CSGT đường thủy lật tẩy thủ đoạn tinh vi của "cát tặc" trên sông Hồng

05:26 17/02/2025

Lợi dụng đêm tối, sương mù dày đặc, các đối tượng khai thác cát trái phép cho rằng đây là thời điểm vàng cho hoạt động phạm pháp bởi tầm nhìn bị hạn chế và sẽ dễ dàng qua mặt lực lượng chức năng trong việc tuần tra kiểm soát...

Đêm 14/2, thời tiết giá lạnh cùng với mưa diễn ra khắp Thủ đô Hà Nội, người dân sinh sống dọc tuyến sông Hồng (huyện Ba Vì, Hà Nội) đã chìm vào giấc ngủ thì cũng là lúc các đối tượng “cát tặc” lặng lẽ đưa tàu ra, bắt đầu thả vòi rồng cắm xuống đáy lòng sông Hồng để “ăn hàng”.

Đối với các đối tượng khai thác cát trái phép, đây là thời điểm vàng cho hoạt động phạm pháp bởi trời tối, sương mù, tầm nhìn bị hạn chế khiến chúng tin rằng có thể qua mặt được lực lượng chức năng trong việc tuần tra kiểm soát.

Khi các đối tượng đang mải miết hút cát từ lòng sông đổ vào các tàu chứa thì tổ công tác đặc biệt của Đội Cảnh sát đường thủy số 1 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội); Phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát và đấu tranh phòng, chống tội phạm trên đường thủy nội địa (Cục CSGT) và Đội Cảnh sát đường thủy (Công an tỉnh Vĩnh Phúc) đã bí mật áp sát địa điểm, theo dõi sát di biến động, sau đó đồng loạt triển khai vây bắt tại chỗ các phương tiện cùng nhiều đối tượng và tang vật.

Tại thời điểm lực lượng chức năng ập vào bắt giữ, phương tiện thủy không gắn số đăng ký, có số kiểm soát VR-17048896 đang hút cát từ lòng sông và bơm đồng thời vào hai phương tiện thủy gắn biển NĐ-3375 và NĐ-3661. Khối lượng cát qua kiểm tra sau đó lên tới 900 m3.

Lực lượng chức năng xác định, trên tàu hút cát có 4 người gồm: Tr.T.A. (SN 1994; điều khiển tàu), Đ.X.T. (SN 1995), H.V.H. (SN 1994) và L.V.H. (SN 1998, là người làm việc trên phương tiện. Trên phương tiện thủy NĐ-3375 có 4 người gồm: Tr.Đ.C. (SN 1986, thuyền trưởng), Tr.V.H. (SN 1970), Đ.Đ.L. (SN 2003), Đ.Đ.T. (SN 2007). Trong khoang chứa của tàu có khoảng 300m3 cát.

Danh tính 3 người trên tàu NĐ-3661 gồm: Tr.N.B. (SN 1978) là thuyền trưởng và cũng đồng thời là chủ tàu; Tr.T.T. (SN 1980, máy trưởng), Tr.T.A. (SN 2003). Qua kiểm tra sau đó, trong khoang chứa của tàu NĐ-3661 có khoảng 600m3 cát.

Theo Trung tá Nguyễn Đông Hưng (cán bộ Phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát và đấu tranh phòng, chống tội phạm trên đường thủy nội địa), hoạt động khai thác cát trái phép mang lại lợi nhuận rất lớn nên dù liên tục bị lực lượng chức năng bắt giữ, xử phạt nhưng “cát tặc” vẫn hoạt động vô cùng tinh vi và ngày càng manh động. Để trốn tránh lực lượng Công an cũng như người dân, các đối tượng lựa chọn thời điểm đêm tối thực hiện hoạt động hút trộm cát.

Riêng đối với các phương tiện vừa bị bắt giữ đã được tội phạm "cát tặc" trang bị hệ thống bơm hút cát tự chế hiện đại, công suất lớn với 4 chõ hút dài 20 - 30m, đường kính 35 - 45 cm và 6 vòi bơm. Tàu này cũng có thể hút và bơm cát lên khoang chứa của phương tiện hoặc bơm trực tiếp sang phương tiện khác. Chỉ cần trong thời gian ngắn, nếu không bị phát hiện, các đối tượng có thể hút trộm hàng nghìn m3 cát.

Cũng theo Trung tá Hưng, việc khai thác cát bừa bãi khiến đáy sông bị hạ thấp, làm dòng chảy biến dạng kéo theo hàng loạt sự cố xói lở bãi sông, đê, bờ kè, không chỉ làm thất thoát tài nguyên, thất thu thuế của Nhà nước mà còn tiềm ẩn nguy cơ sạt lở đê kè, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng tới tài sản, tính mạng và cuộc sống sinh hoạt của người dân.

N.Thắng

Kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước, Nhà giáo ưu tú, PGS.TS Cao Minh Thì (nguyên Giám đốc Sở giáo dục - Đào tạo TP Hồ Chí Minh) lại bồi hồi nhớ lại những ngày tháng 4 của năm 1975, ông trở lại miền Nam tiếp quản Sài Gòn và bắt tay vào công cuộc “trồng người” những năm đầu giải phóng.

Hình ảnh CSGT dẫn những cựu chiến binh qua đường để đến với những khẩu đại bác hay hình ảnh người lính trong đoàn diễu hành đang hợp luyện gặp mẹ mình đứng chờ nhiều giờ đồng hồ; rồi hình ảnh những người đi xem hợp luyện ngất xỉu được những chiến sĩ áo vàng dùng xe chuyên dụng chở ra khỏi đám đông hàng chục ngàn người đưa vào bệnh viện... tất cả đều được người dân chụp vội vàng nhưng nội dung của nó đã gây xúc động mạnh đến người xem...

Ngày 23/4, TAND TP Hồ Chí Minh đã xét xử sơ thẩm và tuyên phạt Nguyễn Thị Tuyết Nga (SN 1990, nhân viên thu phí Bệnh viện Thủ Đức) 20 năm tù về tội “Tham ô tài sản”; Đỗ Thị Quý (SN 1983, nhân viên thu phí) lãnh 7 năm tù, Nguyễn Thị Phương Hoa (SN 1979, cựu trưởng đơn vị thu phí) 6 năm tù và Đặng Thị Hiên (SN 1985, cựu Kế toán trưởng) 5 năm tù.

Ngày 23/4, tại phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án xảy ra tại Bộ Công thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và các đơn vị liên quan, gây thiệt hại hơn 1.000 tỷ đồng cho EVN, đại diện Viện kiểm sát thực hành quyền công tố tại phiên tòa đã đề nghị tuyên phạt bị cáo Hoàng Quốc Vượng (cựu Thứ trưởng Bộ Công thương) từ 6 đến 7 năm tù về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Sáng 23/4, để chuẩn bị nội dung cho Kỳ họp thứ 9 của Quốc hội khóa XV,  Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại tổ chức Phiên họp toàn thể lần thứ nhất, thẩm tra Dự án Luật Tình trạng khẩn cấp (TTKC).

Số tiền cướp được, Vũ Văn Lịch mua 1 điện thoại Oppo A95, chi tiêu cá nhân và nạp vào tài khoản ngân hàng (đối tượng đã sử dụng 20 triệu đồng để chơi "tài xỉu" trên mạng). Cơ quan Công an đã thu giữ tang vật là 1 điện thoại Oppo A95, khoảng 75 triệu đồng tiền mặt, 176 triệu đồng trong tài khoản của lịch; 1 xe máy nhãn hiệu SYM Enzo.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.