Hợp lực trấn áp tội phạm mua bán người

08:08 13/06/2022

Hoạt động của tội phạm mua bán người (MBN) tiếp tục diễn biến phức tạp với những thủ đoạn ngày càng tinh vi; phương thức hoạt động ngày càng đa dạng hơn. Theo thống kê của lực lượng Công an và Biên phòng, từ tháng 1/2021 đến tháng 3/2022, toàn quốc phát hiện 101 vụ, 195 đối tượng phạm tội MBN, lừa bán 196 nạn nhân (173 nạn nhân nữ, 23 nạn nhân nam và có 7 nạn nhân là trẻ sơ sinh).

Tại hội nghị sơ kết thực hiện kế hoạch phối hợp phòng, chống tội phạm MBN giữa hai đơn vị diễn ra vào đầu tháng 6/2022, Trung tướng Trần Ngọc Hà, Cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an nhận định công tác phát hiện và triệt phá tận gốc các đường dây MBN gặp khó khăn. Do tội phạm này tổ chức bài bản, có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng, đối tượng, địa điểm thực hiện hành vi phạm tội cả trong và ngoài nước. Trong đó các đối tượng cầm đầu thường không lộ diện, chủ yếu dùng điện thoại, mạng xã hội để chỉ đạo, điều hành. Phần lớn đối tượng đưa dẫn nạn nhân qua biên giới là dân bản địa, rất thông thạo địa bàn, nắm được quy luật hoạt động của lực lượng chức năng, có kinh nghiệm lợi dụng địa hình hiểm trở để đưa nạn nhân qua biên giới. Công tác giải cứu nạn nhân ở nước ngoài gặp trở ngại do phụ thuộc vào quy định pháp luật nước sở tại.

Bên cạnh đó, nước ta cơ cấu dân số trẻ, nguồn lao động dồi dào, nhu cầu tìm kiếm việc làm ngày càng tăng trong khi nhận thức của một bộ phận người dân khu vực nông thôn, vùng dân tộc thiểu, lao động phổ thông tay nghề thấp còn hạn chế, thiếu thông tin về thị trường lao động nên dễ trở thành nạn nhân MBN.

Từ đó, Cục Cảnh sát hình sự phối hợp Cục Phòng, chống ma túy và tội phạm, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP) phối hợp nhận định các thủ đoạn của đối tượng để tháo “nút gỡ”. Các đối tượng cư trú kết nối trong nội địa câu kết với các đối tượng ở khu vực biên giới, đối tượng là người Việt Nam cư trú ở nước ngoài và người nước ngoài hình thành các đường dây khép kín nhằm dụ dỗ, lừa gạt, mua bán nạn nhân trong nước để đưa ra nước ngoài vì nhiều mục đích khác nhau, như: Bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, kết hôn và cho, nhận con nuôi trái pháp luật...

Một số phương thức, thủ đoạn nổi lên như lợi dụng môi giới hôn nhân, môi giới lao động, nhất là lao động có yếu tố nước ngoài để lừa gạt, mua bán phụ nữ và trẻ em gái; môi giới cho - nhận con nuôi, mang thai hộ để lừa gạt, mua bán trẻ em và trẻ sơ sinh hoặc lừa gạt đưa phụ nữ có thai sang Trung Quốc sinh. Sau đó bán trẻ sơ sinh, môi giới việc làm trên biển để lừa gạt, tuyển mộ thanh niên trong độ tuổi lao động với mức lương cao để đưa sang Campuchia cưỡng bức trong các sòng bạc, cơ sở game online.

Tội phạm MBN có sự móc nối chặt chẽ với tội phạm ma túy (cho nạn nhân sử dụng ma túy để khống chế, cưỡng bức lao động hoặc tổ chức cho nạn nhân ra nước ngoài kết hợp với vận chuyển ma túy...). Phát hiện ngày càng nhiều phụ nữ Việt Nam được các đối tượng dụ dỗ, lừa gạt tổ chức xuất cảnh trái phép qua Trung Quốc, Lào sang Myanmar tìm việc làm, một số người đã bị mua bán, ép hành nghề mại dâm…

Nhóm đối tượng trong chuyên án bị bắt giữ.

