Những thủ đoạn phạm tội tinh vi của ông Lưu Bình Nhưỡng và đồng phạm:

Kỳ 3: Không để "phiên bản" Lưu Bình Nhưỡng tái diễn

19:45 27/12/2024

Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đại diện cử tri, thực hiện những quyền hạn, nhiệm vụ về giám sát, bảo vệ lẽ phải, giữ nghiêm kỷ cương phép nước. Từ vụ án của ông Lưu Bình Nhưỡng và ông Lê Thanh Vân cho thấy, cần xem xét bổ sung, hoàn thiện các quy định liên quan đến việc giám sát ĐBQH tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, đảm bảo thực hiện đúng quy định của Luật Tổ chức Quốc hội và góp phần phòng ngừa vi phạm.

Chứng cứ rõ ràng, thành khẩn nhận tội

Theo cáo trạng của Viện KSND tỉnh Thái Bình, căn cứ chứng cứ thu thập được trong quá trình điều tra, có đủ cơ sở kết luận các bị can Phạm Minh Cường, Vũ Đăng Phương, Lưu Bình Nhưỡng là đồng phạm cùng thực hiện hành vi cưỡng đoạt tài sản, phạm vào khoản 4, Điều 170, Bộ luật Hình sự. Các bị can Lưu Bình Nhưỡng, Lê Thanh Vân và Nguyễn Văn Vương đã thực hiện hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi, phạm vào khoản 4, Điều 358 Bộ luật Hình sự.

Phân tích từng tội danh cụ thể, đối với tội cưỡng đoạt tài sản, Phạm Minh Cường, Vũ Đăng Phương và Lưu Bình Nhưỡng là đồng phạm; trong đó, Cường là người chủ mưu, Phương là người thực hành, Nhưỡng là người giúp sức. Cụ thể, Phạm Minh Cường là người chủ động, tích cực trong việc thực hiện hành vi phạm tội. Còn Phương, sau khi bán cho Cường 45ha bãi triều giáp cửa sông, trùng với diện tích mỏ cát của Công ty SĐ còn trực tiếp kiểm đếm số lượng tàu thuyền khai thác cát, để phục vụ Cường thu tiền của Công ty SĐ. Tổng số tiền chiếm đoạt được của Công ty SĐ mà Phương và Cường phải chịu trách nhiệm là gần 5 tỷ đồng, trong đó Phương đã được Cường trả công 180 triệu đồng.

Ông Lưu Bình Nhưỡng biết Cường chiếm hữu trái phép bãi triều, tại khu vực có mỏ cát được cấp phép, tại xã Thụy Trường; đồng thời, biết Cường sử dụng bãi triều đó để buộc doanh nghiệp được cấp phép phải trả tiền khi khai thác cát, nếu không sẽ bị Cường cản trở, không cho khai thác. Dù vậy, ông Nhưỡng vẫn thông qua vợ, nhờ Cường mua 30ha bãi triều với giá 900 triệu đồng và giao cho Cường quản lý, sử dụng với mục đích thu lợi, giống như cách Cường đang làm, là thu tiền của doanh nghiệp khai thác cát.

Trong quá trình này, ông Lưu Bình Nhưỡng đã có những tác động cụ thể và giúp Cường phô trương về quan hệ với người có chức, có quyền, có ảnh hưởng xã hội, tạo thêm cho Cường sự vững tin và giúp Cường “giải tỏa, khai thông ách tắc”, để tiếp tục thực hiện hành vi cưỡng đoạt tài sản. Đồng thời, đảm bảo lợi ích của ông Nhưỡng sau khi đã góp tiền mua bãi triều và giao cho Cường quản lý, nhằm hưởng lợi nhuận bất hợp pháp. Sau khi Cường bị bắt về hành vi gây rối trật tự công cộng, ông Nhưỡng vẫn hỏi công việc ngoài biển thế nào, có gì khó khăn để giúp. Tổng số tiền chiếm đoạt được của chi nhánh Công ty SĐ mà ông Lưu Bình Nhưỡng phải chịu trách nhiệm là hơn 1,6 tỷ đồng.

Đối với tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi, ông Lưu Bình Nhưỡng, ông Lê Thanh Vân và ông Nguyễn Văn Vương đã thực hiện hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi, phạm vào khoản 4, Điều 358 Bộ luật Hình sự. Cụ thể, theo quy định của Luật Tổ chức Quốc hội, ĐBQH có trách nhiệm tiếp công dân theo quy định của pháp luật; khi nhận được khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân, ĐBQH phải nghiên cứu, kịp thời chuyển đến người có thẩm quyền để giải quyết.

