Cây 'ATM gạo' thứ 4 của Báo CAND đến với bà con nghèo huyện biên giới

17:20 04/05/2020
Chỉ trong vòng 2 tuần, hàng chục tấn gạo đã được Báo Công an nhân dân (CAND) và những nhà hảo tâm đưa đến tay người lao động gặp khó khăn trong thời điểm giãn cách xã hội. 

Sáng 4/5, Báo CAND và các nhà hảo tâm lại tiếp tục gắn một máy ATM gạo tại huyện Đức Huệ, tỉnh Long An nơi người dân vùng giáp ranh biên giới này vẫn còn khốn khó, ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19…

Tại nhà văn hóa huyện Đức Huệ, mỗi người chỉ cần xếp hàng chở chừng 10-15 giây là có thể mang về 2kg chuẩn bị bữa cơm cho gia đình. Hơn 10 tấn gạo từ các nhà hảo tâm đã được chuyển đến chất đầy căn phòng, nắng nóng nhưng những tổ thanh niên trong huyện vẫn tích cực giăng dây hướng dẫn bà con đứng đúng hàng, giữ khoản cách và dặn dò đeo khẩu trang.

Rất nhiều người dân khó khăn ở huyện biên giới Đức Huệ đến với máy ATM gạo do Báo CAND và các nhà hảo tâm lắp đặt.
Người dân được đo thân nhiệt và phát khẩu trang

Bà Bùi Thị An, 75 tuổi bán vé số tại địa bàn huyện Đức Huệ hồ hởi, gia đình bà có 7 người thì cả 7 người bán vé số. Thời điểm giãn cách xã hội, gia đình đều không có thu nhập nên tất cả đều trông chờ vào những nhà hảo tâm. Nay nghe huyện thông báo có máy ATM gạo do Báo CAND và các nhà hảo tâm tài trợ, cả nhà vui lắm nên lên đây xếp hàng. Số gạo lấy một lần cả gia đình ăn cũng được 3-4 ngày.

Ngồi trong nhà chờ có hàng chục người bán vé số chờ đến lượt tiếp cận máy ATM lấy gạo. Một số người tranh thủ vừa đến lấy gạo vừa mời mọc khách mua vé số. Anh Thành, một người tàn tật bán vé số cho hay: “Hai vợ chồng tàn tật, không nhà cửa, không con, ở trọ nên bán được tờ nào hay tờ đó, chẳng dành dụm được là bao. Mấy bữa giãn cách xã hội tôi hay ghé đến trung tâm để lấy bánh mì từ thiện về 2 vợ chồng ăn. Hôm không có bánh mì từ thiện thì làm hộp cơm 2 vợ chồng chia đôi để ăn qua bữa, Nay có gạo rồi mà ngày nào cũng được đến nhận nên lãnh gạo xong tạt ngang qua chợ mua mớ rau, con cá để vợ nấu bữa cơm cho ra bữa!”.

Các đại biểu trong buổi khai trương máy ATM gạo ở huyện Đức Huệ
UBND huyện Đức Huệ trao hoa và thư cảm ơn đến với Báo CAND và những nhà hảo tâm
Đại tá Trần Kim Thẩm, Phó Cục trưởng Cục truyền thông CAND, Phó Tổng biên tập Báo CAND phát biểu tại buổi khai trương ATM gạo

Nhìn những người lao động khó khăn tại huyện biên giới Đức Huệ lóng ngóng đặt chân vào nút điều khiển máy ATM gạo khiến nhiều người chứng kiến chạnh lòng, nhưng qua phút bối rối, gương mặt của những người khó khăn đến với ATM gạo như được giãn ra phần nào, vì họ biết những ngày sắp tới họ không phải lo lắng việc chạy gạo từng bữa. 

Đại tá Trần Kim Thẩm, Cục phó Cục Truyền thông CAND, Phó Tổng biên tập Báo CAND chia sẻ: “Hơn 3 tháng qua dịch bệnh COVID-19 hoành hành trên khắp thế giới, ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Tại Việt Nam mặc dù dịch bệnh được kiềm chế nhưng ảnh hưởng của dịch bệnh đến đời sống của người dân còn rất nặng nề. Tại Long An ngoài ảnh hưởng của dịch bệnh còn bị ảnh hưởng bởi hạn mặn xâm nhập. Chính phủ đã có nhiều chủ trương, chính sách để giúp cho người dân gặp khó khăn trong thời kỳ dịch bệnh.

