Ân nhân của những người khiếm thị

09:47 29/04/2010

Lặng lẽ và cao cả, bao năm qua thầy kiếm tìm và đưa những con người bất hạnh đã và đang sống trong bóng đêm, đến bệnh viện chữa trị để họ được thấy ánh sáng của cuộc đời. Vị tu sĩ giàu lòng nhân ái ấy là Đại đức Thích Minh Phú (Phó Hội trưởng thường trực Hội từ thiện Tổ đình Giác Nguyên - Ủy viên Ban từ thiện xã hội Thành hội Phật giáo TP HCM).

Trở thành "hiệp sĩ chống mù” từ một chuyến đi

Một buổi chiều muộn đầu năm 1999, Đại đức Thích Minh Phú nhận được lời mời của một đoàn từ thiện đến thăm và tặng quà cho đồng bào nghèo ở huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. "Khi ấy thầy chỉ biết loáng thoáng rằng Sóc Trăng cách TP HCM khoảng 300km, là một trong những tỉnh nghèo nhất nước và Vĩnh Châu là huyện nghèo nhất tỉnh. Một nguyên nhân của cái sự nghèo khó ấy là do huyện có quá nhiều người mù" - Đại đức Thích Minh Phú, nhớ lại: "Trong quá trình tặng quà cho bà con nghèo tại xã Hòa Lạc (huyện Vĩnh Châu) thầy ghi nhận có hơn 100 người mù ở nhiều độ tuổi khác nhau. Thương nhất là các cháu thiếu nhi, những nam nữ thanh niên phải sống trong màn đêm tăm tối, cơ hàn đến khốn cùng vì đôi mắt không nhìn thấy ánh sáng".

Đi sâu tìm hiểu, Đại đức Thích Minh Phú mới rõ căn nguyên dẫn đến "dịch mù" ở xã Hòa Lạc và tại một số xã khác ở Vĩnh Châu bắt nguồn từ nghề trồng hành tím truyền thống ở nơi đây. Quá trình tiếp xúc với phấn hành khiến người lao động bị viêm nhiễm. Nhưng do không được điều trị đúng phương pháp nên ngày càng nhiều bệnh nhân bị viêm giác mạc, lâu dần dẫn đến mù lòa.

Thầy Phú với những bệnh nhân nghèo ở Kiên Giang được phẫu thuật mắt.

Vị tu sĩ được người nghèo ở TP HCM gọi bằng nhiều biệt danh "ông sư chống mù", "hiệp sĩ chống bóng đêm"… trải lòng: "Chính cuộc sống trong bóng tối ấy đã trói buộc bà con với cái nghèo, cái khổ triền miên. Muốn Vĩnh Châu thoát nghèo thì phải giúp bà con chiến thắng bóng đêm, với suy nghĩ ấy mà thầy cùng anh chị em trong đoàn lưu tên tuổi, tình trạng bệnh tật, hoàn cảnh của từng bệnh nhân ở Hòa Lạc để lên kế hoạch giúp đỡ họ".

Trở lại thành phố, vị tu sĩ trẻ tích cực sẻ chia những điều mắt thấy tai nghe với nhiều Phật tử, Mạnh Thường Quân. "Khoảng 1 tháng sau chuyến đi ấy, thầy Phú cùng nhiều anh chị em hoạt động trong lĩnh vực từ thiện trở lại Vĩnh Châu đưa những bệnh nhân còn khả năng cứu chữa lên TP HCM phẫu thuật, chữa trị cho họ. Trong năm 1999, thầy và các Phật tử đồng chí hướng giúp gần 1.000 ca mổ mắt" - bà Cẩm Hồng, pháp danh Hải Chân Thiện, một trong những người gắn bó thường trực với Hội từ thiện Tổ đình Giác Nguyên, nhớ lại.

"Chỉ nguyện nối nhịp cầu nhân ái"

Hữu xạ tự nhiên hương, ngày càng nhiều bệnh nhân nghèo mắc các chứng bệnh về mắt hoặc gửi thư, hoặc trực tiếp tìm đến chùa Giác Nguyên tìm gặp "ông sư chống mù" nhờ giúp đỡ. "Càng nhiều yêu cầu giúp đỡ có nghĩa bà con tin tưởng hoạt động của thầy. Nếu không thể đáp ứng mọi yêu cầu cần giúp đỡ chữa bệnh hoặc để bệnh nhân phải đợi lâu thì thầy mang nặng cảm giác mình có tội với sự kỳ vọng của bà con nghèo".