Quá trình khám xét, cơ quan chức năng thu giữ nhiều chứng cứ, tài liệu để phục vụ công tác điều tra.

Việc ĐBQH tiếp nhận đơn, xử lý đơn là hoạt động công vụ nhưng bị can Lưu Bình Nhưỡng và Lê Thanh Vân đã không thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ được giao, ngược lại còn lợi dụng nhiệm vụ này, để thực hiện hành vi phạm tội. Quá trình khám xét nơi làm việc của bị can Lưu Bình Nhưỡng, Cơ quan điều tra và đại diện Ban Dân nguyện đã lập biên bản ghi nhận tại phòng làm việc của bị can còn 586 đơn, thư của tổ chức, cá nhân gửi đến cho bị can qua đường bưu điện, để khiếu nại, tố cáo, kiến nghị nhưng chưa được bị can giải quyết.

Trong khi đó, bị can đã tùy tiện tiếp công dân tại nhà ở hoặc phòng làm việc riêng thông qua quan hệ quen biết cá nhân, để tiếp nhận đơn và làm ngay “Phiếu chuyển đơn của ĐBQH”, gửi đến các cơ quan chức năng và trực tiếp gọi điện, nhằm mục đích dùng ảnh hưởng của bản thân, thúc đẩy họ thực hiện những việc có lợi cho người khác, để trục lợi cá nhân. Đặc biệt, ông Lưu Bình Nhưỡng còn lôi kéo sự tham gia của ông Lê Thanh Vân để dùng ảnh hưởng của ông Vân cùng can thiệp, tác động, thúc đẩy các cơ quan chức năng và người có chức vụ, quyền hạn thực hiện công việc theo đề nghị của các doanh nghiệp. Quá trình phạm tội, giữa ông Nhưỡng và ông Vân có sự bàn bạc, trao đổi, thống nhất, phối hợp chặt chẽ với nhau trong thực hiện hành vi phạm tội và cùng chia sẻ lợi ích vật chất được nhận.

Tăng cường giám sát quy trình hoạt động

Đối với hành vi trục lợi của ông Lưu Bình Nhưỡng liên quan đến việc xét xử của TAND TP Hải Phòng, bị can Lưu Bình Nhưỡng đã lợi dụng tư cách ĐBQH ban hành phiếu chuyển đơn ngày 31/5/2021, gửi Chủ tịch UBND TP Hải Phòng, Chánh án TAND TP Hải Phòng, các cơ quan hữu quan có nội dung kiến nghị TAND TP Hải Phòng xem xét, hủy bản án dân sự sơ thẩm số 17/2020/DS-ST, ngày 12/8/2020, của TAND huyện Thủy Nguyên, trong khi TAND TP Hải Phòng đang giải quyết vụ án dân sự, theo trình tự phúc thẩm.

Đây là hành vi can thiệp vào việc giải quyết vụ án dân sự, có sự lồng ghép ý chí chủ quan của cá nhân vào văn bản chuyển đơn, vi phạm nguyên tắc độc lập xét xử của Tòa án, vi phạm quyền hạn của ĐBQH trong việc tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân (quy định tại Điều 9 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, Điều 28 Luật Tổ chức Quốc hội và Điều 54 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND). Bị can Nhưỡng ban hành phiếu chuyển đơn có nội dung can thiệp vào quá trình xét xử phúc thẩm vụ tranh chấp đất đai cho anh N.V.T, sau khi đã được nhận lợi ích vật chất là 1 bộ cánh cổng nhà thờ bằng gỗ, trị giá 75 triệu đồng và được hứa sẽ cảm ơn bằng giá trị 1 lô đất khoảng 100m², ở khu vực tranh chấp.

Đối với hành vi trục lợi của Lưu Bình Nhưỡng liên quan đến dự án 36ha của doanh nghiệp ở Quảng Ninh, bị can Lưu Bình Nhưỡng đã ban hành phiếu chuyển đơn của doanh nghiệp này gửi Chính phủ và gọi điện thoại cho Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thúc đẩy việc phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp Quế Võ III cho doanh nghiệp, để nhận 300.000 USD sau khi dự án được phê duyệt.

