Báo CAND và Hội Từ thiện Sen Vàng Berlin (Đức):

Tặng điểm trường mới cho học sinh La Hủ

14:48 20/12/2016
Nhằm sẻ chia khó khăn, nâng bước các em học sinh đến trường, thông qua Báo CAND, Hội Từ thiện Sen Vàng Berlin (Đức) đã ủng hộ thầy, trò Trường Phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT) Tiểu học số 2 Bum Tở (Mường Tè) xây dựng điểm trường với 2 lớp học, kinh phí 150 triệu đồng.


Mường Tè là một trong những huyện khó khăn nhất của tỉnh Lai Châu. Được sự quan tâm của các cấp, các ngành, trong những năm qua, nơi đây đã có những đổi thay đáng kể. Tuy nhiên, do khí hậu khắc nghiệt, địa hình hiểm trở, nên trên mảnh đất vùng biên này, cuộc sống của bà con cũng như việc học của các em học sinh còn gặp nhiều khó khăn. 

Nhằm sẻ chia khó khăn, nâng bước các em học sinh đến trường, thông qua Báo CAND, Hội Từ thiện Sen Vàng Berlin (Đức) đã ủng hộ thầy, trò Trường Phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT) Tiểu học số 2 Bum Tở (Mường Tè) xây dựng điểm trường với 2 lớp học, kinh phí 150 triệu đồng.

Thầy trò Trường PTDTBT Tiểu học số 2 Bum Tở vui mừng khi điểm trường Pa Thoóng 2 đã được xây dựng.

Từ thành phố Lai Châu, để đến được huyện Mường Tè, Đoàn công tác Xã hội từ thiện Báo CAND và Hội Từ thiện Sen Vàng Berlin (Đức) mất hơn 3 giờ đồng hồ đi trên những cung đường một bên là vực, một bên là vách. 

Bà con La Hủ vui mừng khi điểm trường Pa Thoóng 2 đã tạo điều kiện cho các em học sinh đến trường.
Anh Phạm Anh Tuấn, đại diện Hội Từ thiện Sen Vàng Berlin (Đức) với các em học sinh ở điểm trưởng Pa Thoóng 2.

Lần đầu đặt chân lên mảnh đất vùng biên Mường Tè, anh Phạm Anh Tuấn đại diện Hội Từ thiện Sen Vàng Berlin (Đức) thấy rợn ngợp trước sự hùng vĩ, cũng như địa hình hiểm trở nơi đây. 

Anh Tuấn bảo, mình đã đi nhiều nơi, tới nhiều vùng miền, nhưng đặt chân lên nơi mà đâu đâu cũng thấy núi non trùng điệp, tiết trời khắc nghiệt, rồi chứng kiến nghị lực vươn khó khăn của bà con các dân tộc, thì đây có lẽ là lần đầu.

Huyện Mường Tè là nơi cư trú của bà con 27 dân tộc, trong đó có dân tộc La Hủ. Tại xã Bum Tở, có 99% dân số là người La Hủ. 

Sáng 20-12, chúng tôi lên bản Pa Thoóng 2, nơi có công trình điểm trường mà nhà tài trợ và Báo CAND xây dựng. Cô giáo Lò Thị Nguyệt, Hiệu trưởng Trường PTDTBT Tiểu học số 2 Bum Tở cùng các thầy cô cùng chúng tôi đi tham quan 2 gian phòng học khang trang, chắc chắn. 

Điểm trường Pa Thoóng 2.

Đại úy Cao Thị Hồng, Phó trưởng Ban Pháp luật – Bạn đọc, Báo CAND trò chuyện với các em học sinh ở điểm trường Pa Thoóng 2.

Cô giáo Nguyệt chia sẻ, trước đây, do chưa có điểm trường, các em học sinh của bản Pa Thoóng 2 phải đi bộ hơn 2km, học nhờ bên điểm trường Huổi Han. Việc đi lại rất vất vả, nhất là mùa mưa lũ. Thậm chí, có những hôm, các em phải nghỉ học do con suối Huổi Han dâng lên.

