Bi kịch của cặp vợ chồng ở xóm chạy thận

08:51 08/05/2017
“Hai vợ chồng tôi người chạy thận, người kia ung thư, số phận bắt thế rồi thì cứ sống thôi chứ biết làm sao; mà nếu khó khăn quá thì tôi và ông ấy ra sông Hồng là xong”, bà Hoài nghẹn ngào trong nước mắt.

Trong cái nắng trưa hè, bà Dương Thị Hoài, 62 tuổi, quê ở huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định đang sắp mâm chuẩn bị bữa trưa. Chồng bà, ông Dương Xuân Chiên nằm trên giường phía sát tường trong, mở to đôi mắt nhìn lên trần nhà. Đã 9 năm từ khi quả thận không còn làm việc, bà phải ra thủ đô, gắn bó với “xóm chạy thận” ở con hẻm trong ngõ 121, đường Lê Thanh Nghị, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

“Cái bệnh thận này, người giàu mắc phải thì thành nghèo; ai vốn nghèo thì khánh kiệt” - vừa nói bà Hoài vừa dọn mâm bát chuẩn bị cho bữa cơm trưa trong căn phòng ẩm thấp, tối tăm. “Phòng chật không có ghế, chỉ có hai tấm ván kê thành giường cho tôi với ông ấy nên cậu ngồi tạm”.

Người phụ nữ đã ngoài lục tuần kể lại: “Năm 2009 khi đang làm ngoài đồng thì tôi thấy hoa mắt, “lả đi như người chết rồi”. Vài lần như vậy, nghe người ta mách tôi đi điều trị bằng thuốc nam. Khỏi đâu chưa thấy chỉ thấy người càng ngày càng “phình to như con trâu trương”. Biết không ở nhà được nữa nên tôi đành ra Hà Nội khám thì phát hiện bị viêm cầu thận, suy thận giai đoạn nặng”.

Ông Dương Xuân Chiên với tập hóa đơn tiền thuốc.

Ngày vào viện, bà không có bảo hiểm hay hỗ trợ gì nên gần hai tháng điều trị “chay”, tiền vay khi ấy giờ vẫn chưa trả hết được. Về sau bà Hoài được cấp cho bảo hiểm hộ nghèo nên đỡ hẳn chi phí chạy thận. Một tuần 3 buổi, bà lại tới Bệnh viện Bưu điện, cách chỗ ở 3km để “nhờ” máy móc thực hiện chức năng mà quả thận của mình không thể đảm đương nữa.

Ngày trước ngại đi vì đau, 4 tiếng nằm nhìn máu của mình chạy… ra ngoài cảm thấy sợ còn giờ chỉ trông đến ngày ấy vì lọc máu xong sẽ đẩy các chất độc, chất cặn khiến cơ thể nhẹ nhàng, thoải mái; nếu bỏ quên chỉ một buổi thôi là cơ thể phù nề, dịch tràn trong người.

 Tuy nhiên, dù chi phí chạy thận được đặt qua một bên nhưng chi phí dành cho các loại thuốc, các sản phẩm hỗ trợ bà vẫn phải tự mua hoàn toàn nên tháng nào cũng chi tới 4 - 5 triệu.

Thêm tiền nhà trọ, tiền điện nước, ăn uống là “đi toi” thêm 2 triệu nữa. “Ngày xưa có mình tôi thì một tháng tổng chi phí khoảng hơn 6 triệu, giờ thêm cả ông ấy nữa, mỗi tháng thêm 6 - 7 triệu, thành ra mười mấy triệu; gánh nặng này lớn quá tôi không biết làm sao”, bà Hoài thở dài.

Nhắc về chồng mình bà kể, ông cùng bà lên Hà Nội để chăm sóc vợ từ những ngày đầu tiên. Hồi chưa ngã bệnh, ông chăm bà rồi hay đèo bà trên chiếc xe đạp cũ đi chạy thận.

Nhưng đến cuối năm 2016 thì phát hiện ra bị ung thư đại tràng. Cái khốn kéo theo cái khổ, giờ cứ 20 ngày ông ấy phải đi xạ trị. Ông có bảo hiểm dành cho thương binh, nhờ vậy mà tiền chiếu xạ ung thư được trả, còn lại phải lo tiền thuốc.

“Cả xóm trọ này biết ông nhà tôi ung thư, nhưng vì là “xóm thận” nên ông thuộc diện “người ngoài”. Khi có chương trình từ thiện hay các đoàn hỗ trợ đến thì chỉ có những bệnh nhân thận được nhận thôi.

Đau đớn bệnh tật cùng với bao nhiêu thứ thuốc phải mua nên có lần tôi đánh bạo hỏi nhà hảo tâm… còn chiếc phong bì nào không tôi xin cho ông ấy. Người ta nghe tôi nói thương quá, họ vào xem thấy tôi nói thật nên cho một triệu”, bà kể.

Ông Chiên sau những đợt chữa trị đã bắt đầu rụng tóc. Người đàn ông 70 tuổi khuôn mặt hốc hác, thều thào cất tiếng xen lẫn những tiếng ho khan. Giờ sức ông cụ đi lại còn khó khăn chứ chẳng nói tới chuyện đèo vợ đi đây đó trên xe đạp.

