Báo CAND và Agribank: Mang xuân đến vùng cao Tây Bắc

14:26 23/01/2016
Tiếp tục chương trình Tết vì người nghèo, Đoàn công tác của Báo CAND đã trao 100 suất qùa trị giá 50 triệu đồng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho đồng bào hai xã Sơn Bình của huyện Tam Đường và Nậm Sỏ, huyện Tân Uyên (Lai Châu).


Sau làn sương mỏng sà xuống ngang mặt là những nóc nhà nằm cheo leo trên sườn núi của người dân tộc Mông, Khơ Mú, Dao. Đường vào xã Sơn Bình, huyện Tam Đường có đoạn không nhìn thấy mặt người bởi sương mù bao phủ. Nhưng khi sương tan, ánh nắng ấm áp tràn về làm cho cảnh sắc thiên nhiên vừa kỳ vĩ, vừa nên thơ.

Thượng tá Vũ Mạnh Hà đại diện Báo CAND và Agribank trao quà tặng bà con xã Sơn Bình, huyện Tam Đường.

Bà con đã đến UBND xã, gương mặt ai cũng lấp lánh niềm vui. Những phụ nữ dân tộc Mông váy áo sặc sỡ nở nụ cười thật tươi khi chúng tôi hỏi chuyện. Đứa bé 3 tuổi dân tộc Mông được mẹ đưa đi theo bật khóc khi người lạ bế. Thằng bé kháu khỉnh là con của chị Thò Thị Nghênh, ở bản Huổi Ke.

Được biết, vợ chồng Nghênh có 1 sào ruộng trồng lúa ở trên bản cách nhà 3km. Chồng Nghênh ngày ngày trên nương, lúa thu hoạch không đủ ăn nên cô còn phải đi làm thuê nhưng vẫn nghèo.

Nhiều tuổi nhất đến nhận quà hôm nay là bà Vàng Thị Thếch, 65 tuổi nhưng trông như bà lão xấp xỉ tuổi 80. Bà Thếch không nhớ mình ở thôn nào, chỉ biết vợ chồng bà có ngôi nhà nhỏ nằm khuất trong thung lũng cách đây 3 dãy núi. Đường vào nhà phải đi bộ, mùa mưa thì cô lập với bên ngoài bởi đất nhão nhoẹt không thể đi lại. Vợ chồng bà có 2 người con nhưng đều ở Sa Pa. Tuổi già, ông bà chỉ trông vào ít thóc và ngô do trồng cấy gần nhà.

Gia tài lớn nhất của vợ chồng bà Thếch là 2 con trâu nhỏ. “Chẳng bao giờ được cầm số tiền lớn thế này”- bà thật thà khoe. 

Đại diện Báo CAND và Ngân hàng Agribank trao quà Tết cho bà con nghèo tỉnh Lai Châu.

Nhiều phụ nữ Mông khi chúng tôi hỏi chuyện đều không nhớ tuổi của mình. Có lẽ, cuộc sống vất vả và lạc hậu, nghèo đói nên họ không còn để ý đến tuổi tác. Sự khắc khổ hằn lên nét mặt khiến cho các nếp nhăn như nhiều thêm dù nhìn họ không thể đoán đúng tuổi. 

Sinh năm 1983 mà ngỡ như gần 50 tuổi, chị Hạng Thị Dinh ở bản Huổi Ke là người duy nhất nói được tiếng Kinh cho biết, hôm nay mình đến nhận quà cùng cô em dâu. Chồng chị Dinh đang thi hành án 17 năm tù. Khi chồng bị bắt, Dinh mới có 23 tuổi. 

Không chịu được búa rìu dư luận, Dinh đã ôm 2 đứa con về nhà ở với bố mẹ đẻ. Vì không có ruộng nên chị phải trồng cấy theo bố mẹ để lấy gạo ăn. Cười bẽn lẽn cho biết với số tiền 500.000đ này, Xá sẽ có một cái Tết tinh tươm hơn mọi năm.

Sơn Bình là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Tam Đường. Chia sẻ với chúng tôi, ông Vàng A Hồ, Chủ tịch UBND xã cho biết: “50 hộ nghèo đến nhận qùa đều là những người khó khăn, con đông, đất ít. Bản xa nhất của xã là Chu Va 12 đi lại cực kỳ vất vả, xã đã có nhiều chính sách giúp đỡ bà con trong bản phát triển kinh tế cũng như hỗ trợ khi có khó khăn. Thay mặt nhân dân trong xã, chúng tôi vô cùng cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của Báo CAND và nhà tài trợ đã tặng quà Tết cho đồng bào nghèo ở Sơn Bình”.

50 suất quà Tết trị giá 25 triệu đồng lại tiếp tục được trao cho người nghèo tại xã Nậm Sỏ, huyện Tân Uyên.