Đối với hành vi trục lợi của các bị can liên quan đến Dự án 36ha tại Quảng Ninh của doanh nghiệp, ông Nguyễn Văn Vương đã gặp gỡ ông Lưu Bình Nhưỡng và ông Lê Thanh Vân, nhờ tác động những người có thẩm quyền giải quyết cho doanh nghiệp tiếp tục được triển khai Dự án 36ha. Để ông Nhưỡng và ông Vân can thiệp, tác động cho dự án, Vương đã biếu tặng mỗi người 1 lô đất ở xã Vân Nội, huyện Đông Anh, TP Hà Nội để xây nhà ở, trong đó lô của ông Nhưỡng có diện tích 491,05 m², lô của ông Vân diện tích 406,60 m².

Ngoài ra, ông Vương cũng hứa cho ông Nhưỡng và ông Vân mỗi người 1.000m² đất ở dự án 36ha, nếu dự án thực hiện được. Theo xác định của cơ quan chức năng, giá trị các lô đất mà ông Nhưỡng, ông Vân đồng ý nhận của ông Vương lần lượt là 1.836.527.000 đồng và 1.520.684.000 đồng; trị giá 1.000m² đất tại dự án 36ha mà ông Vương hứa cho 2 ông Nhưỡng và Vân là 1,95 tỷ đồng. Riêng đối với ông Nguyễn Văn Vương, là người xúi giục ông Nhưỡng và ông Vân can thiệp, tác động cho Dự án 36ha được tiếp tục triển khai, nhằm được nhận lợi ích vật chất 7 tỷ đồng và 10% diện tích đất ở, tại dự án là 26,032 tỷ đồng.

Liên quan đến dự án của công ty khai thác đất, ông Lưu Bình Nhưỡng và ông Lê Thanh Vân đã viết Phiếu chuyển đơn và gọi điện thoại cho lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh, để tác động, thúc đẩy việc cấp phép khai thác mỏ đất cho doanh nghiệp. Quá trình này, các bị can đã được nhận lợi ích vật chất từ phía doanh nghiệp (hành vi trục lợi), trong đó ông Nhưỡng nhận 210 triệu đồng, ông Vân nhận 60 triệu đồng.

Đối với tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi”, cáo trạngxác định, việc ĐBQH tiếp nhận, xử lý đơn là hoạt động công vụ, nhưng chưa được các cơ quan chuyên trách của Quốc hội quản lý, theo dõi, giám sát chặt chẽ. Từ đó, bị can Lưu Bình Nhưỡng và Lê Thanh Vân đã lợi dụng để thực hiện hành vi phạm tội. Quá trình phạm tội, các bị can đã thông qua quan hệ quen biết cá nhân, tiếp nhận đơn, xúi giục người khác viết đơn đưa cho mình.

Sau đó, làm “Phiếu chuyển đơn" của ĐBQH, gửi đến các cơ quan có thẩm quyền, đề nghị giải quyết, đáp ứng theo nguyện vọng của người làm đơn, để nhằm trục lợi cá nhân. Với các trường hợp này, ông Lưu Bình Nhưỡng và Lê Thanh Vân chuyển đơn ngay sau khi tiếp nhận. Trong khi đó, tại nơi làm việc của bị can Nhưỡng, quá trình khám xét, Cơ quan chức năng ghi nhận còn hàng trăm đơn, thư của các tổ chức, cá nhân gửi qua đường bưu điện, nhiều đơn thư nhận đã lâu, nhưng chưa được bị can xử lý, chuyển cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thái Bình cũng kiến nghị UBND tỉnh Thái Bình tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực khai thác tài nguyên, khoáng sản, chỉ đạo các sở, ngành, địa phương có liên quan phối hợp chặt chẽ trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao liên quan đến quản lý, khai thác khoáng sản, đặc biệt là tài nguyên khoáng sản trên biển. Tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện nhiệm vụ đối với các cơ quan, đơn vị được giao thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực này. Cơ quan CSĐT kiến nghị xem xét bổ sung, hoàn thiện các quy định liên quan đến việc giám sát ĐBQH tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, bảo đảm thực hiện đúng quy định của Luật Tổ chức Quốc hội và phòng ngừa vi phạm. (Hết)

V.Linh – H.Phong

Ngày 28/12, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Đồng Nai thông tin, trên địa bàn tỉnh vừa có vừa có thêm một ca mắc bệnh sởi tử vong. Đây là ca bệnh tử vong thứ 3 do mắc bệnh sởi trên địa bàn tỉnh trong năm nay…

Ngày 28/12, tại Lạng Sơn, Bộ Công an phối hợp với Tỉnh ủy Lạng Sơn tổ chức Lễ công bố và thông báo các Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an điều động Đại tá Vũ Như Hà, Giám đốc Công an tỉnh Lạng Sơn đến nhận công tác, giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; Quyết định điều động và bổ nhiệm Đại tá Nguyễn Tiến Trung, Phó Cục trưởng Cục An ninh kinh tế, đến nhận công tác, giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Lạng Sơn.

