16 tấn gạo được Báo CAND đưa đến tay những người nghèo

16:12 27/04/2020
Từ tinh thần chỉ đạo của Chính phủ và trực tiếp là Cục Truyền thông CAND, Báo CAND đã vận động các nhà hảo tâm, các tổ chức, cá nhân lắp đặt 2 cây ATM “gạo” tại phường 1, quận 8 (TP Hồ Chí Minh) và Bến Lức (Long An). 


Sáng 27/4, mặc dù cây ATM “gạo” do Báo CAND vận động các nhà hảo tâm đóng góp đặt tại trụ sở UBND phường 1, quận 8, TP Hồ Chí Minh chưa đến giờ khai trương nhưng đã có hàng chục người lao động, đa phần là người dân tộc Chăm đã tìm đến ngồi đợi sẵn. 

Nhiều người cho biết, nghe thông tin có máy ATM “gạo” vui lắm nên đến sớm để kịp đem gạo về nấu bữa trưa cho gia đình. 

Chị Tah Cơ (SN 1968, ngụ phường 1) cho biết, trước khi giãn cách xã hội, chị làm tạp vụ lương tháng 3 triệu, chồng chị làm bảo vệ của một công ty, tiền lương cũng xấp xỉ với chị. Anh chị có 2 người con đều lớn và đều lập gia đình nên số tiền lương của 2 người cũng đủ trang trải cho cuộc sống của 2 người. Từ khi xảy ra dịch bệnh, vợ chồng chị  nghỉ không lương ở nhà, tằn tiện sống qua ngày. Dù giảm giãn cách xã hội gần một tuần nhưng chỗ làm của 2 người chưa hoạt động trở lại nên khiến cuộc sống của họ gặp nhiều khó khăn. 

“Có cây ATM gạo của Báo CAND và những nhà hảo tâm tài trợ vợ chồng tôi không còn phải lo chạy gạo từng bữa rồi!”- Chị Tah Cơ hồ hởi.

Giúp đỡ những người khó khăn, tàn tật khi đến lấy gạo
Đại tá Trần Kim Thẩm, Phó Cục trưởng Cục Truyền thông CAND, Phó Tổng biên tập Báo Công an nhân dân phát biểu tại buổi bàn giao máy ATM gạo cho UBND phường 1, quận 8.
UBND phường ghi nhận đóng góp của các nhà hảo tâm
Báo CAND trao tặng máy ATM "gạo"
Niềm vui của người dân khi nhận gạo
Trước khi vào nhận gạo, người dân được hướng dẫn rửa tay và giữ  khoảng cách.

Trong lúc dòng người xếp hàng dài chờ đến lượt lấy gạo, cán bộ phường đã hướng dẫn người dân rửa tay, xịt phòng và đứng đúng qui định giãn cách. 

Theo một cán bộ UBND phường 1, quận 8, chỉ trong buổi sáng có hơn 300 người là đồng bào dân tộc Chăm đến nhận gạo. Để không tập trung đông người, phía UBND phường đã phát phiếu cho người dân theo từng khung giờ nhất định. Riêng đối với những người cơ nhỡ, những người lao động nghèo, buôn bán vé số, UBND phường sẽ tổ chức cho họ xếp hàng nhận gạo vào buổi chiều. Hình ảnh những người trực tiếp tham gia hướng dẫn người dân lấy gạo từ cây ATM “gạo”, giúp đỡ những người tàn tật đưa gạo ra tận xe khiến chúng tôi cảm thấy ấm lòng.

Cây ATM “gạo” thứ 2 được Báo CAND và những nhà hảo tâm phối hợp với Công an huyện Bến Lức lắp đặt phía trước Khu Công nghiệp Thuận Đạo, nơi có hơn 30.000 công nhân đang làm việc tại đây bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19. 

Không chỉ có công nhân, mà tại khu vực này có hàng trăm người hành nghề buôn bán vé số, bốc vác, chạy xe ba gác, gia cảnh khó khăn. Khi chúng tôi đến các cán bộ chiến sĩ đang hoàn tất công tác cuối cùng để người dân đứng xếp hàng giữ đúng khoảng cách.

Có mặt từ sớm tại cây ATM “gạo” này bà Nguyễn Thị Bé (SN 1954, quê Long Xuyên, An Giang) cho biết, vì sống một mình, không người thân thích, bà đến Bến Lức thuê nhà trọ giá 450 ngàn/tháng và buôn bán vé số. Do sức yếu nên ngày nào bán được nhiều cũng chỉ 100 tờ, còn bình quân chỉ 50-60 tờ vé số. 

