Báo động tình trạng vi phạm pháp luật trong khai thác khoáng sản

08:01 18/06/2023

Thời gian qua, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các ngành, địa phương tăng cường công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác. Đồng thời, thành lập các đoàn liên ngành cấp tỉnh, cấp huyện kiểm tra việc chấp hành về bảo vệ môi trường và việc chấp hành pháp luật về thuế trong hoạt động kinh doanh, khai thác, vận chuyển khoáng sản. Qua đó, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân khai thác, vận chuyển, tiêu thụ khoáng sản trái phép.

Theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa, trên địa bàn hiện có 298 mỏ, gồm: 130 mỏ đất (trữ lượng 116,3 triệu m3), 47 mỏ đá (trữ lượng 137,96 triệu m3), 117 mỏ cát, sỏi (trữ lượng 21,517 triệu m3), 4 mỏ cát nhiễm mặn làm vật liệu san lấp (trữ lượng 2,365 triệu m3). Thời gian qua, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều văn bản chỉ đạo công tác quản lý khai thác, kinh doanh, vận chuyển khoáng sản, gắn với bảo vệ môi trường.

Công an tỉnh Thanh Hóa kiểm tra thực địa hoạt động khai thác khoáng sản.

Qua đó, đã tạo sự chuyển biến tích cực từ công tác chỉ đạo, quản lý đến việc khai thác, sử dụng và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, bên cạnh các đơn vị, doanh nghiệp chấp hành nghiêm quy định của pháp luật về khai thác khoáng sản, vẫn còn không ít chủ đầu tư mỏ thực hiện không đúng quy định, vi phạm nghiêm trọng hoạt động khai thác khoáng sản, buộc phải xử lý theo quy định của pháp luật.

Tìm hiểu của phóng viên được biết, đối với mỏ khai thác đá xây dựng thường được quy định chặt chẽ trong báo cáo đánh giá tác động môi trường (DTM), được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Theo đó, quy trình khai thác thường được thiết kế theo kiểu “bạt ngọn, xén tầng”, phân tầng, phân lớp, khai thác từ đỉnh núi xuống chân núi... nhằm đảm bảo an toàn. Để khai thác từ đỉnh núi xuống phía dưới, buộc chủ đầu tư mỏ phải mở đường lên đỉnh núi, đưa phương tiện, máy móc lên đỉnh núi thực hiện việc khai thác khoáng sản theo thiết kế.

Tuy nhiên, nhiều chủ mỏ đã bỏ qua công đoạn làm đường lên đỉnh núi, vì phải mất thêm chi phí mở đường, tăng chi phí bóc phong hóa... Do đó, hiện nay nhiều mỏ đá xây dựng vẫn khai thác theo kiểu thủ công, nổ mìn khai thác phía dưới chân núi, sườn núi, điều này đã tạo nên những vỉa đá treo, đá om tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn lao động...

Mới đây, kiểm tra tại mỏ khai thác khoáng sản, chế biến đá làm vật liệu xây dựng thông thường của doanh nghiệp Long Thành (phường An Hưng, TP Thanh Hoá và xã Đông Quang, huyện Đông Sơn), cơ quan chức năng phát hiện, quá trình thực hiện khai thác khoáng sản, chế biến đá đơn vị thực hiện không đảm bảo đúng theo quy định, cụ thể: Doanh nghiệp Long Thành chưa hoàn thiện hồ sơ hoàn công xây dựng công trình khai thác, chế biến đá, hoạt động khai thác, chế biến đá và đầu tư xây dựng các công trình không đúng với dự án thiết kế được thẩm định, phê duyệt…

