Việt Nam giới thiệu Báo cáo quốc gia lần thứ hai về thực thi Công ước chống tra tấn

12:59 22/11/2024

Hội thảo đã giới thiệu Báo cáo quốc gia lần thứ hai của Việt Nam về thực thi Công ước chống tra tấn, đồng thời thảo luận các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi, khẳng định cam kết của Việt Nam trong bảo vệ quyền con người.

Thực hiện Đề án của Bộ Công an đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, ngày 22/11, tại Thủ đô Hà Nội, Cục Đối ngoại và Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp, Bộ Công an phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam tổ chức hội thảo quốc tế “Giới thiệu Báo cáo quốc gia lần thứ hai của Việt Nam về thực thi Công ước chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người” (Công ước).

Việt Nam giới thiệu Báo cáo quốc gia lần thứ hai về thực thi Công ước chống tra tấn -0
Thiếu tướng Nguyễn Văn Kỷ nhấn mạnh, việc xây dựng và bảo vệ Báo cáo quốc gia là một trong những nhiệm vụ quan trọng, thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong quá trình thực thi các nghĩa vụ thành viên Công ước.

Thiếu tướng Nguyễn Văn Kỷ, Phó Cục trưởng Cục Đối ngoại và ông Patrick Haverman, Phó Trưởng đại diện UPDP tại Việt Nam đồng chủ trì hội thảo.

Tham dự sự kiện này có đại biểu tới từ các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương cùng đại diện các Đại sứ quán Norway, Hà Lan và Thụy Sĩ tại Việt Nam.

Hội thảo được tổ chức với hai phiên chính: Tổng quan về việc Việt Nam tham gia Công ước chống tra tấn và các nghĩa vụ của quốc gia thành viên; thảo luận chuyên đề. Mỗi phiên đều hướng đến việc đánh giá, phân tích thực trạng cũng như đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả thực thi Công ước trong bối cảnh Việt Nam tiếp tục thực hiện cam kết quốc tế về bảo vệ quyền con người.

Ông Patrick Haverman phát biểu tại hội thảo.

Trong phiên thứ nhất, đại diện Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp (Bộ Công an) đã trình bày nội dung quan trọng liên quan đến Công ước chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người. Báo cáo cũng nêu rõ, quá trình xây dựng Báo cáo quốc gia lần thứ hai, nhấn mạnh những thành tựu nổi bật của Việt Nam trong việc đảm bảo quyền con người, đặc biệt là quyền không bị tra tấn. Những nội dung này không chỉ cung cấp bức tranh tổng quan về việc thực hiện Công ước mà còn làm rõ các thách thức mà Việt Nam cần giải quyết trong thời gian tới.

Phiên thảo luận chuyên đề diễn ra với sự tham gia của nhiều cơ quan, đơn vị quan trọng như Vụ Pháp luật quốc tế (Bộ Tư pháp), TAND tối cao, Cục Cảnh sát quản lý tạm giam, tạm giữ và thi hành án hình sự tại cộng đồng (Bộ Công an), Vụ Các tổ chức quốc tế (Bộ Ngoại giao), VKSND tối cao và Đại học Luật Hà Nội.

Các đại biểu tham luận tại hội thảo.

Các chuyên đề xoay quanh nhiều khía cạnh thiết thực trong việc triển khai Công ước, bao gồm giáo dục nâng cao nhận thức về quyền con người, hoàn thiện pháp luật để đảm bảo thực thi hiệu quả Công ước, các biện pháp bảo vệ quyền con người trong giai đoạn tạm giữ và tạm giam, cùng với các quy trình tố tụng nhằm bảo vệ quyền không bị tra tấn. Ngoài ra, các báo cáo cũng đề cập đến việc thực hiện các cam kết quốc tế liên quan đến quyền con người, nhấn mạnh sự phối hợp liên ngành trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế.

Quang cảnh hội thảo.

