Chung tay giúp đỡ đồng bào miền Trung vượt qua thiên tai

08:27 20/10/2013
Rất nhiều đoàn công tác xã hội-từ thiện của các cơ quan, ban, ngành TW; các doanh nghiệp, cá nhân có tấm lòng hảo tâm đã đến với đồng bào miền Trung bị thiệt hại do bão lũ, giúp đỡ họ vượt qua khó khăn, hoạn nạn. Trong đó, Bộ Công an cũng đã trích hàng tỷ đồng từ Quỹ “Phòng chống thiên tai, đền ơn đáp nghĩa, xóa đói giảm nghèo”, do cán bộ, chiến sĩ toàn lực lượng Công an đóng góp, cử các đoàn công tác về các địa phương bị thiệt hại nặng hỗ trợ, giúp đỡ đồng bào bị thiên tai lũ lụt.

Theo báo cáo nhanh từ các địa phương, thiệt hại sơ bộ do bão, mưa lũ gây ra tại các tỉnh, thành phố từ Nghệ An đến Bình Định và tỉnh Kon Tum đến thời điểm này: 19 người chết; 3 người mất tích; 116 người bị thương; 603 nhà bị sập, trôi; 98.446 nhà bị ngập; 12.869 nhà bị tốc mái, hư hỏng; 21 trường học bị tốc mái, hư hỏng; 997ha lúa bị ngập, hư hại; 15.294ha hoa màu bị ngập, hư hại; 5.351ha cây công nghiệp, lâm nghiệp bị gãy đổ; hàng trăm nghìn cây ăn quả, cây xanh bị gãy đổ và nhiều gia súc, gia cầm bị lũ cuốn trôi; 117.341m³ đường giao thông bị sạt lở, vùi lấp...

Còn theo Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão TW, đến sáng 19/10, các điểm bị ách tắc tại Nghệ An đều đã thông xe. Tại Hà Tĩnh: tổng số xã đang bị ngập lụt gồm 33/69 xã. Đường Hồ Chí Minh đoạn qua Hà Tĩnh đã thông xe. Quốc lộ 8A đoạn K81+800-K82+000 sạt mái ta luy âm gây đứt đường đang khắc phục sửa chữa; đoạn K82+050 bị sạt ta luy dương gây ách tắc giao thông từ chiều 16/10 đến nay chưa thông tuyến; cầu tạm Sơn Trà tại K22+403 bị ngập 0,5m. Quốc lộ 1 đoạn từ K476+300 – K476+550 bị ngập sâu từ 0,4 đến 0,5m. Các tuyến tỉnh lộ khác đã thông xe, riêng tỉnh lộ 5 nhiều đoạn vẫn còn sạt mái ta luy dương, âm.  

Tại Quảng Bình: Các tuyến giao thông quốc lộ, tỉnh lộ quan trọng đã thông xe trong ngày 18/10 (riêng đường Hồ Chí Minh nhánh Đông đoạn đèo Đá đẻo bị sụt trượt chưa khôi phục xong).

Bão số 10 vừa đi qua, hậu quả chưa kịp khắc phục thì bão số 11 ập tới. Một trận bão mạnh chẳng thua kém bão Xangsene cách đây đã gần 7 năm về trước. Tâm bão vào Đà Nẵng đã khiến các vùng lân cận thuộc hai tỉnh Quảng Nam, Thừa Thiên - Huế cũng tan hoang, xơ xác, tiêu điều.

Hết bão lại phải hứng chịu cảnh lũ lụt. Những xóm nghèo dường như tả tơi trong bão, lũ; người chết, bị thương vẫn cứ diễn ra. Và, trong những ngày này, cả nước đều hướng về miền Trung với tấm lòng nhân ái, sẻ chia, giúp đỡ đồng bào bị thiên tai, bão lũ vượt qua nỗi đau, mất mát, khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống…

Đau đáu nỗi niềm, anh Hồ Văn Nhứt, dân phòng phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng, kể rằng, trước khi bão số 11 vào đất liền, anh cùng anh em trong đội dân phòng, Công an phường, Bộ đội biên phòng đi giúp từng hộ gia đình chằng chống nhà cửa, di dời dân khẩn cấp khỏi vùng nguy hiểm. Khi về lại nhà thì bão đã tới. Ngôi nhà là tổ ấm của gia đình bỗng chốc đổ sập, tan tành.

