Bình Dương xem xét nâng mức hỗ trợ về nhà ở cho người có công với cách mạng

21:26 26/08/2020
Xác định việc chăm sóc, động viên thương bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người có công là việc làm thường xuyên, quan trọng, giúp họ bớt đi phần nào khó khăn trong cuộc sống, những năm qua, tỉnh Bình Dương không ngừng làm tốt công tác “Đền ơn đáp nghĩa” cho người có công và thân nhân người có công, nhất là việc hỗ trợ xây dựng và sửa chữa nhà ở.


Thực hiện tốt công tác hỗ trợ nhà ở

Thấm nhuần đạo lý “Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây”, công tác thương binh, liệt sĩ và người có công luôn được sự quan tâm chỉ đạo đặc biệt của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, sự hưởng ứng tham gia nhiệt tình và trách nhiệm của các ngành, các cấp và toàn thể nhân dân. Hệ thống văn bản pháp luật, cơ chế chính sách về tôn vinh, ưu đãi, chăm sóc người có công ngày càng được hoàn thiện.

Những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Bình Dương, Công an tỉnh Bình Dương luôn có những chính sách, việc làm thiết thực, hiệu quả thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa” của dân tộc đối với những người đã cống hiến, hy sinh cho độc lập, tự do của Tổ quốc. Trong đó phải kể đến các chương trình hỗ trợ về nhà ở cho người có công với cách mạng, giúp nhiều gia đình ổn định cuộc sống, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.

Công an tỉnh Bình Dương trao tặng nhà tình nghĩa cho vợ liệt sĩ CAND Nguyễn Văn Cây.

Thực hiện Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở, ngày 10/7/2015, UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành Văn bản số 2306/UBND-VX về việc nâng mức hỗ trợ xây dựng và sửa chữa nhà tình nghĩa, với mức kinh phí hỗ trợ cho việc xây dựng mới 80 triệu đồng/căn và sửa chữa là 40 triệu đồng/căn. Từ ngày 1/1/2015 đến ngày 31/12/2019, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh đã thực hiện tốt chính sách này và vận động các nguồn xã hội hóa hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng. 

Đến nay, đã xây dựng được hơn 154 căn, với tổng kinh phí hơn 11 tỷ đồng, trong đó, kinh phí từ nguồn ngân sách hơn 4 tỷ đồng, vận động hơn 7 tỷ đồng; sửa chữa 445 căn, với tổng kinh phí hơn 16 tỷ đồng gồm hơn 11 tỷ đồng kinh phí từ ngân sách và vận động hơn 5 tỷ đồng. Việc thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, ổn định tinh thần, đảm bảo công bằng, không bỏ sót người có công với cách mạng.

Bà Nguyễn Ngọc Hằng, Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội chia sẻ, thực hiện chính sách đối với người có công thể hiện tinh thần trách nhiệm của Đảng và Nhà nước nhằm xoa dịu những mất mát to lớn và bù đắp phần nào công lao đối với những người đã cống hiến cho đất nước, hệ thống chính sách cho người có công đang từng bước được hoàn thiện. Đặc biệt, với sự quan tâm sâu sát của cấp ủy, chính quyền và sự nỗ lực của ngành Lao động, Thương binh và Xã hội đã góp phần đưa công tác đền ơn đáp nghĩa, chăm lo cho các đối tượng được thuận lợi, đi vào nền nếp, đáp ứng phần nào sự mong mỏi của các đối tượng người có công và xã hội, tạo niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.

Nâng mức hỗ trợ cho phù hợp

Có thể nói, qua hơn 5 năm thực hiện chính sách hỗ trợ xây dựng và sửa chữa nhà ở cho người có công với cách mạng đã góp phần đảm bảo tất cả các gia đình chính sách có cuộc sống bằng hoặc khá hơn mức sống trung bình của người dân nơi cư trú. 

Tuy nhiên, với giá vật tư và nhân công xây dựng ngày càng tăng cao như hiện nay thì mức hỗ trợ đối với xây dựng mới là 80 triệu đồng, sửa chữa là 40 triệu đồng là rất khó để các hộ người có công có thể xây dựng mới hoặc sửa chữa một ngôi nhà bảo đảm khang trang, chắc chắn. 

Bình Dương thực hiện tốt công tác hỗ trợ về nhà ở cho người có công.