 Nhưng giờ, điểm trường Pa Thoóng 2 đã được xây cất với 2 phòng học đáp ứng nhu cầu học tập cho hơn 40 em học sinh, các em sẽ không còn phải đi xa, không còn lo lắng mỗi lúc trời mưa nữa. 

Trò chuyện với cô giáo Nguyệt, chúng tôi được biết, nhà trường có 21 cán bộ, giáo viên và hiện có 180 em học sinh (lớp 1-5) đang theo học tại Trường PTDTBT Tiểu học số 2 Bum Tở (với 4 điểm trường). Và điểm trường Pa Thoóng 2 sẽ tạo điều kiện cho con em 27 hộ dân người dân tộc La Hủ đang sinh sống ở điểm bản này lên lớp.

Cô giáo Đào Thị Bằng, chủ nhiệm lớp 1 – điểm trường Pa Thoóng 2 tiếp lới, từ nay, cô và đồng nghiệp sẽ không còn phải ngày ngày đợi các em học sinh nơi ngã 3 bản, rồi đưa các em “vượt” suối đến điểm trường Huổi Han nữa. Sự học của các em đã được tạo điều kiện hơn. 

Cuộc trò chuyện của chúng tôi với các thầy cô giáo “cắm bản” nơi đây tạm gián đoạn khi em Lý Hu Mé, học sinh lớp 1 – điểm trường Pa Thoóng 2 lại gần. Đôi mắt tròn và to, Mé ngơ ngác nhìn chúng tôi. “Nhà cháu ở đâu?”, “Dạ…Dạ, cháu ở bên kia!”, chỉ tay về phía ngôi nhà vách nằm đối diện điểm trường, Mé bảo. 

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, gia đình nhà em Mé cũng như 27 hộ dân bà con La Hủ, ở bản Pa Thoóng 2 này chuyển về đây sinh sống, đến nay cũng đã hơn một năm. 

Trước đây, các hộ dân ở trên ngọn núi cao của bản, đời sống bấp bênh. Sau khi dự án giảm nghèo triển khai trên địa bàn, số hộ dân trên đã được các ngành, các cấp tạo điều kiện, di chuyển xuống đây cư trú. Điểm trường Pa Thoóng 2 sau khi đi vào sử dụng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các em học sinh đồng bào La Hủ nơi đây đến trường.

Các em học sinh điểm trường Pa Thoóng 2 vui đùa bên phòng học khang trang mới được xây dựng.

Anh Ly Hà Giá, bố cháu Mé, nói giọng lơ lớ: “Bà con La Hủ cám ơn nhiều lắm. Giờ mấy đứa nhà mình đi học không sợ mưa, sợ nước suối lên nữa rồi”. Nói rồi, anh Giá nắm chặt tay các thành viên trong Đoàn công tác như thể bày tỏ lòng cảm ơn. 

Trong buổi lễ cắt băng khánh thành điểm trường, anh Phạm Anh Tuấn, đại diện Hội Từ thiện Sen Vàng Berlin (Đức) cho biết, trước những khó khăn của bà con các dân tộc huyện Mường Tè đang gặp phải, các thành viên của Hội Từ thiện Sen Vàng Berlin đã hướng về quê hương, ủng hộ thầy trò nhà trường kinh phí để xây dựng điểm trường, giúp các em đến trường được thuận tiện hơn. 

Đại diện Báo CAND, nhà tài trợ và các thầy cô giáo tại buổi bàn giao điểm trường Pa Thoóng 2. 

Trước nghĩa cử mà Hội Từ thiện Sen Vàng Berlin (Đức), những người làm Báo CAND gửi tặng bà con huyện Mường Tè nói chung và thầy trò nhà trường nói riêng, ông Trương Quốc Hoàn, Phó trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mường Tè bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc, đồng thời cho biết, việc xây dựng điểm trường trên sẽ là nguồn động viên tinh thần, giúp thầy trò nhà trường vươn khó, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao – thắp sáng ước mơ học sinh vùng cao. 

Ngày mới bắt đầu. Các em học sinh nơi huyện vùng biên Mường Tè trở dậy, hồ hởi cắp sách tới trường. Dẫu điều kiện học tập còn khó khăn, song với những bước chân thầm lặng của các thầy cô giáo “cắm bản”, với sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm, sự học của các em sẽ không ngừng vươn cao.