“Bán nhiêu đó cũng đủ đắp đổi tiền phòng trọ và cơm 2 bữa nhưng gần tháng nay vé số ngưng phát hành, tiền dành dụm không có đáng là bao nên bữa nào cũng lo thiếu gạo. Mấy ngày nay địa phương cũng cho gạo, mì tôm nay nghe Báo Công an nhân dân và các nhà hảo tâm làm cây ATM “gạo” tôi hồ hởi lắm! Ngày nào cũng được đến lấy gạo phải không chú!”.

Người dân xếp hàng chờ đến lượt vào nhận gạo.
Cán bộ chiến sĩ chuẩn bị sẵn bình xịt khuẩn
Dù trời nắng nhưng người dân tìm đến máy ATM "gạo" mỗi lúc mỗi đông

Ngồi cạnh bà Bé, chị Nguyễn Thị Dũ (SN 1986, quê Cần Thơ) rơm rớm nước mắt cho hay. 7 năm trước chị cùng chồng và 3 đứa con từ cần Thơ lên Long An tìm kế mưu sinh. Hằng ngày chị Dũ đi hàng chục cây số, cố bán hết 300 tờ vé số (thu nhập khoảng 300 ngàn/ngày) để lo cho 3 đứa con ăn học. Bán hết vé số chị Dũ lại đến chợ làm mướn cho các sạp cá. Mặc dù vậy nhưng chồng không thương bỏ chị đi cưới vợ khác khiến chị Dũ một nách nuôi 3 con. Khốn khó không kham nổi chuyện học hành cho 3 đứa con, rồi tiền nhà trọ, tiền điện mỗi tháng gần 2 triệu đồng, chị Dũ không muốn 3 đứa con thất học nên xin cho 3 đứa đi học ở lớp tình thương, học xong cả 3 phụ mẹ bán vé số.

 “Gần tháng nay nếu không có những  nhà hảo tâm giúp đỡ không biết 4 mẹ con tôi phải sống như thế nào. Hôm nay chủ nhà trọ cho hay có cây ATM “gạo” do Báo Công an nhân dân và các nhà hảo tâm tài trợ, tôi rủ mấy người trong nhà trọ đi xếp hàng lấy gạo. Nghe nói sẽ phát gạo trong nhiều ngày nên tôi không còn lo các con đói!”.

Đa phần bà con tìm đến ATM "gạo" là người bán vé số, lao động tay chân và công nhân trong khu công nghiệp.

Một em bé được hướng dẫn nhận gạo.
Các nhà hảo tâm nhận hoa từ UBND huyện Bến Lức

Đại tá Trần Kim Thẩm, Phó Cục trưởng Cục Truyền thông CAND, Phó Tổng biên tập Báo CAND cho biết, theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ và trực tiếp là Cục Truyền thông CAND trong việc chăm lo cho người nghèo, công nhân lao động, người dân tộc gặp khó khăn bởi dịch COVID-19, Báo CAND đã cùng những nhà hảo tâm như Công ty Cổ phần Chứng khoán (SSI), Công ty Cổ phần điện lạnh Minh Huy, Công ty Cổ phần Đồng Tâm, Trường Đại học Kiến trúc... lắp đặt 2 cây ATM “gạo” ở quận 8 và Bến Lức (Long An). Bước đầu số gạo mà những nhà hảo tâm đóng góp lên hơn 16 tấn. 

Mặc dù đã giảm giãn cách xã hội nhưng nhiều người nghèo, người lao động, người dân tộc vẫn gặp khó khăn vì chưa thể quay lại với công việc, chưa có nguồn thu nhập ổn định nên Báo Công an nhân dân sẽ tiếp tục vận động những nhà hảo tâm lắp đặt thêm nhiều cây ATM “gạo” khác.

Dù phải xếp hàng trong thời tiết nắng nóng nhưng khi nghĩ đến lúc cầm trên tay bịch gạo từ những tấm lòng thơm thảo, những người nghĩ đến những hoàn cảnh còn khó khăn khi phải trải qua những ngày phòng chống dịch bệnh khiến gương mặt của những người lao động khó khăn dường như giãn ra, và trên môi họ đã nở nụ cười.

Anh Thư

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

Chiều 5/5, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Hoà Thành (Tây Ninh) đã tạm giữ hình sự đối với Biện Văn Cường (SN 1982, ngụ thị xã Hoà Thành) và Khấu Văn Thum (SN 1986, ngụ Kiên Giang) để điều tra, làm rõ hành vi cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文