Phần hỏi – đáp sau các bài tham luận đã diễn ra sôi nổi, với nhiều ý kiến, câu hỏi từ các đại biểu được các báo cáo viên giải đáp chi tiết. Những thông tin cung cấp trong phần này giúp làm rõ hơn các nội dung về thực tiễn thực thi Công ước tại Việt Nam, đồng thời chỉ ra các giải pháp trọng tâm cần được tập trung triển khai trong thời gian tới.

Các đại biểu tham dự hội thảo.

Kết thúc hội thảo, đại diện Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp (Bộ Công an) đã phát biểu bế mạc, ghi nhận và đánh giá cao các ý kiến đóng góp từ các cơ quan, tổ chức, chuyên gia tham dự. Bộ Công an cam kết sẽ tiếp thu ý kiến, nghiên cứu và tổ chức triển khai nhằm nâng cao hiệu quả thực thi Công ước trong bối cảnh thực tiễn tại Việt Nam. Đồng thời, các nội dung này sẽ là cơ sở quan trọng để chuẩn bị cho việc trình bày và bảo vệ thành công Báo cáo quốc gia lần thứ hai về Công ước chống tra tấn tại Ủy ban Công ước trong thời gian tới.

Khổng Hà

Viện KSND tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố bị can Hoàng Quốc Vượng (cựu Thứ trưởng Bộ Công thương) cùng 8 bị can khác về tội tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Bị can Hoàng Quốc Vượng được xác định đã làm trái nghị quyết của Chính phủ, giúp các Công ty Trung Nam - Thuận Nam và Solar Farm Nhơn Hải hưởng lợi bất hợp pháp hơn 1.043 tỷ đồng.

Liên quan đến sai phạm tại Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư phục vụ Dự án xây dựng sân bay Long Thành, chiều ngày 22/2, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai đã khởi tố, bắt tạm giam Giám đốc Trung tâm phát triển Quỹ đất huyện Long Thành Lê Quang Hùng và 4 cán bộ liên quan…

Bất luận đích thân lãnh đạo tỉnh trực tiếp kiểm tra, chỉ đạo “nóng” tại hiện trường và ban hành nhiều văn bản yêu cầu giám sát, ngừng hoạt động đối với các cơ sở chế biến gỗ dăm không phép, song nhiều doanh nghiệp vẫn lén lút hoạt động. Quá trình đó, không chỉ tiềm ẩn nguy cơ về ANTT, an toàn cháy nổ mà có cơ sở còn xảy ra tai nạn lao động nghiêm trọng.

Ngày 23/2, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Quảng Ngãi cho biết đã khởi tố, bắt tạm giam đối tượng Nguyễn Thanh Duy (SN 1989, ngụ ở thôn An Phong, xã Bình Mỹ, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) liên quan đến vụ cạy, phá két sắt tại một nhà dân.

Chiều 23/2, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Tây Ninh cho biết, vừa bắt giữ Phùng Hữu Thịnh (SN 1996), Lê Văn Phi (SN 2001), Nguyễn Huy Hoàng (SN 2005) và Ngô Thanh Hậu (SN 2005), cùng ngụ huyện Tân Biên để điều tra, làm rõ hành vi sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Vụ cầm dao xông vào cửa hàng FPT Shop tại TP Thủ Đức để cướp tiền xảy ra ngày hôm qua (22/2) đã gây sự chú ý lớn của dư luận. Không chỉ vì hành vi táo tợn của đối tượng gây án Trương Hùng Đức (SN 2003; HKTT thôn Phú Cần, xã An Thọ, huyện Tuy An, Phú Yên) mà sau khi bị bắt giữ, những lời khai nhận của đối tượng càng khiến dư luận không khỏi ngạc nhiên và tiếc nuối…

Các nhà khoa học Trung Quốc vừa phát hiện một chủng virus corona mới từ loài dơi, có khả năng xâm nhập tế bào con người thông qua cùng loại protein bề mặt tế bào mà virus SARS-CoV-2 (gây bệnh COVID-19) đã sử dụng. Phát hiện này dấy lên lo ngại về khả năng chủng virus mới có thể lây lan sang người trong tương lai, dù hiện tại mức độ lây nhiễm của nó chưa cao như SARS-CoV-2.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.