Vợ chồng cựu binh nuôi 3 con dị tật do nhiễm chất độc da cam

11:06 14/12/2014
Trở về từ chiến trường và không may bị phơi nhiễm chất độc dioxin nên sau khi lập gia đình, vợ chồng cựu chiến binh Hồ Văn Ô (người dân tộc Tà Ôi, trú ở thôn Pơ Nghi, xã A Ngo, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế) đã sinh ra 3 người con mang thân hình dị tật, mắc bệnh tâm thần. Và, họ đã sống trong hoàn cảnh hết sức khó khăn, vất vả trong 40 năm qua với “nỗi đau da cam”...

Ngôi nhà cấp 4 của vợ chồng cựu chiến binh Hồ Văn Ô nằm bên ngọn đồi cuối thôn Pơ Nghi. Khi chúng tôi tìm đến, vợ chồng họ đi làm rừng chưa về, trong nhà chỉ còn lại 2 người con gái khuyết tật và một người con trai bị nhốt trong chiếc chuồng nằm ngay trước sân nhà được đóng bằng mấy thân cây gỗ rắn chắc…

Trở về nhà sau nửa ngày làm rừng, già Ô không giấu được vẻ mệt mỏi trên khuôn mặt già nua đã bước sang tuổi 65. Già kể, năm mới 20 tuổi, già gia nhập bộ đội du kích địa phương để đánh giặc Mỹ, bảo vệ làng bản Pơ Nghi rồi sau đó tập kết và tham gia chiến đấu ở chiến trường miền Nam.

“Đất nước hòa bình, già trở lại bản làng nơi đây và lập gia đình với người con gái tên Kăn Đa, cũng là du kích ở cùng thôn. Tưởng chừng sẽ có được cuộc sống hạnh phúc, yên ấm nhưng ai ngờ từ đó đến nay, vợ chồng già luôn phải sống trong nỗi đau và sự bất hạnh khi liên tục sinh ra những người con dị tật và mắc chứng bệnh điên dại do bị di nhiễm chất độc dioxin...”, giọng già Ô chùng hẳn xuống.

Cách đây 38 năm về trước, bà Kăn Đa mang thai và sinh hạ người con gái đầu lòng là Ir. Cô gái có khuôn mặt xinh đẹp như bông hoa giữa núi rừng lớn lên với đôi chân ngày một teo tóp lại. Hai năm sau, vợ chồng già Ô tiếp tục sinh người con gái thứ 2, đặt tên là Eo. Trớ trêu, cơ thể Eo phát triển bình thường, không bị dị tật như Ir, nhưng cô bị câm, điếc rất nặng.
Bà Kăn Đa bên 2 người con gái bị khuyết tật và con trai mắc bệnh điên dại (trong cũi) do nhiễm chất độc dioxin.

Năm 1990, vợ chồng già Ô lại sinh một người con trai kháu khỉnh, bụ bẫm là Hồ Văn Ơi. Lên 5 tuổi, Ơi biết đi, biết nói và sau đó trở thành một thanh niên giỏi giang, phụ giúp bố mẹ chăm bẵm nương rẫy để nuôi 2 chị gái tật nguyền. Song, bi kịch lại đến với gia đình già Ô, khi năm 22 tuổi, Ơi bỗng dưng mắc chứng bệnh điên dại, chạy khắp làng bản quậy phá và đập phá đồ đạc trong nhà.

Thương con, vợ chồng già Ô đành vay mượn tiền bạc để đưa Ơi về TP Huế chữa bệnh, nhưng không thành công. Hết tiền, vợ chồng họ đành lặng lẽ đón xe đò đưa con về quê và đóng một chiếc chuồng bằng gỗ để nhốt lại.

Ông Hồ Văn Hạnh, Chủ tịch xã A Ngo cho biết: “Mặc dù là bệnh binh, nhưng nhiều năm qua, vợ chồng già Ô đã nghị lực vượt lên khó khăn để chăm sóc nuôi dưỡng 2 người con gái khuyết tật và người con trai mắc bệnh điên. Hiểu được hoàn cảnh ấy nên xã A Ngo đã làm các thủ tục để xác nhận 3 người con già Ô là nạn nhân bị di nhiễm chất độc da cam để có chế độ trợ cấp hằng tháng”.

Trước lúc chia tay, nghe những lời tâm sự từ đáy lòng của đôi vợ chồng cựu binh Hồ Văn Ô và Kăn Đa mà người viết bài thầm ước có một phép mầu nào đó giúp đỡ họ vượt qua được nỗi đau da cam, để có một cuộc sống giản dị như bao người bình thường khác ở vùng sơn cước này.                                                 

Lê Anh

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an tỉnh Thái Nguyên đã triển khai kế hoạch cao điểm cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip, đến ngày 27/5/2023 đã hoàn thành cấp 100% CCCD gắn chip cho những người đủ điều kiện (sớm hơn 65 ngày so với chỉ đạo của Bộ). Qua "mục sở thị" những mô hình điểm về chuyển đổi số tại Thái Nguyên, tôi nhận thấy CCCD gắn chip đã trở thành một phần tất yếu, thiết thực phục vụ người dân, doanh nghiệp, mà hai mô hình điểm thể hiện rõ nhất là: "Khám chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD và VNeID" và "Triển khai tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT".

Ngày 2/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú, khám xét nơi ở và nơi làm việc đối với ông Phạm Minh An (SN 1964, Giám đốc Sở Y tế tỉnh) về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu qua nghiêm trọng". 

Công an các đơn vị, địa phương đã tập trung triển khai phương án bảo đảm ANTT các hoạt động kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Ngày Quốc tế lao động và các hoạt động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5), chấp hành nghiêm túc chế độ trực ban, trực chiến bảo đảm quân số ứng trực, nắm chắc tình hình, triển khai thực hiện có hiệu quả các phương án bảo đảm ANTT, TTATGT, phòng, chống cháy, nổ...

Dưới cái nắng oi bức của mùa hè cộng thêm gió Lào khô rát khiến người ta ở trong nhà hay dưới bóng râm vẫn cảm thấy khó chịu, thế nhưng hơn 1 tháng nay, CBCS Công an Điện Biên vẫn luôn thường trực 24/24 tại các nút giao thông, các điểm di tích lịch sử và nơi diễn ra các hoạt động, sự kiện hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Những việc làm của các anh góp phần quan trọng đảm bảo an ninh, an toàn cho các đồng chí lãnh đảo Đảng, Nhà nước, các sự kiện và du khách thập phương đến với Điện Biên.

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文