Bên cạnh đó, những ngôi nhà tình nghĩa được xây dựng hoặc sửa chữa đã lâu, đang xuống cấp cần di tu, sửa chữa lớn, đồng thời phát sinh một số hộ mới, nếu vẫn giữ mức như trên thì việc xây dựng mới, sửa chữa nhà tình nghĩa cho người có công trong giai đoạn hiện nay sẽ không thực hiện được, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt của người có công.

Hơn nữa, những năm qua, công tác vận động Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” vẫn còn khó khăn, các địa phương không có cơ sở sử dụng ngân sách để hỗ trợ mà phụ thuộc vào công tác vận động. Nhiều doanh nghiệp hỗ trợ cho Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” với điều kiện là xây dựng nguyên căn (80 triệu đồng/căn), không hỗ trợ cho việc sửa chữa nhà ở cho người có công với cách mạng, nhiều địa phương không vận động được nguồn kinh phí nên hiện vẫn còn một số đối tượng người có công khó khăn về nhà ở.  

Từ thực tế trên, việc nâng mức kinh phí hỗ trợ xây dựng và sửa chữa nhà tình nghĩa cho đối tượng người có công là phù hợp. Nhằm đảm bảo đủ kinh phí cho việc xây dựng, sửa chữa nhà ở cho người có công với cách mạng theo mặt bằng giá cả chung hiện nay và cũng để tránh việc so bì giữa các nhóm đối tượng với nhau, UBND tỉnh Bình Dương đang đề xuất HĐND tỉnh xem xét ban hành Nghị quyết nâng định mức hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở cho người có công với cách mạng, nhằm góp phần giúp đỡ họ bớt đi phần nào những khó khăn trong cuộc sống và đảm bảo thực hiện chính sách an sinh xã hội của địa phương. 

Cụ thể, mức hỗ trợ xây mới là 100 triệu đồng/căn và bổ sung thêm 20 triệu đồng/căn cho nhà xây dựng trên nền đất yếu; mức sửa chữa là 50 triệu đồng/căn và bổ sung thêm 10 triệu đồng/căn cho nhà xây dựng trên nền đất yếu. Nguồn kinh phí hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở sẽ do các địa phương vận động các doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức, cá nhân đóng góp. Địa phương nào gặp khó khăn trong việc vận động thì sử dụng ngân sách địa phương theo phân cấp hiện hành để xây dựng, sửa chữa nhà ở cho người có công, đảm bảo không có người có công nào có khó khăn về nhà ở mà không được hỗ trợ.

Xuân Hà

Báo CAND đã đưa tin ban đầu về đường dây sản xuất, buôn bán, kinh doanh tiêu thụ sữa bột giả với quy mô cực lớn do Hoàng Mạnh Hà và Vũ Mạnh Cường chủ mưu cầm đầu vừa bị Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Bộ Công an phối hợp Văn phòng CSĐT triệt phá. Ngoài làm rõ cơ chế sở hữu chéo phức tạp với lợi ích chi phối rộng khắp của hệ sinh thái này, Cơ quan CSĐT Bộ Công an cũng phanh phui những khuất tất trong hoạt động tài chính kế toán của Công ty Rance Pharma và Hacofood, gây thiệt hại ngân sách Nhà nước ước tính hơn 28 tỷ đồng.

Ngày 13/4, Phòng Cảnh sát hình sự Công an Đà Nẵng cho biết đã bắt giữ Đinh Hồng Hải (SN 1996, trú huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam; hiện ở tại xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) về hành vi giả danh cán bộ Công an để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đồng thời làm rõ một đường dây làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức với quy mô lớn liên quan đến Hải và đồng bọn.

Chiều 13/4, Công an tỉnh Tây Ninh cho biết, vừa phối hợp cùng Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài tiếp nhận 21 công dân cư trú bất hợp pháp tại Campuchia. Các đối tượng này bị lực lượng chức năng Campuchia bắt giữ bàn giao cho Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia, đưa về Việt Nam qua cửa khẩu.

Trong lúc đang nằm ngủ với các con tại nhà riêng thì anh Q. bất ngờ bị vợ dùng dao cứa vào cổ. Thấy vậy, anh Q. chạy ra ngoài kêu cứu thì bị vợ đuổi theo chém nhiều nhát vào vùng đầu khiến anh Q. phải nhập viện cấp cứu.

Tối 12/4, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Nam đã ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với bà Nguyễn Ngọc Uyên Lan (SN 1995, trú xã Quế Mỹ, huyện Quế Sơn) để điều tra về hành vi hành hạ người khác theo Điều 140 Bộ luật Hình sự.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文