Phiêu với Sóc Trăng

09:16 28/08/2024

Tôi thật may đã gặp nhà thơ Thành Dũng (Trần Thanh Dũng) tại ngã ba sông Maspero, thành phố Sóc Trăng. Con triều đang dâng lên làm thành phố nghiêng nghiêng soi bóng lung linh trên sóng nước. Thành phố Sóc Trăng xinh xắn như thiếu nữ ở tuổi 17 (thành lập năm 2007). Cây cầu Quay và cầu 30/4 lúc nào cũng nhộn nhịp tàu xe ra vào trung tâm thành phố.

Tôi sực nhớ câu thơ thiền vừa nhập tâm tại ngôi chùa Dơi: “Tôi mơ làm một chiếc cầu/ Cho người qua lại hai đầu đường xa”.

Ngẫu hứng bên sông phố

Nếu chỉ đọc những bài thơ của nhà thơ Thành Dũng ta có thể coi là xong một chuyến du lịch khắp Sóc Trăng. Cây cầu quay trong bài thơ của anh miêu tả thật thú vị: “Chiều trên sông Cầu Quay/ Bóng chim nào tăm cá/ Lục bình xanh yên ả/ Dưới sắc trời không hoa”. Vượt Cầu Quay, chúng tôi dừng chân tại cổng ngôi Trường Ischool Sóc Trăng (19 Tôn Đức Thắng). Anh kể đây chính là ngôi Trường Taberd Sóc Trăng cũ, nơi hơn 1.800 chiến sĩ tù Côn Đảo trở về khi Cách mạng tháng Tám thành công (1945).

Khi đó chính quyền cách mạng ở Côn Đảo được thành lập trong những ngày đầu tháng 9/1945. Lực lượng chiến binh đã lật đổ ách thống trị trong nhà tù và chiến thắng trở về đất liền. Trong số những người về có nhiều lãnh tụ cách mạng như Tôn Đức Thắng, Lê Duẩn, Nguyễn Văn Linh, Phạm Hùng, Lê Đức Lương… Trường là nơi tập kết các chiến sĩ để chăm sóc trước khi về căn cứ địa cách mạng ở Cần Thơ nhận nhiệm vụ mới (cuối tháng 9/1945). Chính vì thế ngôi Trường Taberd Sóc Trăng đã được gắn Di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia (1992).

Tượng đài các cô gái Kinh - Hoa - Khmer (ngã tư Hùng Vương - Ngô Gia Tự).

Cửa biển ở Mỹ Thanh (Vĩnh Hải, Vĩnh Châu, Sóc Trăng) chính là nơi đồng chí Tôn Đức Thắng tự lái tàu từ Côn Đảo trở về cùng với đồng đội (23/9/1945). Đây là một trong hai bến tập kết của hơn 1.800 chiến sĩ tù Côn Đảo trở về trước khi tập trung tại Trường Taberd Sóc Trăng. Điều thú vị là gần 70 năm sau, chính nơi đây đã mọc lên những nhà máy điện gió đã đi vào hoạt động (2021).

Tính tới 2024, đã có ba nhà máy điện gió ở Vĩnh Châu đã được Tổng cục Điện lực miền Nam đóng cầu giao hòa lưới điện quốc gia. Đó là câu chuyện cổ tích hiện đại nhưng đúng là giấc mơ thần tiên của mảnh đất nghèo Sóc Trăng. Nhà thơ Thành Dũng đã biểu cảm qua hình ảnh: “Mỹ Thanh - công chúa ngọc ngà/ Qua sông biết: cũng bôn ba phận người”. (Cửa Mỹ Thanh).

Cánh đồng điện gió Sóc Trăng.

Hành trình chúng tôi sau khi rời chùa Dơi sẽ tham quan chùa Chrôi Tưm Chăs (chùa Trà Tim cũ) trên đường Trần Hưng Đạo. Nếu chùa Dơi nổi tiếng với đàn dơi quạ hàng ngàn con treo mình ngủ trên rừng Lim, thì chùa Chrôi Tưm Chăs (xây năm 1465) lại quyến rũ du khách với hơn 100 cây sao, cây dầu cổ cao vút. Kiến trúc chùa Chrôi Tưm Chăs rộng lớn còn gây ấn tượng độc đáo bởi hàng chục bức tượng Phật bốn mặt. Đồng thời chùa này đậm nét hòa đồng giữa văn hóa đạo Phật Việt -Khmer đặc sắc.