Hai lực lượng thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị Công an, BĐBP và trực tiếp triển khai các kế hoạch nghiệp vụ nắm tình hình địa bàn, điều tra khám phá tội phạm MBN. Từ tháng 1/2021 đến quý I năm 2022, các đơn vị phối hợp đấu tranh 7 chuyên án, 6 vụ án MBN, bắt giữ 18 đối tượng phạm tội và giải cứu 21 nạn nhân trong các chuyên án, vụ án. Phối hợp triển khai thực hiện cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm MBN năm 2021. Trong đợt cao điểm, các đơn vị Công an, BĐBP phát hiện, điều tra 35 vụ/47 đối tượng; giải cứu, tiếp nhận 36 nạn nhân bị mua bán.

Điển hình là đấu tranh, triệt phá chuyên án phối hợp giữa hai đơn vị với quy mô lớn hoạt động liên tỉnh, xuyên quốc gia và có yếu tố nước ngoài, đường dây MBN, MBN dưới 16 tuổi, do nhóm đối tượng giả danh Công an, BĐBP dụ dỗ, lừa gạt phụ nữ, trẻ em bán sang Trung Quốc. Quá trình xác lập chuyên án do Cục Cảnh sát hình sự chủ trì nhằm tập trung sự chỉ đạo, huy động lực lượng triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ kỹ thuật, hợp tác với các lực lượng chức năng Trung Quốc để đấu tranh triệt xóa đường dây này.

Bọn tội phạm MBN hình thành đường dây, có tổ chức chặt chẽ, có nhiều thủ đoạn rất tinh vi, che giấu tội phạm đối phó với cơ quan chức năng, câu kết nhóm đối tượng đều là người Mông, lừa bán các nạn nhân cũng đều là người Mông. Thủ đoạn các đối tượng thực hiện là thông qua mạng xã hội, dùng tên tuổi địa chỉ giả mạo danh là cán bộ Công an, BĐBP gọi điện tán tỉnh, làm quen nạn nhân, giả là yêu đương, hứa hẹn tổ chức đám cưới; hẹn hò, rủ đi chơi hoặc khống chế, đe dọa nạn nhân, sau đó, bán họ sang Trung Quốc.

Từ lời khai và mô tả của một số nạn nhân đã trở về, trinh sát xác định đối tượng cầm đầu đường dây có biệt danh là “Minh lợn”, thường xuyên lẩn trốn ở khu vực giáp biên giới Trung Quốc, còn tên tuổi và địa chỉ thì không xác định được bởi đối tượng thường dùng tên và địa chỉ giả. Minh không về Việt Nam mà sử dụng điện thoại để trao đổi với các chân rết để tìm các nạn nhân mang sang Trung Quốc bán.

Ban Chuyên án đã chỉ đạo tổ chức bắt giữ các đối tượng trong đường dây gồm: Sùng A Chớ (SN 1991), trú tại huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên; Thào Seo Hòa (SN 1976), tỉnh Tuyên Quang; Thào Seo Áo (SN 1995), trú tại tỉnh Lào Cai; Cháng A Vương (SN 1987), Ma Seo Tùng (SN 1999), cùng trú tỉnh Lai Châu. Đồng thời vận động 2 đối tượng ra đầu thú là Tráng A Lử (SN 1996) và Ly Seo Phần (SN 1996).

Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Lào Cai và Sơn La đã chuyển kết luận điều tra cho VKSND cùng cấp để truy tố, TAND cùng cấp đã đưa các đối tượng ra xét xử với bản án nghiêm minh của pháp luật.

Thời gian tới, lực lượng Công an, BĐBP các cấp tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình phòng, chống MBN giai đoạn 2021 - 2025 của Chính phủ, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng. Tiếp tục duy trì, thường xuyên trao đổi tình hình, thông tin liên quan, thống nhất các biện pháp, kế hoạch công tác phối hợp đấu tranh phòng, chống tội phạm MBN. Trong công tác điều tra, khám phá tội phạm, cần có sự trao đổi kịp thời và phối hợp ngay từ đầu để có sự hỗ trợ lẫn nhau, đảm bảo tính liên tục trong công tác điều tra tội phạm, mở rộng vụ án.

Trước mắt, tập trung lực lượng phối hợp triển khai đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm MBN trên các tuyến biên giới, vùng biển nhân Tháng Hành động phòng, chống MBN. Chỉ đạo lực lượng CSHS và lực lượng phòng, chống ma túy và tội phạm, BĐBP phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức xác minh, giải cứu, tiếp nhận, hỗ trợ và bảo vệ nạn nhân bị mua bán ra nước ngoài trở về.

