Những “liều thuốc” tinh thần gửi người bệnh

17:17 19/08/2017
Không chỉ trực tiếp tham gia vào công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, đảm bảo an ninh, trật tự, người chiến sĩ CAND còn mang đến cho người dân những “liều thuốc” tinh thần qua bữa tiệc âm nhạc, nồi cháo nghĩa tình…

Tiếng hát xua đi nỗi đau

Hiểu được những đau đớn bệnh tật và những khó khăn mà các bệnh nhân tại Viện Huyết học & Truyền máu Trung ương (HH&TMTW) và Bệnh viện K (cơ sở 3-Tân Triều, Hà Nội) đang trải qua, các cán bộ, chiến sĩ Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy (PCCC) đã sáng tạo, xây dựng mô hình mang âm nhạc tới bệnh viện như một món ăn tinh thần để tiếp thêm nghị lực cho người bệnh nơi đây.

Đại úy Trần Anh Tuấn, cán bộ Trường Đại học PCCC, một trong những người khởi xướng mô hình mang âm nhạc tới bệnh viện tâm sự: “Cách đây hơn 2 năm, qua một thời gian dài nghiên cứu, bọn mình đã bắt đầu triển khai mô hình “bữa tiệc âm nhạc” - mang âm nhạc tới bệnh viện.

Qua đó, gửi lời ca, tiếng hát trực tiếp tại các tầng, khoa, buồng điều trị thay vì tổ chức tại hội trường lớn, với mong muốn sẻ chia nỗi đau bệnh tật tới các bệnh nhân đang điều trị ở đây”.

Hoạt động mang âm nhạc tới bệnh viện là dịp để các chiến sĩ CAND được giao lưu, gần gũi với nhân dân.

Theo chân nhóm thiện nguyện tới các bệnh viện, chúng tôi thấy rằng, ngoài sự tham gia của các cán bộ, chiến sĩ công tác tại nhiều đơn vị khác nhau của Bộ Công an, mô hình “bữa tiệc âm nhạc” còn nhận được sự ủng hộ tích cực của các nhà hảo tâm và đặc biệt có sự góp mặt của các em nhỏ khiếm thị Trường Nguyễn Đình Chiểu. Đây là các em nhỏ khiếm thị của lớp học guitar do Đại úy Trần Anh Tuấn trực tiếp giảng dạy.

Không khí ấm áp tình người luôn bao trùm không gian Trung tâm Thalassemia tầng 3 Viện HH&TMTW hay tại Bệnh viện K trong mỗi lần nhóm đến tổ chức chương trình âm nhạc. Điều dễ dàng nhận thấy là các bệnh nhân ai cũng đều háo hức, tươi tỉnh ra khỏi phòng thật sớm để có ghế ngồi gần nhất, có người còn cầm trên tay cả chai truyền nước ra sảnh dõi theo.

Chăm chú theo dõi từ đầu đến cuối, đôi lúc tham gia góp vui một vài tiết mục, chị Trần Hiền, bệnh nhân đang điều trị tại đây chia sẻ: “Cảm ơn tất cả mọi người, nhất là những cán bộ Công an trẻ tuổi đã đem âm nhạc, truyền nghị lực để mỗi bệnh nhân như tôi vượt qua thời điểm khó khăn của cuộc đời…”.

Một trong những thành viên nhiệt huyết, tham gia hầu như đầy đủ các chương trình mang âm nhạc tới bệnh viện mỗi khi được tổ chức, Trung tá Nguyễn Thị Bích Hậu, Đội trưởng Đội Xây dựng phong trào và quản lý bảo vệ dân phố Công an quận Bắc Từ Liêm chia sẻ những tâm tư đầy cảm động: “Con người thấy cô đơn, chán chường nhất chính là lúc bị ốm đau. Những lúc vậy điều họ cần nhất chính là sự sẻ chia của người thân, tấm lòng của cộng đồng. Chỉ cần một hành động nhỏ, một câu nói hay một nụ cười thôi cũng đã có thể tiếp thêm nguồn sinh lực, giúp người bệnh thêm lạc quan, yêu đời hơn rồi. Đó là lý do vì sao đang nằm trên giường bệnh mà mọi người đều đứng dậy cùng với những bình truyền nước, quên đi nỗi đau, quên đi cơ thể mình đang rất mệt mỏi...”.