Nổi bật ở cổng chính được trang trí tới 5 ngọn tháp 6 tầng đặt tượng Phật Thích Ca (còn được hai dòng chữ Việt - Khmer mạ vàng). Bức tượng thần Vishu (tiêu biểu cho một trong ba thần Ấn Độ) đã được phát hiện ở Châu Thành (năm 2020) phần nào chứng minh nền văn hóa thời kỳ Óc Eo là hồn cốt của mảnh đất hàng ngàn năm Sóc Trăng. Đồng thời nơi đây tập trung ba nền văn hóa Việt, Hoa và Khmer hòa nhập. Tượng đài ba cô gái Kinh - Hoa - Khmer (ngã tư Hùng Vương - Ngô Gia Tự) thể hiện sống động cho sự gắn bó mật thiết đó. Những câu thơ của Thành Dũng mô tả phần nào thấm đậm tình dân tộc nơi đây: “Người đi mở cõi giàu nhơn nghĩa/ Chia ngọt sẻ bùi trong gian nan”. (Phương Nam thuở người đi mở cõi).

“Sóc Sơ bai Sóc Trăng”

Tới thành phố Sóc Trăng tôi luôn được nghe bài hát “Sóc Sơ bai Sóc Trăng” của nhạc sĩ Thanh Sơn (1938-2012). Nhất là hôm ra Trung tâm thương mại Sóc Trăng, tôi được nghe khúc ca chào Sóc Trăng ngân vang từ một cửa hàng điện tử. Một cảm xúc rung động mới lạ ập đến trong tôi như một lời chào đón qua một điệu thức ngũ cung dân gian Nam bộ. Giai điệu ngọt và êm đềm làm lắng dịu tâm hồn tôi. Nhạc sĩ đã chuyển tải được nét quấn quýt như anh em một nhà giữa những người Kinh - Hoa - Khmer.

Bài hát gắn kết cả ba ngôn ngữ qua lời chào thân thương. Những câu hát vang lên thân quen “Về Đại Tâm thăm người bạn Khơ me…/ Sóc Sơ bai bòn tâu na bòn tâu na bòn ơi”. Rồi cũng là lời chào như vậy khi âm hưởng Trung Hoa vang lên “Đường qua Trường Khánh có người bạn Hoa/ Tùa chế tùa hia ua tá lư thìa”. Dòng tự sự có sự hòa âm của khúc thức Khmer và Hoa trong điệu hò trên sông Hậu Giang. Đó là sự hòa nhập của dòng sông Maspero với sông Hậu và biển Đông. Câu hát đò đưa làm ai cũng không rời khỏi được khu chợ sầm uất vào bậc nhất này. Và tôi đã thuộc nó lúc nào không hay: “Người dân quê tôi Sóc Trăng đã bao đời dầm mưa dãi nắng/ Đổi lấy chén cơm thơm ngọt như sữa mẹ mát ngọt đời con/ Sông quê tôi đổ về ba ngã/ Cây trái ngọt uống dòng phù sa”.

Cầu 30/4 qua sông Maspero.

Nhạc sĩ Thanh Sơn (tên thật là Lê Văn Thiện) sinh ra trên đất Sóc Trăng, tới tuổi đôi mươi ông ra đi lập nghiệp tại Sài Gòn. Thật bất ngờ ông lại sớm nổi tiếng qua bài hát “Nỗi buồn hoa phượng” (1963). Mặc dù trước đó Thanh Sơn đã từng đoạt giải nhất giọng hát trong cuộc thi cùng với Chế Linh (1959). Nhưng do say mê sáng tác, Thanh Sơn bỏ nghề ca hát sau khi thành công với “Nỗi buồn hoa phượng”. Bài hát “Sóc Sơ bai Sóc Trăng” ra đời vài năm sau đó. Dường như toàn bộ ca khúc của Thanh Sơn đều viết về đề tài quê hương. Yếu tố dân gian Nam bộ đã làm nên tên tuổi của nhạc sĩ Thanh Sơn. Những thành công ban đầu nhạc sĩ đều gắn bó với Sóc Trăng. Sinh thời ông kể “Nỗi buồn hoa phượng” là ca khúc viết về một cuộc tình bên dòng sông Maspero.

