Bị cáo chủ mưu vận chuyển trái phép 30 nghìn tỷ đồng ra nước ngoài khai gì?

14:58 21/12/2022

Nguyệt giao cho đồng phạm lập các hợp đồng kinh tế khống, ký giả tên giám đốc các công ty nước ngoài, lập khống hợp đồng tạm nhập, tái xuất, sử dụng con dấu công ty nước ngoài để đóng lên các hợp đồng. Bằng thủ đoạn này, Nguyệt và đồng phạm đã chuyển trái phép ra nước ngoài số tiền hơn 30.000 tỷ đồng.

Sáng 21/12, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 13 bị cáo trong vụ “Vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới” với số tiền 30 nghìn tỷ đồng.

Bị cáo Nguyễn Thị Nguyệt (SN 1985, trú tại quận Tây Hồ, Hà Nội) được cơ quan tố tụng xác định là chủ mưu. Trong số 13 bị cáo trong vụ án này, bị cáo Phạm Hồng Hạo (SN 1967, quê Hà Nam) đã chết nên TAND TP Hà Nội quyết định đình chỉ xét xử.

Trong phần thủ tục phiên tòa, Hội đồng xét xử cho biết, một số nhân chứng, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án dù đã được triệu tập hợp lệ, nhưng vắng mặt. Tuy nhiên, quá trình điều tra, cơ quan điều tra đã lấy lời khai của họ nên việc họ vắng mặt không ảnh hưởng đến quá trình xét xử. Khi cần thiết, Hội đồng xét xử và đại diện Viện kiểm sát thực hành quyền công tố tại phiên tòa sẽ công bố lời khai của họ.

Bị cáo Nguyễn Thị Nguyệt.

Quá trình xét xử đã làm rõ, từ năm 2016 đến năm 2020, Nguyễn Thị Nguyệt cùng chồng là Phạm Anh Tuấn (SN 1984, trú tại quận Tây Hồ) và các bị cáo khác trong vụ án đã cấu kết hợp thức các hồ sơ tạm nhập tái xuất, nhiều lần vận chuyển trái phép tổng số tiền hơn 30.000 tỷ đồng ra nước ngoài.

Năm 2016, Nguyệt mua hồ sơ tạm nhập, tái xuất của bị cáo Phạm Hữu Thuật (quê Quảng Ninh) để hợp thức việc chuyển tiền trái phép ra nước ngoài thông qua pháp nhân hai công ty là Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ xuất nhập khẩu Đại Phát và Công ty TNHH Đầu tư kinh doanh Thương mại và xuất nhập khẩu Đại Phát với giá từ 30 đến 40 triệu đồng một bộ.

Sau đó, Nguyệt gửi thông tin công ty nhận tiền, mẫu dấu, chữ ký giám đốc công ty để hoàn thiện hợp đồng tạm nhập hàng hóa là IC điều khiển, làm thủ tục kê khai hải quan. 

Các bị cáo đồng phạm với bị cáo Nguyễn Thị Nguyệt tại phiên tòa.

Năm 2017, sau khi biết các thủ đoạn, cách thức chuyển tiền trái phép ra nước ngoài, Nguyệt cùng chồng mượn chứng minh nhân dân của người thân trong gia đình để thành lập 8 công ty chuyển tiền ra nước ngoài.

Để hợp thức các hợp đồng mua hàng tạm nhập, tái xuất, Nguyệt chỉ đạo cháu là bị cáo Nguyễn Văn Thắng (trú tại quận Tây Hồ) mua linh kiện điện tử (IC) từ Trung Quốc, rồi đóng thành 12 thùng để chuyển sang Singapore, và từ Singapore chuyển ngược về Việt Nam. Quá trình Nguyệt thực hiện hành vi phạm tội có sự trợ giúp của các bị cáo khác.

Sau khi nhận được hàng, Nguyệt chỉ đạo bị cáo Phạm Việt Hùng (trú tại quận Tây Hồ) mở tờ khai hải quan online theo hợp đồng tạm nhập, tái xuất, lập phụ lục hợp đồng chuyển cho ngân hàng.