Từ tháng 1/2021 đến 3/2022, các đơn vị đã trao đổi hơn 260 thông tin liên quan đến tình hình, điều tra, xử lý tội phạm MBN trên các tuyến biên giới và có liên quan trong nội địa; trong đó, có 8 thông tin liên quan đến nạn nhân cư trú trong nội địa do BĐBP cung cấp đến các đơn vị Công an và 5 thông tin liên quan đến nạn nhân ở khu vực biên giới do Công an cung cấp cho BĐBP giúp các đơn vị triệt phá thành công 3 chuyên án và 5 vụ án.

Đã phối hợp tổ chức lồng ghép tuyên truyền, phổ biến pháp luật được 10.720 buổi/398.620 lượt người tham gia; cấp phát 5.200 tờ rơi. Tổ chức tuần tra, kiểm soát chặt chẽ biên giới, qua đó, phát hiện, bắt giữ, xử lý 8.750 vụ/52.742 đối tượng xuất nhập cảnh trái phép.

Minh Hiền – Ngọc Tú

Theo Sở Xây dựng TP Đà Nẵng, thời gian qua, một số chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở sử dụng tên dự án, tên các khu vực trong dự án không đúng tên đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định để thực hiện quảng cáo, rao bán bất động sản không đảm bảo quy định pháp luật.

Dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) do Bộ Công an chủ trì soạn thảo dự kiến sẽ được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7. So với Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011, dự thảo luật có nhiều thay đổi, trong đó có nội dung về hỗ trợ nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân.

Trong chuyến công tác thu thập tư liệu, hiện vật cho Bảo tàng truyền thống của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, tôi có dịp về thăm đồng chí Ngô Văn Núi – nguyên chiến sĩ Trung đoàn 600 – Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, một trong số những cán bộ chiến sĩ vinh dự được bảo vệ Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc giai đoạn kháng chiến chống Pháp cho đến khi Người qua đời. Ở tuổi 94, mặc dù sức khỏe không được tốt, đi lại khó khăn, nhưng người lính cận vệ năm xưa vẫn minh mẫn lạ thường khi kể về những kỷ niệm của ông với Bác Hồ trong suốt 15 năm được may mắn, vinh dự bảo vệ Người.

Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Quốc phòng và An ninh (UBQPAN) Trịnh Xuân An cho biết, thực chất, khoản 8, Điều 8 Luật hiện hành (Luật Giao thông đường bộ năm 2008) đã cấm tuyệt đối: "cấm điều khiển ô tô, xe máy chuyên dùng mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn". Việc này vừa có cơ sở pháp lý, vừa có cơ sở lý luận, khoa học.

Thủ tướng Slovakia Robert Fico đã may mắn thoát chết và hiện đã vượt qua cơn nguy kịch sau khi bị một thành phần chính trị đối lập bắn 4 phát đạn vào vùng bụng hôm 15/5. Châu Âu bị một phen chấn động bởi vụ ám sát chính trị hiếm hoi xảy ra giữa những căng thẳng chính trị, ngoại giao xung quanh cuộc chiến tại Ukraine.

Nhiều công trình, dự án trên địa bàn Thủ đô đang được triển khai nên nhu cầu vận chuyển vật liệu xây dựng tăng cao dẫn đến tình trạng xe vi phạm quá khổ, quá tải có thể tái diễn, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn. Tối 18/5, Đội CSGT số 6 (Phòng CSGT Hà Nội) đã tổ chức tuyên truyền, nhắc nhở đến các đơn vị thi công, doanh nghiệp kinh doanh vận tải và đội ngũ lái xe bảo đảm TTATGT.

Một nhóm 9 du khách, thanh thiếu niên khi vui chơi, tắm biển tại bãi biển Đà Nẵng đã gặp sự cố đuối nước. Mặc dù lực lượng cứu hộ cứu nạn bãi biển tích cực ứng cứu, nhưng do sóng to, khu vực tắm có biển báo cấm tắm nguy hiểm nên trong số 8 du khách đưa vào bờ, có 2 du khách đã tử vong, 1 nạn nhân mất tích.

Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” (nay là học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh) đã triển khai được 18 năm (từ 2006). Đó là quãng thời gian đủ dài để đánh giá về hiệu lực, hiệu quả trong đời sống chính trị, văn hóa, xã hội.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文