Hiểu được tâm tình ấy của Đại đức Thích Minh Phú, các anh chị Phật tử cùng nhiều Mạnh Thường Quân gợi ý thầy thành lập Hội từ thiện Tổ đình Giác Nguyên, để qua đó kết nối hơn nữa nhiều tấm lòng hiệp nghĩa với đồng bào nghèo khó. Tháng 3/2001, Hội ra đời với mục đích duy nhất, giúp đỡ bệnh nhân, người nghèo không phân biệt tôn giáo, khoảng cách địa lý.

Đại đức Thích Minh Phú kể, thầy nhớ mãi kỷ niệm về một bệnh nhân bị đục thủy tinh thể do hoàn cảnh quá khó khăn phải bán suất mổ miễn phí của mình để lấy gạo lo cho bữa ăn gia đình. Chuyện ấy xảy ra cách đây 2 năm tại Khoa Mắt, Bệnh viện An Bình: "Sau khi được phẫu thuật, người đàn ông tên Hùng tâm sự: "Tôi chỉ tốn có hai trăm ngàn (200.000 đồng) mà được mổ dịch vụ chất lượng cao. Mổ xong lại được nhận quà của nhà chùa. Hồi trước cũng mổ cườm mà tốn đến mấy triệu bạc". Hỏi ra các thầy mới biết ông này mua lại suất mổ của một bệnh nhân. Thầy tìm đến nhà của người bán phiếu nọ và đã hỗ trợ gia đình anh ta vượt qua lúc khó ngặt".

Không dừng lại đây, thầy Phú còn giúp đỡ xây dựng nhà tình thương cho người nghèo, nhận cưu mang trẻ mồ côi không nơi nương tựa… Nói về những việc làm giàu tâm phúc ấy, thầy khiêm tốn: "Là người xuất gia, thầy chỉ cố làm trọn một điều, đưa thông điệp từ bi đến với mọi người. Còn đồng bào đau yếu, khó khăn thì thầy còn nối những nhịp cầu yêu thương".

Trước nghĩa cử tu hành tốt đời đẹp đạo của Đại đức Thích Minh Phú, vừa qua Chủ tịch nước đã tặng thầy Huân chương Lao động hạng ba.

Nguyễn Thành Dũng

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an tỉnh Thái Nguyên đã triển khai kế hoạch cao điểm cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip, đến ngày 27/5/2023 đã hoàn thành cấp 100% CCCD gắn chip cho những người đủ điều kiện (sớm hơn 65 ngày so với chỉ đạo của Bộ). Qua "mục sở thị" những mô hình điểm về chuyển đổi số tại Thái Nguyên, tôi nhận thấy CCCD gắn chip đã trở thành một phần tất yếu, thiết thực phục vụ người dân, doanh nghiệp, mà hai mô hình điểm thể hiện rõ nhất là: "Khám chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD và VNeID" và "Triển khai tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT".

Công an các đơn vị, địa phương đã tập trung triển khai phương án bảo đảm ANTT các hoạt động kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Ngày Quốc tế lao động và các hoạt động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5), chấp hành nghiêm túc chế độ trực ban, trực chiến bảo đảm quân số ứng trực, nắm chắc tình hình, triển khai thực hiện có hiệu quả các phương án bảo đảm ANTT, TTATGT, phòng, chống cháy, nổ...

Dưới cái nắng oi bức của mùa hè cộng thêm gió Lào khô rát khiến người ta ở trong nhà hay dưới bóng râm vẫn cảm thấy khó chịu, thế nhưng hơn 1 tháng nay, CBCS Công an Điện Biên vẫn luôn thường trực 24/24 tại các nút giao thông, các điểm di tích lịch sử và nơi diễn ra các hoạt động, sự kiện hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Những việc làm của các anh góp phần quan trọng đảm bảo an ninh, an toàn cho các đồng chí lãnh đảo Đảng, Nhà nước, các sự kiện và du khách thập phương đến với Điện Biên.

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文