Tiếp đó, Nguyệt giao cho bị cáo Nguyễn Minh Khang, Nguyễn Văn Việt (cùng trú tại quận Tây Hồ) rút tiền, nộp tiền, chuyển tiền và giao cho Nguyễn Thị Nga (trú tại quận Tây Hồ) quản lý, theo dõi dòng tiền.

Nguyệt giao Nguyễn Thị Hà (trú tại quận Tây Hồ) lập các hợp đồng kinh tế khống, ký giả tên giám đốc các công ty nước ngoài, lập khống hợp đồng tạm nhập, tái xuất, sử dụng con dấu công ty nước ngoài để đóng lên các hợp đồng. Vợ chồng Nguyệt - Tuấn thỏa thuận với khách hàng về tỷ giá ngoại tệ và phí chuyển tiền. Bằng thủ đoạn này, Nguyệt và đồng phạm đã chuyển trái phép ra nước ngoài số tiền hơn 30.000 tỷ đồng.

Tại phiên tòa, bị cáo Nguyệt thừa nhận hành vi phạm tội như cáo trạng đã xác định. 

Trả lời thẩm vấn Hội đồng xét xử, các bị cáo đồng phạm của Nguyệt khai, do thiếu hiểu biết về pháp luật nên mới dẫn đến vi phạm pháp luật và phải hầu tòa. Các bị cáo mong Hội đồng xét xử xem xét đến sự thiếu hiểu biết của họ, từ đó cân nhắc giảm nhẹ hình phạt.

Sáng mai (22/12), Hội đồng xét xử sẽ tuyên án. 

Nguyễn Hưng

Các đối tượng đã làm giả bằng cấp để nộp hồ sơ làm cộng tác viên, phóng viên của một số báo, tạp chí. Sau đó, với danh nghĩa phóng viên, cộng tác viên, các đối tượng này đã đến cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh thu thập thông tin liên quan đến hoạt động điều hành, kinh doanh, sản xuất của các cơ sở rồi cưỡng đoạt tài sản.

Trung Quốc ngày 3/5 đã phóng một tàu vũ trụ không người lái thực hiện sứ mệnh kéo dài gần hai tháng nhằm lấy đá và đất từ phía xa của Mặt Trăng, trở thành quốc gia đầu tiên thực hiện nỗ lực đầy tham vọng này.

Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an đã nhấn mạnh như vậy tại buổi làm việc ngày 3/5 với Công an tỉnh Điện Biên và các đơn vị chức năng của Bộ Công an để đánh giá, rút kinh nghiệm chương trình sơ duyệt khối diễu binh, diễu hành của lực lượng CAND tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Sáng 3/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Rạch Giá (Kiên Giang) cho biết, đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Danh Út Hiểu (SN 1985, ngụ phường Vĩnh Thanh, TP Rạch Giá) và Đặng Hoàng Lâm (SN 1987, ngụ phường Vĩnh Quang, TP Rạch Giá) cùng về tội “Cưỡng đoạt tài sản”.

Trong vụ án “Chuyến bay giải cứu”, Hằng đã đưa hối lộ hơn 1,1 tỷ đồng và chi hơn 12 tỷ đồng để nhờ người xin cấp phép “Chuyến bay giải cứu” và bị tuyên phạt 20 tháng tù về tội "Đưa hối lộ". Trong vụ án mới đây, Hằng đã lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản là 4 xe ô tô trị giá hơn 1,8 tỷ đồng.

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết, dự kiến sẽ đồng loạt triển khai thu phí không dừng từ ngày 5/5 tại 5 sân bay lớn gồm Nội Bài, Cát Bi, Phú Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất.

Ngày 3/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đại Lộc (Quảng Nam) cho biết, vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Văn Phú (SN 1996, trú xã Điện Hồng, thị xã Điện Bàn) để tiếp tục điều tra về hành vi chống người thi hành công vụ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文