Trong cuốn Hồ Chí Minh tuyển tập, tập 1 của Nhà xuất bản (NXB) Chính trị Quốc gia xuất bản năm 2002, văn bản "Tuyên ngôn độc lập" từ các trang 699, 700, 701,702 giống với văn bản "Tuyên ngôn độc lập" trong sách Ngữ Văn 12, tập 1 xuất bản năm 2023 của NXB Giáo dục Việt Nam và không giống văn bản "Tuyên ngôn độc lập" trong sách Ngữ Văn 12, tập 2 bộ Cánh diều của NXB Đại học Huế.

Thời gian qua, Công an ở một số tỉnh, thành đã liên tục triệt phá các đường dây, băng nhóm mua bán súng, đạn và trao đổi linh kiện súng, thu giữ hàng ngàn khẩu súng, hàng chục ngàn viên đạn cùng nhiều bộ phận linh kiện. Cơ quan chức năng kiểm soát rất chặt chẽ tại các cửa khẩu hàng không, đường bộ, cảng biển, súng đạn cũng được quản lý rất nghiêm, vậy thì các đối tượng tội phạm vận chuyển súng đạn bằng cách nào vào nội địa để đưa lên rao bán ở các hội, nhóm kín trên mạng xã hội? 

Trong bối cảnh cuộc xung đột sắp bước sang năm thứ ba, hôm 26/12 (giờ địa phương), cả Nga và Ukraine đã đưa ra các tuyên bố quan trọng về khả năng chấm dứt cuộc chiến. Những quan điểm này được xem là kim chỉ nam cho các nỗ lực đàm phán, nếu cơ hội chín muồi.

Sáng nay, ngày 28/12/2024, Công an tỉnh Lai Châu đã tổ chức buổi họp báo công bố kết quả đấu tranh Chuyên án 0924L, triệt phá một đường dây lừa đảo xuyên biên giới sử dụng công nghệ cao với các thủ đoạn tinh vi, gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng. Đặc biệt, các đối tượng đã xây dựng kịch bản lừa đảo bài bản, với sự chỉ đạo của nhóm người nước ngoài từ Campuchia.

Tuần này, Ukraine thông báo đã nhận được 1 tỷ USD viện trợ của Mỹ, được đảm bảo bằng nguồn thu từ tài sản đóng băng của Nga. Việc sử dụng tiền của Nga để tài trợ cho nỗ lực chiến tranh hay tái thiết của Ukraine thoạt nghe có vẻ hấp dẫn nhưng lại ẩn chứa vấn đề lớn. Hành động này đi kèm với những tác động kinh tế, tài chính và địa chính trị cần được tính đến.(Xem tiếp trang 6)

Do vị trí rất đẹp - cạnh sân golf và khu du lịch Bà Nà Hills, giá lại khá mềm nên dù hạ tầng chưa hoàn thiện, hàng trăm nền tại dự án Khu dân cư kinh tế “nhà vườn” Hòa Ninh (xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) nhanh chóng có chủ, được cấp sổ hẳn hoi. Đối chiếu với chủ trương ban đầu của chính quyền thành phố, PV Báo CAND thật sự giật mình khi nhận thấy có khá đông người từ địa phương khác cách dự án cả nghìn cây số như tận TP Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Hà Nội, thậm chí là Thái Nguyên, Hải Phòng… cũng tranh thủ được khá nhiều suất nền đẹp ở đây với tổng diện tích đất thổ cư được tính bằng… “hécta”. Một trường hợp “đúng đối tượng” nhưng sở hữu hàng loạt lô nền… 

Sau khi phát hiện gần 1 tấn thành phẩm và nguyên liệu tại cơ sở sản xuất chả Phạm Xu Tý (phường Hòa An, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng) có chất hàn the, chiều tối 27/12, Phòng CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, môi trường (gọi tắt Phòng Cảnh sát kinh tế) Công an TP Đà Nẵng đã tống đạt quyết định khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với chủ cơ sở này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文