Ngân hàng chính sách xã hội – Báo Công an nhân dân:

Tết nghĩa tình với đồng bào, chiến sĩ rẻo cao xứ Nghệ

08:46 09/02/2015
“Về vùng gian khó, cùng việc sẻ chia những phần quà Tết đầm ấm, nghĩa tình, chúng tôi càng hiểu thêm mối quan hệ gắn bó giữa các đồng chí Công an với cán bộ, nhân viên Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) trong việc giúp đỡ bà con vươn lên xóa đói giảm nghèo, góp phần giữ ổn định ở địa phương” - ông Lê Ngọc Bảo, Ủy viên HĐQT Ngân hàng CSXH, Trưởng ban Kiểm soát chia sẻ sau chuyến đồng hành cùng Báo CAND trao quà Tết cho cán bộ, chiến sĩ Công an có hoàn cảnh khó khăn và hộ nghèo tại Nghệ An, Hà Tĩnh, ngày 5 và 6/2.

Đây là hoạt động nằm trong chương trình “Tết vì người nghèo”, “chăn ấm vùng biên” do Công đoàn Ngân hàng CSXH phối hợp với Báo CAND thực hiện tại huyện vùng cao Kỳ Sơn (Nghệ An) và Hương Sơn (Hà Tĩnh). Trong chương trình này, đoàn đã trao quà Tết cho cán bộ, chiến sĩ Công an có hoàn cảnh khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ và ủng hộ quỹ phòng, chống tội phạm của Công an hai huyện Kỳ Sơn, Hương Sơn, mỗi đơn vị 30 triệu đồng. Với chương trình “chăn ấm vùng biên”, đoàn tặng 150 chăn ấm, trong đó 50 chăn dành cho hộ nghèo tại xã Sơn Trà, 50 chăn dành tặng Trường THCS xã Sơn Tiến, Hương Sơn và 50 chăn tặng các cháu học sinh Trường THCS Dân tộc nội trú Mường Xén, Kỳ Sơn. 

Đại diện Báo CAND, Công đoàn Ngân hàng CSXH trao chăn ấm cho bà con xã Sơn Trà, Hương Sơn, Hà Tĩnh.

Hôm xuống xã Sơn Trà, Hương Sơn trao chăn ấm, trời mưa rây phủ và rét sâu. Trân trọng trao những chiếc chăn ấm mùa đông cho bà con, ông Lê Ngọc Bảo cũng đồng thời hỏi chuyện lãnh đạo xã và bà con trong việc vay vốn NHCS xóa đói giảm nghèo tại xã nhà. “Tôi vốn trải qua năm tháng gian khó ở nhiều vùng miền trong cả nước, tôi thấu hiểu những lo toan vất vả cơm áo, gạo tiền của bà con. Chương trình tặng quà Tết dịp này của Công đoàn Ngân hàng CSXH, Báo CAND mong muốn sẻ chia phần nào nỗi vất vả đó, góp phần giúp bà con ấm hơn khi cái Tết đã cận kề” – ông Lê Ngọc Bảo bày tỏ.

Tại Công an huyện Hương Sơn, Đại tá Dương Văn Trường, Trưởng Công an huyện cho biết, giữa Công an và chi nhánh NHCS huyện đã phối hợp chặt chẽ, tham vấn giúp các hộ nghèo sinh lời, ổn định đời sống từ vốn vay. Vốn rót đúng đối tượng, đúng chính sách không những giúp đảm bảo an sinh mà còn tạo hiệu ứng tâm lý tích cực, vì sự công bằng, giữ ổn định chung. Ông Lê Ngọc Bảo, Đại tá Dương Văn Trường, nhà báo Phan Đăng Trường, Chánh Văn phòng Công đoàn Ngân hàng CSXH Nguyễn Thị Thu Hoa cùng Đoàn công tác trao chăn ấm cho bà con nghèo xã Sơn Trà và Trường THCS Sơn Tiến.

Ngày 6/2, chương trình quà Tết và “chăn ấm mùa đông” tiếp tục đến với Kỳ Sơn. Thị trấn Mường Xén, huyện lỵ Kỳ Sơn nằm lọt thỏm như đáy võng của dãy núi Pu Lai Leng – dãy nằm trong hệ thống núi Bắc Trường Sơn ngất ngưởng dọc biên giới Việt - Lào, nơi cao nhất đạt tới hơn 2.700m so mực nước biển. Cái thị trấn nằm chênh vênh dọc thượng nguồn sông Cả, hai bên mái núi cao ngất khiến quốc lộ 7 đi qua đây cũng chỉ nhỏ gọn như sợi chỉ ai “quên” giữa trùng điệp đại ngàn…

Đại tá Nguyễn Văn Đề, Trưởng Công an huyện Kỳ Sơn là người dưới xuôi nhưng “như cái duyên đưa tôi gắn bó sự nghiệp với biên cương, với núi rừng, dân bản”. Thêm một cái duyên nữa, năm tháng vận động, hướng dẫn dân bản vươn lên xóa đói giảm nghèo, giữ gìn ổn định đã khiến anh có thêm “mối lương duyên” với NHCS.

Chính lực lượng Công an huyện đã phối hợp chặt chẽ với chi nhánh NHCS Kỳ Sơn trong việc tham mưu cho NHCS lựa chọn đối tượng vay vốn, rồi cùng cấp ủy, chính quyền địa phương hướng dẫn người dân sử dụng nguồn vốn có hiệu quả. Cùng với đó, Công an huyện cũng đồng hành trong nhiều phần việc với NHCS như bảo an, giữ trật tự, cấp chứng minh nhân dân để bà con làm thủ tục vay vốn… “Đơn vị có hơn nửa cán bộ, chiến sĩ là người dân tộc thiểu số, được cái ai cũng chịu khó từ nhỏ nên khó khăn vất vả quen rồi, giờ anh em đang phần nhiều ở bản” – Đại tá Đề chia sẻ…

Trường THCS dân tộc nội trú Mường Xén với 12 lớp, hơn 300 học sinh, trường hội đủ con em đồng bào các dân tộc của 21 xã, thị trấn. Theo chế độ hiện nay, mỗi học sinh tiểu học và THCS các trường phổ thông dân tộc bán trú được nhận hỗ trợ 15kg gạo/tháng; với học sinh trung học phổ thông ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn như tại Kỳ Sơn, mức hỗ trợ chi phí ăn ở bằng 40% mức lương tối thiểu chung/tháng. “Được tặng chăn ấm vừa giúp các em học sinh ăn ở tại trường, đồng thời là sự động viên, khích lệ nhà trường trong công tác dạy học” – cô Hiệu trưởng Bùi Thị Hương bày tỏ.

Đăng Minh

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文