Nhóm thiện nguyện ngoài đem âm nhạc tới bệnh viện còn thường xuyên tổ chức thăm hỏi, động viên tinh thần người bệnh.

Ấm lòng “nồi cháo nghĩa tình”

Nhiều năm qua, cứ vào thứ 6 hằng tuần tại Viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác (quận Hà Đông, Hà Nội), những thành viên của Câu lạc bộ (CLB) tình nguyện C500, Học viện An ninh nhân dân lại cùng các nhà hảo tâm mang những nồi cháo thắm đượm nghĩa tình tới với các bệnh nhân đang điều trị nơi đây.

Để có những nồi cháo thơm phức, giàu dinh dưỡng, có đều đặn, khi trời còn chưa sáng, các tình nguyện viên lại có mặt tại ngôi nhà 125 Yên Xá, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì (Hà Nội) của gia đình anh Nguyễn Viết Thế.

Có theo chân các tình nguyện viên CLB tình nguyện C500 từ sớm tới nhà anh Nguyễn Viết Thế mới thấy được sự kỳ công, chu đáo trong khâu “bếp núc” là thế nào.

Tất cả các nguyên liệu như rau, củ, quả đến thịt lợn đều được lựa chọn cẩn thận từ những cơ sở đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, sau đó về ngâm nước, rửa sạch, xay nhuyễn. Luôn tay khuấy đều nồi cháo to đang tỏa mùi thơm lừng.

Tại Viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác, đón nhận hộp cháo nóng hổi từ tay các tình nguyện viên về phòng cho con, mẹ của bệnh nhân nhi Trương Bách An, 3 tuổi, quê ở Quỳ Hợp, Nghệ An (bị bỏng do nước sôi đổ vào người) rất cảm động.

Vừa thổi từng thìa cháo bón cho con, chị tâm sự: “Hai vợ chồng mình công ăn việc làm đã bấp bênh, con nhỏ lại bị bỏng khiến cuộc sống thêm khốn khó. Vào viện rất nhiều thứ phải chi tiêu nên hai mẹ con phải ăn uống tằn tiện, tiết kiệm để đóng viện phí nên những bát cháo bổ dưỡng cùng lời động viên tinh thần của các bạn Công an, mình trân trọng vô cùng…”.

Các tình nguyện viên đang phát cháo cho bệnh nhân tại Viện Bỏng quốc gia.

Áo ướt đẫm mồ hôi, mỗi lần múc cháo gửi người bệnh, học viên Văn Đình Kiên Sang, lớp B14D46, chàng trai có “thâm niên” với hoạt động từ những ngày đầu lại cẩn thận dặn dò người bệnh ăn luôn khi còn đang ấm nóng như này là tốt nhất.

Sang cho biết, cứ khoảng 9h30’, những nồi cháo được chuyển tới Viện, đó cũng sẽ là thời điểm mọi người đi phát phiếu và mời người nhà bệnh nhân xuống tầng 1 để nhận phần cháo, sữa.

Ngoài ra, các tình nguyện viên cũng sẽ chuyển các suất cháo lên tầng 2, nơi điều trị của các bệnh nhân bị bỏng nặng. Bên cạnh đó, nhóm còn mua thêm bánh kẹo, đồ chơi để tặng các bệnh nhi. Mỗi đợt, nhóm thiện nguyện sẽ phát được khoảng 300 suất cháo phục vụ bệnh nhân ở đây.

CLB C500 được thành lập vào ngày 12-3-2012, trực thuộc Đoàn Thanh niên Học viện An ninh nhân dân với mục đích tạo sân chơi bổ ích cho tuổi trẻ, giúp đoàn viên thanh niên nâng cao các kỹ năng cho bản thân, là hành trang cho các em sau khi ra trường.

Để cho rất nhiều hoạt động tình nguyện được thường xuyên và phát triển rộng khắp, CLB thường xuyên tổ chức các hoạt động gây quỹ theo chương trình như: Bán móc khóa, bán nước, bán bánh Trung thu... 

Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hà, Hiệu trưởng Trường Đại học PCCC:

Hoạt động mang âm nhạc tới bệnh viện là một trong những mô hình, việc làm thiết thực của tuổi trẻ nhà trường trong hưởng ứng cuộc vận động “Xây dựng phong cách người CAND bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ”. Nhà trường luôn quan tâm tâm và tạo điều kiện, coi đây như một “tiết học ngoại khóa” bổ ích cho các học viên, để các em có cơ hội, điều kiện được phục vụ bệnh nhân, qua đó rèn luyện ý thức phục vụ nhân dân mọi lúc, mọi nơi.

Để các hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng ngày một hiệu quả, nhà trường đã động viên, yêu cầu cán bộ, chiến sĩ cần luôn tìm tòi, sáng tạo, tổ chức đơn giản, cụ thể, hiệu quả, làm sao các đồng chí ở các đơn vị khác và quần chúng nhân dân có tấm lòng muốn sẻ chia tới người bệnh cùng có thể tham gia để tạo thành "sức mạnh tổng hợp", tạo sự lan toả trong cộng đồng để giúp đỡ có hiệu quả đối với bệnh nhân, tạo hình ảnh đẹp, thể hiện sự đoàn kết giữa CAND và quần chúng nhân dân trong các hoạt động xã hội… 

Xuân Trường

Tổng thống Vladimir Putin khẳng định ông đặt "lợi ích và sự an toàn của người dân Nga lên trên hết", đồng thời tin tưởng Nga sẽ vượt qua mọi khó khăn một cách tự trọng và trở nên mạnh mẽ hơn.

Từ thắng lợi Điện Biên Phủ chấn động địa cầu năm 1954 đến đại thắng mùa xuân năm 1975 là 21 năm đằng đẵng với bao mất mát, hy sinh của dân tộc Việt Nam. Trong hành trình ấy, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng cách mạng chân chính và vững niềm tin để thực hiện khát vọng cháy bỏng: Non sông liền một dải, hòa bình, độc lập và xây dựng đất nước hùng cường.

Bước vào nghề với những hoàn cảnh khác nhau, nhưng những người phụ nữ ngành Điện đã vượt qua nhiều khó khăn trở ngại, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, kể cả những công việc tưởng chừng chỉ dành cho nam giới.

Giả danh cơ quan Công an gọi điện để lừa đảo chiếm đoạt tài sản không phải thủ đoạn mới nhưng nhiều người vẫn mất cảnh giác, sập bẫy. Mới đây, Công an quận Hà Đông, TP Hà Nội đang điều tra, xác minh vụ giả danh cán bộ Công an, lừa đảo chiếm đoạt tài sản 15 tỷ đồng.

Ngày 7/5, Công an huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai đã phối hợp với các phòng nghiệp vụ để điều tra, làm rõ nguyên nhân một nam công nhân tử vong trong lúc làm việc tại xưởng sản xuất…

Trở lại Việt Nam vào những ngày cuối tháng tư, nữ nhà văn người Mỹ Lady Borton đang gấp rút duyệt bản thảo lần cuối cho cuốn sách mới bằng tiếng Anh viết về Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Gắn bó với Việt Nam hơn nửa thế kỷ, người phụ nữ 82 tuổi này đã chứng kiến nhiều thăng trầm của Việt Nam, coi đây là quê hương thứ hai của mình.

Bộ Công an Việt Nam và các cơ quan chức năng Australia đang tiến hành các thủ tục để chuẩn bị tổ chức Đối thoại An ninh cấp Bộ trưởng Việt Nam - Australia lần thứ nhất vào cuối năm 2024. Đây là sự kiện quan trọng góp phần nâng tầm hợp tác hai bên trong lĩnh vực an ninh và thực thi pháp luật.

Với việc hóa thân thành ông lão 72 tuổi để nói về việc trẻ em thiếu tình thương, em Nguyễn Đỗ Quang Minh, học sinh lớp 9, Trường THCS-THPT Nguyễn Khuyến, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng đã vượt qua 1,5 triệu bài viết, giành giải Nhất quốc gia cuộc thi Viết thư UPU lần thứ 53.

Liên quan đến thông tin một số khán giả cho rằng, trang phục biểu diễn của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng có cài huy hiệu lạ, nhạy cảm trong đêm nhạc “Ngày em thắp sao trời”, chiều 7/5, ông Nguyễn Danh Hoàng Việt, Chánh Văn phòng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã nắm được vụ việc và chỉ đạo kiểm tra.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文