Sự học ở điểm trường do Báo CAND và bạn đọc xây dựng

09:20 20/11/2017
Năm 2016, trước những khó khăn trên hành trình “ươm” con chữ của các em học sinh La Hủ, huyện Mường Tè (Lai Châu), Báo CAND và Hội Từ thiện Sen Vàng Berlin (Đức) đã ủng hộ Trường Phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT) Tiểu học Bum Tở xây dựng điểm trường Pa Thoóng 2.

Trở lại đây vào dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, chúng tôi thấy thật ấm lòng khi sự học của các em học sinh La Hủ đang từng ngày tiến bộ.

Đến giờ, trong tâm trí tôi vẫn nhớ như in lời tâm sự của cô giáo Đào Thị Bằng – giáo viên chủ nhiệm lớp ghép “1 và 2”, Trường PTDTBT Tiểu học Bum Tở, huyện Mường Tè (một trong những huyện nghèo nhất của tỉnh Lai Châu) vào cuối năm 2016. Thời điểm đó, điểm trường Pa Thoóng 2 – được tài trợ kinh phí xây dựng bởi Hội Từ thiện Sen Vàng Berlin (Đức) thông qua Báo CAND tổ chức lễ khánh thành.

Cô giáo Bằng bảo rằng, ngày trước khi chưa có điểm trường Pa Thoóng 2, các em học sinh trong bản Pa Thoóng phải cuốc bộ gần 2 giờ đồng hồ trên quãng đường đèo quanh co để lên bản Huổi Han học nhờ. Trời nắng đường đi đã khó. Trời đổ mưa, con suối Huổi Han dâng lên đột ngột, đường lên càng khó khăn gấp bội.

Nhiều lúc, do mưa nhiều, nước suối dâng cao, các em học sinh phải nghỉ học để đảm bảo yếu tố an toàn. Những lúc như thế, cô giáo Bằng lại ngồi trong điểm trường Huổi Han nhìn về phía con suối đang cuộn chảy mà buồn rầu: “Sự học của các em học sinh La Hủ sao gian nan quá vậy?”.

Một giờ lên lớp của cô giáo Đào Thị Bằng tại điểm trường Pa Thoóng 2.

Con đường dẫn từ trung tâm xã Bum Tở vào bản Pa Thoóng 2 – nơi có điểm trường Pa Thoóng 2 vẫn khó đi dù nhiều vị trí đã được san gạt, mở rộng. Mặt trời dần tròn trên đầu người. Điểm trường Pa Thoóng 2 với hai gian phòng học khang trang hiện ra trước mắt. Cô giáo Đào Thị Bằng đón chúng tôi bằng cái bắt tay rất chặt.

Cô dẫn chúng tôi tham quan lớp học ghép “1 và 2”. Gian phòng có diện tích khoảng 20m2 với nền gạch men sáng loáng được chia làm 2 dãy bàn học. Lớp ghép “1 và 2” của cô có 14 em học sinh. Trong đó, lớp 1 có 6 em học sinh, còn lớp 2 đông hơn với 8 em học sinh. Tất cả đều là con em đồng bào La Hủ ở bản Pa Thoóng 2.

Khu dân cư của bản Pa Thoóng 2 nằm cách điểm trường chưa đầy 100m nên hằng ngày, các em học sinh có mặt trên lớp từ sớm. Còn các bậc phụ huynh trong bản thì thường xuyên sang trường hỏi thăm các thầy cô về tình hình học tập, sức khỏe của con em mình.

Điều mà cô giáo Bằng nói được anh Thàng Lò Hừ, ở bản Pa Thoóng 2 có hai con đang theo học lớp 1 và lớp 2 ở điểm trường minh chứng thêm: “Nhờ thầy cô bám bản, nhờ có điểm trường mới này mà chúng mình yên tâm cho các con lên lớp hơn. Chứ ngày trước, trời mưa, chúng mình lo lắm, không để con đi học đâu… nguy hiểm lắm!”.

Ở Trường PTDTBT Tiểu học Bum Tở, chúng tôi đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Không chỉ bởi sự hiếu học của các em học sinh mà đây chính là một trong những ngôi trường có nhiều giáo viên quê ở các tỉnh dưới xuôi nhất trong huyện.

Thầy Phạm Thành Lưu, Hiệu trưởng Trường PTDTBT Tiểu học Bum Tở chia sẻ, hiện trường có 55 cán bộ, giáo viên – công nhân viên, thì chiếm đa phần là các thầy, cô đến từ các tỉnh: Phú Thọ, Thái Bình, Vĩnh Phúc… Dù điều kiện đi lại, giảng dạy khó khăn, song vì mong muốn được làm “cầu nối” đưa kiến thức đến với các em học sinh hiếu học, thời gian qua, các thầy, cô giáo “cắm bản” của nhà trường đã vượt qua khó khăn, hằng ngày lên lớp.