Cùng cảnh ngộ, nhà của ông Ngô Sáu, Chủ tịch xã Đại Minh (huyện Đại Lộc, Quảng Nam) cũng bị bão xé tan. Hôm chúng tôi đến nhà ông Sáu, trời mưa như bưng hũ trút, cả nhà ông Sáu cùng nhau túm tụm dưới mái bạt, bốn bên trống hoác, gió lùa từng cơn. Ấy vậy, ông Sáu vẫn tạm gác lại việc nhà cho vợ để đưa chúng tôi đến những gia đình nghèo khó bị bão làm nhà sập, tốc mái. “Các cô, chú xem có phương án gì giúp bà con nghèo, kẻo tội lắm!…”, mắt ông Sáu rưng rưng.

Lực lượng Công an TP Đà Nẵng giúp dân dọn dẹp cây xanh gãy đổ sau bão.

Ở xã Điện Phong (huyện Điện Bàn, Quảng Nam), dù nhà nào cũng bị thiệt hại do bão, song bà con vẫn gác chuyện nhà đến lo đám tang tại nhà anh Phạm Văn Quy (SN 1981). Đêm 14/10, bão vào, mái tôn bị bão giật từng hồi, anh Quy vội trèo lên chằng lại. Không may cho anh, một trận cuồng phong ào tới hất anh xuống đất làm bị thương nặng. Trong bão tố, cấp cứu không kịp nên anh Quy bị tử vong.

Còn ông Trương Chạy (84 tuổi, trú xã Điện Phương, Điện Bàn) lại phải chịu một cái chết tức tưởi do nhà xưởng bất ngờ bị bão giật sập, tuổi cao sức yếu ông không kịp thoát ra ngoài... Khi bão dữ đi qua, cũng vẫn xảy ra những cái chết đau lòng.

Chiều 15/10, anh Nguyễn Quốc Linh (43 tuổi, trú ở xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) leo lên lợp lại ngói nhà bị bão làm tốc mái thì bị trượt chân rơi xuống khiến mất mạng do chấn thương sọ não. Ngày hôm sau, tại thôn 6, xã Phước Trà (huyện Hiệp Đức, Quảng Nam), ông Nguyễn Đình Xuân (SN 1964, trú tại thôn 7A, xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước), cùng hai con trai là Nguyễn Văn Thu (SN 1989) và Nguyễn Văn Sang (SN 1991) đi dọn dẹp cao su gãy đổ, giữa lúc ngồi nấu cơm trong chòi, bất ngờ lũ ống trên núi đổ xuống làm sạt lở đất, đá vùi ông Xuân và anh Thu chết tại chỗ, anh Sang bị thương được người dân đưa đi bệnh viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch…

Để kịp thời hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả do bão, UBND TP Đà Nẵng đã quyết định duyệt tạm ứng số tiền 4 tỷ đồng; trong đó 2 tỷ đồng hỗ trợ các hộ dân nghèo khó khăn sửa chữa nhà ở sập, tốc mái và 2 tỷ đồng sửa chữa các công trình trường học bị hư hỏng; hỗ trợ gia đình người chết 2 triệu đồng/người, bị thương nặng 1,5 triệu đồng/người…

Từ đó đến nay, rất nhiều đoàn công tác xã hội-từ thiện của các cơ quan, ban, ngành TW; các doanh nghiệp, cá nhân có tấm lòng hảo tâm đã đến với đồng bào miền Trung bị thiệt hại do bão lũ, giúp đỡ họ vượt qua khó khăn, hoạn nạn. Trong đó, Bộ Công an cũng đã trích hàng tỷ đồng từ Quỹ “Phòng chống thiên tai, đền ơn đáp nghĩa, xóa đói giảm nghèo”, do cán bộ, chiến sĩ toàn lực lượng Công an đóng góp, cử các đoàn công tác về các địa phương bị thiệt hại nặng hỗ trợ, giúp đỡ đồng bào bị thiên tai lũ lụt.

Sáng 19/10, ông Võ Kim Cự, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ra quyết định cứu trợ khẩn cấp cho các vùng rốn lũ trên địa bàn. Theo đó, hơn 1.000 tấn gạo, 13.000 thùng mỳ tôm sẽ được chuyển về cho người dân vùng rốn lũ thuộc 3 huyện Hương Sơn, Hương Khê và Vũ Quang.