Từ sự chỉ đạo của Chính phủ và Cục Truyền thông CAND, Báo CAND đã có nhiều cách giúp đỡ cho những người lao động, người dân gặp khó khăn. Chỉ trong thời gian ngắn, đây là cây ATM gạo thứ 4 được Báo CAND và các nhà hảo tâm như Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI, Công ty Cơ  điện lạnh Minh Huy, Công ty Đồng Tâm, gia đình ông Võ Văn Bảy…và một số nhà hảo tâm khác đã đóng góp hàng chục tấn gạo để đến với tay những người khó khăn. Chúng tôi những người làm công tác từ thiện mong muốn người dân sẽ bớt đi một phần khó khăn để vượt qua thời điểm này!”.

Người dân xếp hàng, giữ khoảng cách để vào nhận gạo
Những bịch gạo như thế này sẽ giúp những người lao động tạm vượt qua giai đoạn khó khăn.

Trao đổi với phóng viên báo CAND, ông Lê Văn Nên, Phó Chủ tịch UBND huyện Đức Huệ cho biết, huyện Đức Huệ có khoảng 69 ngàn người, đa phần dựa vào nông nghiệp là chính. Ảnh hưởng từ dịch bệnh cộng với hạn mặn xâm nhập đã gây khó khăn cho người dân ở đây nên khi Báo CAND và các nhà hảo tâm đặt ATM gạo tại huyện khiến người dân vô cùng phấn khởi. Chỉ trong vài ngày, số lượng gạo mà các nhà hảo tâm chuyển đến ATM gạo lên đến gần 19 tấn. Để thực hiện đúng chỉ đạo giãn cách xã hội, hạn chế tụ tập đông người phía UBND huyện Đức Huệ sẽ phát gạo cho bà con ở khung 16-18h mỗi ngày.

Những hạt gạo trắng ngần tuôn ra từ máy ATM gạo do Báo CAND và các nhà hảo tâm lắp đã giúp cho người dân khó khăn ở huyện vùng biên giới này vơi đi nổi lo cơm gạo hàng ngày khi dịch bệnh và hạn mặn vẫn còn diễn biến phúc tạp.

M.Đức

Xu hướng tiêu dùng thay đổi, thay vì thuê cửa hàng truyền thống với chi phí cao, nhiều doanh nghiệp, người kinh doanh thu hẹp và đóng cửa nhiều cửa hàng và chuyển dần sang bán hàng online qua các kênh, nền tảng thương mại điện tử, nhất là trong dịp Tết Ất Tỵ 2025.

Ngày 24/12, tại bản Mé Lếch, xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Phòng CSĐT tội phạm về kinh tế, Công an tỉnh Sơn La chủ trì, phối hợp với Công an huyện Mai Sơn và Đội Quản lý thị trường (khu vực Mai Sơn, Yên Châu) đã kiểm tra, phát hiện Công ty trách nhiệm hữu hạn Bảo Châu Sơn La sản xuất, kinh doanh bánh mỳ tươi không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Châu Âu đang đối mặt với những thách thức kinh tế và địa chính trị nghiêm trọng có thể làm xói mòn nền tảng thịnh vượng đã xây dựng suốt hàng thập niên qua. Sự trở lại của ông Donald Trump, cùng với căng thẳng thương mại gia tăng và sự suy thoái trong đổi mới, đang đẩy Liên minh châu Âu (EU) đối diện với bài toán sống còn.

Đội tuyển Việt Nam đang chuẩn bị cho trận bán kết lượt đi ASEAN Cup 2024. Lúc này cái tên Nguyễn Xuân Son được quan tâm nhiều hơn cả. Nhưng nên nhớ rằng, đội tuyển là một tập thể vẫn còn nhiều nhân tố quan trọng.

Đối tượng mạo danh là “Trưởng phòng Công an TP Đà Nẵng”, sau đó thông báo số điện thoại của nạn nhân liên quan đến việc làm ăn phi pháp; đồng thời đe dọa, yêu cầu nạn nhân cầm sổ đỏ và chuyển tiền để chứng minh mình không vi phạm. Hậu quả, nạn nhân sập bẫy Công an giả sau 2 lần chuyển tổng cộng mất hơn 2 tỷ đồng...

Tại cơ quan điều tra, Luận khai nhận, 1 quả thận được Luận mua với giá từ 380 triệu đến 450 triệu đồng, sau đó môi giới bán cho người mua có nhu cầu ghép thận với giá dao động từ 1 tỷ đến 1,45 tỷ đồng. Trong khi Luận đang tổ chức ca môi giới ghép thận vào ngày 20/12/2024 thì bị lực lượng Công an phát hiện, bắt giữ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文