Chủ tịch UBND xã Lương Thanh Sáng cho biết: “Khó khăn lớn nhất của Nậm Sỏ chính là địa hình rộng, chia cắt bởi các khe suối nhỏ, dân cư sống không tập trung, đường giao thông liên bản ở một số bản vẫn còn là đường đất rất khó khăn khi đi lại trong mùa mưa. Do một số phong tục tạp quán lạc hậu còn tồn tại nên đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt, tỷ lệ hộ nghèo còn cao (795 hộ) và 45 hộ cận nghèo.  

Tuy đời sống còn khó khăn nhưng phong trào BVANTQ ở Nậm Sò rất tốt. Quần chúng đã cung cấp cho lực lượng Công an nhiều nguồn tin có giá trị, đảm bảo tình hình ANTT trên địa bàn.

Đón những suất quà Tết từ Báo CAND và Ngân hàng Agribank, niềm vui nở bừng trên khuôn mặt của bà con dân tộc Mông, Dao… Cái Tết như đang ở rất gần.

Trần Hằng – Việt Hà

Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước sẽ chính thức diễn ra vào sáng 30/4 tại TP Hồ Chí Minh. Đây là sự kiện chính trị đặc biệt quan trọng, có quy mô cấp quốc gia. Sự kiện do Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và TP Hồ Chí Minh thực hiện.

Ngày 18/4, Trung tướng Lê Văn Tuyến, Thứ trưởng Bộ Công an, Ủy viên Thường trực Hội đồng tư vấn đặc xá Trung ương, Trưởng Ban chỉ đạo về đặc xá của Bộ Công an đã có buổi kiểm tra về công tác đặc xá năm 2025 của Công an TP Hồ Chí Minh và các Trại giam Thủ Đức, Phú Hòa, An Phước, Xuân Lộc, Xuyên Mộc và Long Hòa. Tham dự buổi kiểm tra có lãnh đạo một số Cục nghiệp vụ của Bộ Công an, lãnh đạo Công an TP Hồ Chí Minh, Ban Giám thị 6 trại giam…

Hồi 18h30' ngày 17/4, Công an xã Phiêng Ban, huyện Bắc Yên (Sơn La) nhận được thông tin: tại khu vực cầu Suối Sập thuộc bản Tân Ban, xã Phiêng Ban, huyện Bắc Yên (đoạn tiếp giáp với xã Suối Bau, huyện Phù Yên) có 1 bé trai người dân tộc Mông đang ngồi dựa rãnh nước tà ly dương trong tình trạng đói, mệt lả vì say nắng. 

Lực lượng chức năng thu giữ gần 7,2 nghìn thành phẩm sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật; khoảng 20 nghìn tem nhãn các loại; gần 1 nghìn chai nhựa; 300 kg nguyên liệu gồm nắp nhựa, màng siu, thùng nhựa chứa dung dịch chất lỏng cùng nhiều máy móc, dụng cụ sản xuất thuốc bảo vệ thực vật giả.

Các đối tượng trong vụ án còn liều lĩnh phát hành hợp quy “khống” cho các thang máy, thiết bị sàn nâng người của các công trình xây dựng chung cư cao tầng phục vụ dân sinh. Việc làm trên của các đối tượng là hành vi cực kỳ nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, sức khoẻ của người lao động, người sử dụng thiết bị máy móc và người dân.

Dù có trụ sở sản xuất tại Hà Nội, nhưng sữa bột giả đã tung ra khắp các tỉnh, thành khi "hệ sinh thái" của Công ty CP Dược dinh dưỡng Hacofood Group (Công ty Hacofood Group) và Công ty CP Dược quốc tế Rance Pharma (Công ty Rance Pharma) mở các chi nhánh ở nhiều địa phương. Tại Hòa Bình, các công ty này đã đăng ký công bố hàng trăm sản phẩm. Sữa giả không chỉ thuê người nổi tiếng quảng cáo, mà còn được đưa vào cơ sở y tế bán cho người bệnh.

PV Báo CAND băng theo lối mòn đã hằn dấu vết chân người, len giữa những thân cây còn vương nhựa mủ bị cứa bởi rìu, nghe mùi đất mới trộn lẫn với mùi xăng dầu hắt lên từ hốc đá. Rừng Vĩnh Ô, nằm ở Tây Vĩnh Linh (Quảng Trị), nơi từng là vành đai phòng hộ của cả một vùng đầu nguồn, giờ thở dốc dưới những mái lán phủ bạt xanh, những hầm hố khoan sâu vào lòng đất như vết thương không bao giờ lành miệng.

Theo đề xuất, giai đoạn 2016 - 2030 xét đến năm 2035, trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh sẽ có 46 dự án năng lượng được đưa vào quy hoạch để xây dựng, bổ sung khoảng 14.500MW vào nguồn điện quốc gia. Tuy nhiên, sau hơn 7 năm kể từ khi dự án điện mặt trời đầu tiên được chấp thuận đầu tư, đến nay trên địa bàn mới chỉ có 2 dự án hoàn thành, đưa vào vận hành thương mại, số còn lại vẫn đang nằm trên giấy.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.