Đó là ký ức đầy xao xuyến, khi nhạc sĩ chia tay người bạn tên là Nguyễn Thị Hoa Phượng học cùng Trường Hoàng Diệu (ở Sóc Trăng). Tình bạn học trò tuổi 13 trong hai năm trời đang thân thiết thì gia đình Nguyễn Thị Hoa Phượng phải chuyển về Sài Gòn. Khi được bạn trai hỏi địa chỉ liên lạc thì cô bé chỉ buồn bã nói: “Em tên là Hoa Phượng, mỗi năm đến hè nhìn hoa phượng nở thì hãy nhớ đến em”. Cũng từ đó hai người bặt tin nhau.

Không ngờ hơn mười năm sau, chính câu trả lời e thẹn của cô bé đã trở thành lời mở đầu cho bài hát “Nỗi buồn hoa phượng” của nhạc sĩ Thanh Sơn. Liên tục đi tới đâu nhạc sĩ Thanh Sơn đều có những bài hát được nhiều người yêu thích: “Áo mới Cà Mau”. “Áo trắng Gò Công”, “Hương lúa Hậu Giang”… Đáng chú ý, ông được nhiều ca sĩ chọn biểu diễn các ca khúc hay như “Nhật ký đời tôi”, “Trả lại thời gian”, “Mùa hoa anh đào”, “Đoản xuân ca”…

Thơm thảo hương quê

Bấy lâu nay ai cũng nghĩ Sóc Trăng chỉ là xứ chùa đền nhưng lần này “Sóc Sơ bai Sóc Trăng” lại chỉ đường một lối khác về cõi hương của ruộng lúa. Tôi đứng ngẩn ngơ trước tượng đài bông lúa tại ngã tư Lê Duẩn - Lê Hồng Phong với hình ảnh cách điệu rỗng của bố cục bất ngờ. Một cảm xúc mới lạ làm tôi càng kính phục bác sĩ nông học Lương Định Của (1920-1975) ở thị trấn Đại Ngãi, Sóc Trăng.

Ông là nhà tạo giống cây trồng và lai tạo được nhiều giống lúa nổi tiếng ở nước ta. Bức tượng tôn vinh ông đã được dựng trong công viên Giải phóng bên đường 30/4 (TP Sóc Trăng). Noi gương ông, nhiều nhà khoa học tiếp tục tìm chọn giống lúa mới trên mảnh đất thuần nông Sóc Trăng. Và tới nay, gạo ST25 lần thứ hai đoạt giải nhất trong cuộc thi thế giới năm 2023. Đây là công trình nghiên cứu giống lúa của kỹ sư Hồ Quang Cua suốt 20 năm qua.

Từ xa xưa cho tới nay đất phù sa nơi đây vẫn thế với cánh đồng lúa thơm: “Sóc Trăng nước mặn đồng bằng/ Dân lành lúa tốt, của hằng trời cho/ Kế Sách, Ba Rinh, Xà Mo/ Lắm vườn nhiều ruộng, không lo mất mùa” (ca dao). Vậy là với đặc sản bánh Pía lâu đời, nay Sóc Trăng lại có thêm giống lúa mới nổi tiếng thế giới. Chúng tôi đi như mơ trong ánh sáng cây lúa bồng bềnh trong sóng nước Sóc Trăng. Vũ điệu Lâm Thôn trên sân cỏ mướt xanh cuốn hút chúng tôi trong những bước nhún nhảy đong đưa. Các vũ nữ xinh đẹp say sưa hát: “Đến rồi nhé Sóc Trăng ơi/ Khô trâu Thạnh Trị mê tơi trong lòng/ Lạp xưởng Vũng Thơm tươi hồng/ Bánh in, bánh pía, bánh phồng tôm vuông”. (Đồng dao).