Ban Chỉ huy PCLB&TKCN tỉnh Hà Tĩnh cho biết, đến thời điểm hiện tại, mưa lũ đã làm 4 người chết, 11 người mất tích; hơn 10.000 con gia súc, gia cầm và hàng trăm ha hoa màu bị nước lũ cuốn trôi. Hiện trên địa bàn toàn tỉnh đã có 5 ngôi nhà bị nước lũ cuốn trôi; 6 nhà bị sập hoàn toàn; 366 ngôi nhà bị tốc mái; 57.100 nhà bị ngập trong nước lũ và trên 300 hộ dân bị lũ cuốn trôi hết toàn bộ tài sản.

Đến sáng 19/10, nước lũ trên các sông Ngàn Phố, Ngàn Trươi đang xuống chậm. Nước lũ cũng đã cuốn trôi hàng chục tấn gỗ, củi từ thượng nguồn đổ về theo sông Ngàn Phố, mắc vào các cầu cống nên rất nhiều hộ dân địa phương đã bất chấp nguy hiểm, đổ xô ra dọc bờ sông này để vớt củi gỗ. Sau khi nước lũ rút dần, chính quyền địa phương và người dân trên địa bàn xã Hương Minh, huyện Vũ Quang đã tập trung nạo vét bùn đất để khắc phục hậu quả do mưa lũ gây ra. 

Hiện mực nước sông La đang lên nhanh khiến đoạn đường trên QL1A, tại Km 475+477 thuộc địa bàn xã Xuân Lam, huyện Nghi Xuân bị ngập sâu trong nước lũ, giao thông qua đây bị tê liệt hoàn toàn. Trước tình hình này, lực lượng CSGT Công an huyện Nghi Xuân đã lập chốt chặn 24/24h, cấm các phương tiện giao thông đi qua đoạn đường trên. Lực lượng CSGT cũng đã hướng dẫn các phương tiện giao thông di chuyển sang tuyến QL8B để tránh nước lũ

N. Yến - L.Anh - N. Điệp - T.Thành - H.Thu - S.Lam

Chiều 30/4, Công an TP Hồ Chí Minh đã tổ chức họp báo cung cấp thông tin về việc Phòng Cảnh sát hình sự và Công an quận 12 phối hợp với Công an tỉnh Đồng Nai và Công an tỉnh Bình Dương khám phá vụ án cướp tài sản táo tợn xảy ra trên địa bàn quận 12, đồng thời trao khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân tham gia phá vụ án này.

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, có một lực lượng luôn “đi trước, về sau” bảo đảm công tác điều trị, phục hồi sức khỏe cho các chiến sĩ. 70 năm qua, ký ức về những ngày tháng gian khổ tham gia điều trị, cứu thương cho bộ đội vẫn vẹn nguyên trong trí nhớ của người y sĩ Nguyễn Văn Minh, năm nay đã bước sang tuổi 97.

Chiều 30/4, tại khu vực trung tâm TP Đà Lạt (Lâm Đồng), nhất là những nơi công cộng, người dân địa phương và du khách vẫn đổ ra vui chơi, giải trí, các hoạt động diễn ra bình thường.

Ngày 15/3/2024, trái tim của nữ biệt động thành Nguyễn Thị Mai (SN 1943) với biệt danh “con thoi sắt” đã ngừng đập. Bà là một trong những nữ biệt động thành đã cống hiến cả tuổi thanh xuân cho cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.

Nhiều cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn dường như đã hết hy vọng sau nhiều năm kết hôn vẫn không có con, dù đã chạy chữa nhiều nơi. Nhưng cơ duyên và may mắn, kết hợp với sự tiến bộ của y học hỗ trợ sinh sản, họ đã thực hiện được giấc mơ làm cha, làm mẹ.

Với tinh thần chủ động phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật, trong hai ngày liên tiếp, tổ tuần tra Công an xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân (Phú Yên) đã kịp thời phát hiện, kiểm tra và thu giữ hai khẩu súng do hai đối tượng ở tỉnh Bình Định tàng trữ trái phép.

Một khối không khí lạnh cuối mùa tràn về gây mưa rào và giông từ đêm nay (30/4), chấm dứt đợt nắng nóng kéo dài ở miền Bắc bốn ngày nay. Khoảng từ ngày 3-4/5, nắng nóng có khả năng quay trở lại ở Tây Bắc Bắc Bộ và Thanh Hóa, Nghệ An.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文