Trước đó, năm 2022, qua công tác kiểm tra của đoàn liên ngành tỉnh Thanh Hóa phát hiện tại hiện trường mỏ khai thác khoáng sản của doanh nghiệp Long Thành các mốc số 7, 8, 9, 10, 11 và 12 đã vỡ, vùi lấp; vị trí khai thác gần điểm góc số 9 cắt 4 tầng/thiết kế 9 tầng; gần điểm góc số 5 cắt 2 tầng/thiết kế 5 tầng, chiều cao tầng khai thác khoảng 4,5 - 5m/thiết kế 3m, tầng kết thúc là 9m, tại điểm góc số 5 chưa cắt tầng (đối chiếu với bản vẽ thiết kế kết thúc năm thứ 7 khai thác năm 2022) không đúng thiết kế được thẩm định, phê duyệt; mặt moong khai thác phía Đông mỏ có đá om, đá treo chưa được cậy gỡ; vị trí xây dựng công trình nhà bảo vệ, trạm điện, hồ lắng không đúng hồ sơ thiết kế; chưa đầu tư trạm nghiền đá, hệ thống rãnh thu thoát nước trong khu vực khai trường mỏ, chưa có đường hào cho công nhân lên núi theo dự án đầu tư được thẩm định, phê duyệt; chưa đầu tư trạm cân theo quy định; chưa niêm yết nội quy an toàn lao động, bảo quản và vận hành thiết bị tại nơi khai thác, chế biến; giá bán đá tại mỏ; một số vị trí mặt bằng sản xuất chưa gọn gàng, công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh công nghiệp chưa sạch sẽ; trang bị bảo hộ lao động cho công nhân chưa đầy đủ.

Tương tự, đoàn kiểm tra huyện Nông Cống kiểm tra Doanh nghiệp tư nhân Hồng Ngọc (DNTN Hồng Ngọc) khai thác đá tại xây dựng xã Hoàng Sơn, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa với thời hạn 30 năm (2015 - 2045).

Qua kiểm tra, phát hiện 4 mốc (số 1, số 7, số 8 và số 9) không còn trên thực địa. Tại khu vực điểm mốc số 4 và số 6, DNTN Hồng Ngọc đã khai thác ngoài ranh, mốc giới với diện tích khoảng 386m3, 2.430m3; về độ sâu (độ cao) do không có trang thiết bị nên đoàn kiểm tra không thể xác định được... Theo ghi nhận của phóng viên, tại mỏ đá Hồng Ngọc, việc khai thác đá còn có dấu hiệu không đúng với quy trình được phê duyệt.

Cuối tháng 5/2023, UBND tỉnh Thanh Hóa xử phạt Công ty TNHH Huy Hoàng, địa chỉ số 226 Quang Trung, phường Ngọc Trạo, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa số tiền 250 triệu đồng vì đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính là: Khai thác khoáng sản có tổng diện tích vượt ra ngoài ranh giới khu vực được phép khai thác (theo bề mặt) vượt từ 1ha đến dưới 1,5ha (vượt 13.344m2). Địa chỉ vi phạm ở mỏ đất san lấp và giàu silic tại núi Sơn Trang, xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa.

Tương tự, tại Quyết định số 1717/QĐ-XPHC, UBND tỉnh Thanh Hóa xử phạt Công ty cổ phần Sản xuất vật liệu xây dựng Nam Thành (có trụ sở chính tại số 14 Nguyên Hồng, phường Tân Sơn, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa), số tiền 250 triệu đồng vì khai thác khoáng sản có tổng diện tích vượt ra ngoài ranh giới khu vực được phép khai thác (theo bề mặt) vượt từ 1ha đến dưới 1,5ha (vượt 12.889m2).

Theo Thượng tá Nguyễn Văn Xiêm, Trưởng phòng Cảnh sát môi trường, Công an tỉnhThanh Hóa, thời gian qua, lực lượng Cảnh sát môi trường đã tăng cường công tác nắm tình hình, làm tốt điều tra cơ bản, chủ động tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh và Công an tỉnh nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo công tác chấp hành pháp luật về khai thác, vận chuyển khoáng sản trên địa bàn. Đồng thời, đơn vị tăng cường công tác phòng, chống tội phạm về môi trường, qua đó đã phát hiện, xử lý nhiều cá nhân, doanh nghiệp vi phạm pháp luật về khai thác khoáng sản.

Thượng tá Nguyễn Văn Xiêm cho biết thêm, những năm tới, Thanh Hóa vẫn là tỉnh thu hút lớn về đầu tư, phát triển mạnh về kinh tế - xã hội, dự báo tình hình vi phạm pháp luật về môi trường theo đó sẽ có những diễn biến phức tạp.