Và rồi, nhiều thầy, cô đã bén duyên, lập gia đình trên mảnh đất Mường Tè này. Hằng ngày, thầy Lưu cùng đồng nghiệp vẫn băng đèo, lội suối đến các bản làng vận động, đem sự học đến cho các em học sinh. “Vận động và “giữ” được các học sinh đến lớp đầy đủ là điều mà các thầy cô giáo “cắm bản” luôn chú trọng hướng tới. Bởi, với các em học sinh nơi đây vốn nhút nhát, sẽ có trăm ngàn lý do để từ chối hoặc chểnh mảng trong việc học hành.

Để làm được điều này, bản thân chúng tôi – những người thầy phải thường xuyên tìm tòi, đổi mới phương pháp dạy học hiệu quả, có sức hút, tạo môi trường thân thiện giữa nhà trường với các em học sinh”, thầy Lưu tâm sự.

Điểm trường chính PTDTBT Tiểu học Bum Tở nằm trên triền quả đồi Phìn Khò (bản Phìn Khò – xã Bum Tở). Năm học 2017-2018, trên địa bàn đã hợp nhất hai trường Tiểu học số 1 Bum Tở và Tiểu học số 2 Bum Tở. Đến nay, trường có 9 điểm trường ở các bản trong xã, với 20 lớp (471 em học sinh). Trong đó có tới 469 em học sinh là người dân tộc La Hủ.

Đây cũng là ngôi trường mà vào ngày 17-11 vừa qua, Báo CAND và nhà tài trợ - Công ty Home Credit đã tặng áo ấm và đồ dùng học tập với tổng trị giá 100 triệu đồng.

Trần Huy

Tổng thống Vladimir Putin khẳng định ông đặt "lợi ích và sự an toàn của người dân Nga lên trên hết", đồng thời tin tưởng Nga sẽ vượt qua mọi khó khăn một cách tự trọng và trở nên mạnh mẽ hơn.

Từ thắng lợi Điện Biên Phủ chấn động địa cầu năm 1954 đến đại thắng mùa xuân năm 1975 là 21 năm đằng đẵng với bao mất mát, hy sinh của dân tộc Việt Nam. Trong hành trình ấy, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng cách mạng chân chính và vững niềm tin để thực hiện khát vọng cháy bỏng: Non sông liền một dải, hòa bình, độc lập và xây dựng đất nước hùng cường.

Bước vào nghề với những hoàn cảnh khác nhau, nhưng những người phụ nữ ngành Điện đã vượt qua nhiều khó khăn trở ngại, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, kể cả những công việc tưởng chừng chỉ dành cho nam giới.

Giả danh cơ quan Công an gọi điện để lừa đảo chiếm đoạt tài sản không phải thủ đoạn mới nhưng nhiều người vẫn mất cảnh giác, sập bẫy. Mới đây, Công an quận Hà Đông, TP Hà Nội đang điều tra, xác minh vụ giả danh cán bộ Công an, lừa đảo chiếm đoạt tài sản 15 tỷ đồng.

Ngày 7/5, Công an huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai đã phối hợp với các phòng nghiệp vụ để điều tra, làm rõ nguyên nhân một nam công nhân tử vong trong lúc làm việc tại xưởng sản xuất…

Trở lại Việt Nam vào những ngày cuối tháng tư, nữ nhà văn người Mỹ Lady Borton đang gấp rút duyệt bản thảo lần cuối cho cuốn sách mới bằng tiếng Anh viết về Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Gắn bó với Việt Nam hơn nửa thế kỷ, người phụ nữ 82 tuổi này đã chứng kiến nhiều thăng trầm của Việt Nam, coi đây là quê hương thứ hai của mình.

Bộ Công an Việt Nam và các cơ quan chức năng Australia đang tiến hành các thủ tục để chuẩn bị tổ chức Đối thoại An ninh cấp Bộ trưởng Việt Nam - Australia lần thứ nhất vào cuối năm 2024. Đây là sự kiện quan trọng góp phần nâng tầm hợp tác hai bên trong lĩnh vực an ninh và thực thi pháp luật.

Với việc hóa thân thành ông lão 72 tuổi để nói về việc trẻ em thiếu tình thương, em Nguyễn Đỗ Quang Minh, học sinh lớp 9, Trường THCS-THPT Nguyễn Khuyến, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng đã vượt qua 1,5 triệu bài viết, giành giải Nhất quốc gia cuộc thi Viết thư UPU lần thứ 53.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文