng tới phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Tổ chức thực hiện hiệu quả các đề án nhằm đảm bảo ANTT, trật tự an toàn xã hội; tăng cường xây dựng lực lượng CAND thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng vai trò nòng cốt trong xây dựng “thế trận lòng dân”, thế trận an ninh nhân dân vững chắc.

Xây dựng và phát huy mạnh mẽ “thế trận lòng dân” trong củng cố tiềm lực quốc phòng và an ninh, tạo thế vững chắc cho thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân trong các phong trào cách mạng.

Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả các mô hình, điển hình tiên tiến trong các phong trào thi đua yêu nước, nhằm khơi dậy ý thức, trách nhiệm và lôi cuốn nhân dân tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trong mọi tình huống. Tăng cường xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở nhằm tạo ra các điều kiện đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia từ sớm, từ xa, từ cơ sở, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng vùng, từng khu vực, lĩnh vực, địa bàn cụ thể.

Hoàng Phong

Dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) do Bộ Công an chủ trì soạn thảo dự kiến sẽ được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7. So với Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011, dự thảo luật có nhiều thay đổi, trong đó có nội dung về hỗ trợ nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân.

Trong chuyến công tác thu thập tư liệu, hiện vật cho Bảo tàng truyền thống của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, tôi có dịp về thăm đồng chí Ngô Văn Núi – nguyên chiến sĩ Trung đoàn 600 – Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, một trong số những cán bộ chiến sĩ vinh dự được bảo vệ Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc giai đoạn kháng chiến chống Pháp cho đến khi Người qua đời. Ở tuổi 94, mặc dù sức khỏe không được tốt, đi lại khó khăn, nhưng người lính cận vệ năm xưa vẫn minh mẫn lạ thường khi kể về những kỷ niệm của ông với Bác Hồ trong suốt 15 năm được may mắn, vinh dự bảo vệ Người.

Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Quốc phòng và An ninh (UBQPAN) Trịnh Xuân An cho biết, thực chất, khoản 8, Điều 8 Luật hiện hành (Luật Giao thông đường bộ năm 2008) đã cấm tuyệt đối: "cấm điều khiển ô tô, xe máy chuyên dùng mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn". Việc này vừa có cơ sở pháp lý, vừa có cơ sở lý luận, khoa học.

Thủ tướng Slovakia Robert Fico đã may mắn thoát chết và hiện đã vượt qua cơn nguy kịch sau khi bị một thành phần chính trị đối lập bắn 4 phát đạn vào vùng bụng hôm 15/5. Châu Âu bị một phen chấn động bởi vụ ám sát chính trị hiếm hoi xảy ra giữa những căng thẳng chính trị, ngoại giao xung quanh cuộc chiến tại Ukraine.

Nhiều công trình, dự án trên địa bàn Thủ đô đang được triển khai nên nhu cầu vận chuyển vật liệu xây dựng tăng cao dẫn đến tình trạng xe vi phạm quá khổ, quá tải có thể tái diễn, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn. Tối 18/5, Đội CSGT số 6 (Phòng CSGT Hà Nội) đã tổ chức tuyên truyền, nhắc nhở đến các đơn vị thi công, doanh nghiệp kinh doanh vận tải và đội ngũ lái xe bảo đảm TTATGT.

Một nhóm 9 du khách, thanh thiếu niên khi vui chơi, tắm biển tại bãi biển Đà Nẵng đã gặp sự cố đuối nước. Mặc dù lực lượng cứu hộ cứu nạn bãi biển tích cực ứng cứu, nhưng do sóng to, khu vực tắm có biển báo cấm tắm nguy hiểm nên trong số 8 du khách đưa vào bờ, có 2 du khách đã tử vong, 1 nạn nhân mất tích.

Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” (nay là học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh) đã triển khai được 18 năm (từ 2006). Đó là quãng thời gian đủ dài để đánh giá về hiệu lực, hiệu quả trong đời sống chính trị, văn hóa, xã hội.

Hơn 1 tháng sau khi giải vô địch các câu lạc bộ Pencak Silat Quốc gia 2024 khép lại, tranh cãi một lần nữa nổi lên. Lần này, câu chuyện xoay quanh một VĐV bị đơn vị chủ quản cũ cấm thi đấu, nhưng vẫn đầu quân cho một địa phương khác và lên ngôi vô địch.

Nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2024), trong những ngày gần đây, các học giả, các hãng truyền thông quốc tế đã đăng tải nhiều bài viết ca ngợi cuộc đời nhà cách mạng vĩ đại của dân tộc Việt Nam.

“Tôi đã được gặp rất nhiều người từng tiếp xúc và gặp gỡ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Họ kể cho tôi nghe những câu chuyện xúc động và những kỷ niệm đã nằm lòng về Người. Qua câu chuyện của họ, tôi thật sự ngưỡng mộ Bác Hồ. Ông không chỉ là nhà lãnh đạo của riêng Việt Nam, ông còn là nhà lãnh đạo của những người bị nô lệ trên toàn thế giới”, nhà văn người Mỹ Lady Borton nói.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文