Theo anh Vàng Cà Ly, Phó Chủ tịch UBND xã Bum Tở cho biết: xã có 745 hộ, với hơn 3.200 nhân khẩu, 99% là người dân tộc La Hủ. Tỷ lệ hộ nghèo chiếm trên 90%. Đời sống kinh tế của bà con chủ yếu làm nông nghiệp, lên nương. Điểm trường Pa Thoóng 2 được xây dựng sẽ góp phần giúp địa phương phát triển kinh tế, phổ cập giáo dục cũng như đẩy lùi tệ nạn xã hội trên địa bàn.

Trần Huy

Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Lào Cai ngày 21/11 cho biết vừa hoàn thành bản kết luận điều tra vụ án lừa đảo môi giới hôn nhân với người nước ngoài… Đây chỉ là một trong những vụ án được Công an tỉnh Lào Cai điều tra, phát hiện trong thời gian qua. Theo Công an tỉnh Lào Cai, từ khi Chính phủ áp dụng chính sách cấp visa điện tử (Evisa) cho người nước ngoài, số người Trung Quốc dùng thị thực Evisa nhập cảnh Việt Nam tăng lên. Một số đã khai mục đích du lịch hoặc làm việc để sang Việt Nam tìm vợ… Từ các vụ án được phát hiện đã gióng lên hồi chuông cảnh báo.

Mang trong mình dòng máu của đồng bào dân tộc Cor, nhưng lại có hơn 3 năm công tác ở xã vùng cao Sơn Trung, huyện Sơn Hà (Quảng Ngãi) và nặng nghĩa tình với đồng bào dân tộc Hre nơi đây, Đại úy Hoàng Thị Lan Phương luôn coi vùng đất này như quê hương thứ 2 của mình.

Công an TP Hà Nội phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an đồng loạt tiến hành triệu tập 26 đối tượng và khám xét khẩn cấp 8 địa điểm, thu giữ nhiều tài liệu, tang vật gồm 129,3 tấn nguyên liệu khí N2O ("khí cười"); 14 hệ thống máy móc, thiết bị san chiết khí; 2 máy bơm khí; 610 kg viên nén khí N2O; 71.668 chai khí thành phẩm; 6.586 vỏ bình khí; 50 kg vỏ bóng; nhiều điện thoại di động, máy tính cá nhân…; tạm giữ 23,17 tỷ đồng cùng 9.300 USD liên quan hoạt động phạm tội. 

Ít nhất 120 người đã thiệt mạng trong các cuộc tấn công của Israel vào Gaza trong hai ngày qua, theo các quan chức y tế Palestine, trong bối cảnh Israel tăng cường các cuộc ném bom trên khắp vùng lãnh thổ bị bao vây này.

Theo bà Nguyễn Thị Minh Tâm, Trưởng phòng Kỹ thuật an toàn môi trường, Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh cho biết, xyanua và các hợp chất nằm trong nhóm hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh.

Từng được mệnh danh là “Thụy Sĩ của Trung Đông” nhờ sự phát triển thịnh vượng và đa dạng văn hóa nhưng hiện nay, Lebanon đang chìm sâu trong một giai đoạn đen tối. Những năm gần đây, đất nước này đã phải đối mặt với hàng loạt khủng hoảng chồng chất từ sự suy thoái kinh tế, chia rẽ chính trị, đến xung đột quân sự dữ dội với Israel. Tình hình hiện tại đã đưa Lebanon tới ngưỡng cửa sụp đổ hoàn toàn, đòi hỏi những nỗ lực không chỉ từ nội tại mà còn từ cộng đồng quốc tế để cứu vãn và tái thiết.

Trong bối cảnh cả Nga và Triều Tiên đều chịu áp lực nặng nề từ các lệnh trừng phạt quốc tế, hai quốc gia đã tìm thấy điểm tựa chiến lược để tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực. Từ kinh tế, quân sự đến ngoại giao, mối quan hệ này không chỉ giúp họ đối phó với sự cô lập, mà còn góp phần tái định hình cục diện địa chính trị tại Đông Bắc Á.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文