Vương Tâm

Liên quan vụ sạt lở đất đá tại một cung đoạn ở đèo Khánh Lê trên tuyến đường quốc lộ 27C nối Nha Trang (Khánh Hòa) với Đà Lạt (Lâm Đồng) như Báo CAND đã thông tin, đến 17h30' chiều nay 15/12, công tác khắc phục hậu quả vẫn còn đang được triển khai nhưng gặp rất nhiều khó khăn.

Nói đến đặc công nước là nhắc đến một lực lượng đặc biệt tinh nhuệ đã đi vào huyền thoại với lối đánh thủy chiến truyền thống và độc đáo. Để trở thành những chiến sĩ đặc công nước “đặc biệt tinh nhuệ, anh dũng tuyệt vời, mưu trí táo bạo, đánh hiểm thắng lớn”, CBCS Lữ đoàn Đặc công nước 5 luôn phải đối mặt với hiểm nguy.

Trong xã hội hiện đại, “deadline” không chỉ là một cụm từ quen thuộc mà còn trở thành nỗi ám ảnh đối với nhiều người trẻ. Không ít người đã bị cuốn vào guồng quay của công việc, chạy đua với thời gian để hoàn thành nhiệm vụ, đến mức kiệt sức cả về thể chất lẫn tinh thần, thậm chí có người phải nhập viện. Khoa học gọi đây là hội chứng “burn out” (cháy sạch). Đây là một thực trạng đáng báo động, phản ánh mặt trái của lối sống và làm việc quá tải mà người trẻ đang đối mặt.

Ngày 15/12, Công an huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) vừa phối hợp các lực lượng chức năng bắt giữ thành công 1 đối tượng quốc tịch Lào, thu giữ 18.000 viên ma túy tổng hợp sau 2 ngày đầu ra quân thực hiện cao điểm tấn công trấn áp tội phạm bảo vệ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Những hạn chế, vướng mắc trong phát triển nhà ở xã hội là vấn đề đã khiến nghị trường Quốc hội “nóng” lên tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV vừa qua. Tại kỳ họp này, Quốc hội đã chính thức biểu quyết thông qua Nghị quyết về "Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội".

Đảng ủy, Ban Biên tập cùng toàn thể cán bộ, chiến sĩ, phóng viên, nhân viên Báo CAND xin gửi lời chia buồn sâu sắc tới đồng chí Đặng Thị Huyền cùng gia đình. 

Ngày 15/12, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tuy An (Phú Yên) cho biết, đã tống đạt quyết định khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam về tội danh “Cố ý gây thương tích” đối với Võ Duy Khang (SN 2005, trú ở xã An Cư, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên).

Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH Công an tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định thu hồi không có thời hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự của Công ty TNHH Security 24 (địa chỉ trụ sở tại số 238 Nguyễn Duy Hiệu, phường Đông Hương, TP Thanh Hóa) do ông Trịnh Đình Khoa, SN 1973 ở thị trấn Quý Lộc, huyện Yên Định đứng tên làm Giám đốc.

Nguồn tin từ Cơ quan CSĐT Công an huyện Sông Hinh (Phú Yên) ngày 15/12 cho biết, vừa tống đạt quyết định khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam về tội danh “Đe dọa giết người” đối với  Nguyễn Duy Tân (SN 1994, trú khu phố Bắc Lý, thị trấn Củng Sơn, huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên).

Ngày 15/12, lễ hội Nhô Lir Bong (mừng lúa mới) của người Cơ Ho S’re tại huyện Di Linh (Lâm Đồng) đã được phục dựng, tái hiện trong sự hân hoan của hàng trăm người đến từ các dân tộc anh em chung sống thuận hòa trên cao nguyên Di Linh, nhân dịp Festival hoa Đà Lạt lần thứ 10 năm 2024.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文