Trần Thắng

Thượng tá Nguyễn Văn Quân, Trưởng Công an huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An cho biết, ngoài nhiệm vụ đảm bảo ANTT trong dịp lễ 30/4, CBCS Công an huyện vẫn tiếp tục thực hiện chương trình mang nước sạch đến các xã bị hạn mặn, thiếu nước sinh hoạt, nước uống, giúp người dân có đủ nước dùng đến khi nào cơn hạn mặn chấm dứt…

Với 124 lần hiến máu và hiến tiểu cầu, nam công nhân Nguyễn Văn Thanh (SN 1996, xã Thanh Lâm, huyện Mê Linh, Hà Nội) đã được vinh danh là 1 trong 10 "Gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2023". Không nhớ hết những kỷ niệm hiến máu cứu người trong 10 năm qua, chàng trai trẻ chỉ có một tâm niệm, sự sống mà mình trao đi không muốn người bệnh trả ơn.

Hiện nay, ở Quảng Bình nhiều thủ tục hành chính đã được thực hiện nhanh, gọn, hiệu quả nhờ chuyển đổi số. Để đạt được kết quả đó, Công an tỉnh Quảng Bình đã đồng hành cùng với các cấp, các ngành trong thực hiện chuyển đổi số với nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng chính quyền số, Chính phủ điện tử. Với nhiều cách làm sáng tạo, thiết thực và hiệu quả, Công an tỉnh Quảng Bình đang tiên phong trong chuyển đổi số để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trên địa bàn.

Đội tuyển futsal Việt Nam trên đường giành vé tham dự World Cup thứ 3 liên tiếp, nhưng bộ môn này không thực sự được người hâm mộ và các nhà đầu tư chú ý đúng mức. Trong những năm gần đây, futsal thậm chí thua kém cả bóng đá sân 7 - hay còn gọi là "bóng đá phủi" về nhiều mặt.

Thời tiết nắng nóng có xu hướng gia tăng về cường độ ở khu vực miền Trung và Bắc Bộ trong ngày hôm nay cũng như nhiều ngày tới khi nền nhiệt độ có nơi vượt ngưỡng 39 độ C, đặc biệt gay gắt và oi bức. Nắng nóng trên cả nước có khả năng kéo dài trong nhiều ngày tới.

Với mong muốn trang bị kiến thức, kỹ năng ứng phó với các mối nguy hiểm cũng như giáo dục ý thức chấp hành pháp luật tới cán bộ, giáo viên, học sinh, Công an tỉnh Nghệ An phối hợp Sở Giáo dục và đào tạo xây dựng mô hình “Giáo dục ý thức chấp hành pháp luật và kỹ năng sống trong các trường học” trên địa bàn toàn tỉnh. Mô hình ngay khi triển khai đã nhận được sự ủng hộ của chính quyền các cấp và đông đảo giáo viên, học sinh.

 Thông tin từ Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Sơn La: Từ chiều 17/4 đến ngày 24/4, trên địa bàn tỉnh Sơn La xuất hiện giông lốc, mưa đá trên diện rộng, gây thiệt hại lớn về người, tài sản của nhà nước và người dân.

Chiều 25/4, Đoàn công tác của Bộ Công an do Trung tướng Lê Văn Tuyến, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng uỷ Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an làm Trưởng đoàn, đã có buổi làm việc tại Công an tỉnh Kon Tum. Cùng tham gia đoàn công tác của đồng chí Thứ trưởng có đại diện lãnh đạo các cục nghiệp vụ thuộc Bộ Công an.

Trong lúc đang vận hành trên đường quốc lộ 1A, một xe ôtô đầu kéo bất ngờ bốc cháy từ phía bên phải phần đầu cabin. Lực lượng Cảnh sát chữa cháy khẩn trương đến hiện trường dập tắt ngọn lửa, giảm thiểu thiệt hại tài sản.

Nhập viện với đôi môi sưng to gấp nhiều lần bình thường, cô gái 24 tuổi (Hà Nội) tá hoả khi được thông báo đôi môi đã bị viêm nhiễm rất nặng. 3 ngày trước, vì thích làm đẹp, cô gái đã đến một spa để cắt môi hình trái tim với giá 7 triệu đồng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文