Từ ngày đi chữa bệnh, gia đình bà bán hết trâu bò, lợn gà, ruộng vườn nhà cửa bỏ không; lên đây hiện giờ cũng không làm nổi việc gì mà kiếm tiền. Mấy năm trước ông bà còn sức đi bán nước, bán quạt giấy cạnh Bệnh viện Bạch Mai, thêm cả đi nhặt vỏ lon, nhờ vậy mà tự lo được bữa cơm hằng ngày. Nhưng giờ tuổi già sức yếu nên cả ông bà đều chỉ có thể ngồi chờ đến giờ chữa bệnh.

Vợ chồng bà Hoài có 3 người con, 2 con trai đi làm xa trong Đắk Lắk, con gái ở Hà Nội cách hơn 40 cây số, cuộc sống nghèo khó nên chu cấp chữa bệnh cho bố mẹ cũng chật vật. Chạy thận mãn như tôi với ung thư như cái ông kia - bà chỉ chồng mình, như múc nước đổ đi, thấy xót không thấu.

Tiếng ấm nước sôi réo lên khi từng mảnh của câu chuyện cuộc đời đang được kể. Dù không theo trình tự nào cả nhưng từng lời đều hằn rõ những nỗi niềm từ sâu trong lòng. Người phụ nữ sạm vết nắng trên khuôn mặt này đã phải chịu đựng những khó khăn cuộc sống quá lâu rồi nên bao cay đắng cứ theo đó trôi ra.

Bữa cơm trưa bị bỏ quên giữa những nỗi niềm của bà Dương Thị Hoài.

Báo CAND mong bạn đọc cùng chia sẻ với nỗi đau khổ của cặp vợ chồng bất hạnh này. Mọi giúp đỡ xin gửi về Quỹ Xã hội từ thiện, Báo CAND số 92 Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, điện thoại: 04.39420595, hoặc tài khoản Báo CAND: 0021000019774, Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội.

Trung Hiếu

Đối tượng mạo danh là “Trưởng phòng Công an TP Đà Nẵng”, sau đó thông báo số điện thoại của nạn nhân liên quan đến việc làm ăn phi pháp; đồng thời đe dọa, yêu cầu nạn nhân cầm sổ đỏ và chuyển tiền để chứng minh mình không vi phạm. Hậu quả, nạn nhân sập bẫy Công an giả sau 2 lần chuyển tổng cộng mất hơn 2 tỷ đồng...

Tại cơ quan điều tra, Luận khai nhận, 1 quả thận được Luận mua với giá từ 380 triệu đến 450 triệu đồng, sau đó môi giới bán cho người mua có nhu cầu ghép thận với giá dao động từ 1 tỷ đến 1,45 tỷ đồng. Trong khi Luận đang tổ chức ca môi giới ghép thận vào ngày 20/12/2024 thì bị lực lượng Công an phát hiện, bắt giữ.

Liên quan vụ truy bắt đối tượng trộm cắp xe ô tô ở Ninh Thuận, chiều 24/12 Phòng CSGT Công an tỉnh Ninh Thuận cho biết, vừa nhận được thư cảm ơn của ông Võ Tấn Long (SN 1976, trú ở 126 Hải Thượng Lãn Ông, phường Tấn Tài, TP Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận).

Đây là ý kiến chỉ đạo của Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an, Tổ phó Thường trực Tổ công tác Đề án 06 của Chính phủ tại Hội nghị triển khai Sổ Sức khỏe điện tử, cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID; triển khai bệnh án điện tử, thúc đẩy kết nối, liên thông dữ liệu giữa Bệnh viện Bạch Mai với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh và đẩy mạnh triển khai các nội dung của Đề án 06 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, chiều 23/12.

Theo truyền thông địa phương, các lính cứu hỏa được cho là gặp khó khăn trong quá trình tiếp cận khu vực hỏa hoạn tại tháp Eiffel. Cơ quan dịch vụ khẩn cấp Paris đã phải sơ tán hơn 1200 khách du lịch đang thăm quan công trình kiến trúc mang tính biểu tượng của Thủ đô nước Pháp. 

Chiều 24/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP Hồ Chí Minh đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tạm giam đối với Trịnh Thành Đức (SN 1996, biệt danh là Lil Ken) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản; ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Nguyễn Thị Lan (vợ cũ Đức, SN 1998, ngụ quận Bình Tân) cùng về hành vi trên.

Đăng tải thông tin sai sự thật về vụ việc phóng hỏa quán cafe ở số 258 đường Phạm Văn Đồng (phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) lên các hội nhóm trên mạng xã hội, chị  H.T.L đã bị Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) triệu tập làm việc và ra quyết định xử phạt hành chính 7,5 triệu đồng về hành vi “cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật”.

Trước những dấu hiệu bất thường liên quan đến việc lập, phê duyệt quy hoạch, thực hiện dự án Cụm công nghiệp vừa và nhỏ Lâm Bình (huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh), Thanh tra Bộ Xây dựng vừa có văn bản yêu cầu địa phương này làm rõ, đồng thời có văn bản báo cáo Thanh tra Bộ trước ngày 25/12/2024.

Nam thanh niên khai tên là Nguyễn Trần Huy, SN 2007, trú tại thôn Lê, xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang đang trên đường chở pháo về thì bị CSGT phát hiện, bắt giữ.

Ngày 24/12, tại Công an tỉnh Tuyên Quang, Bộ Công an tổ chức Hội thảo khoa học “Nhận diện xu hướng dịch chuyển của tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự lên không gian mạng”. Trung tướng Lê Quốc Hùng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Bộ Công an chủ trì Hội thảo.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文