Nhiều lãnh đạo tỉnh Bình Dương "ngã ngựa" vì cha con Nguyễn Đại Dương

07:20 03/08/2022

Nguyễn Đại Dương (SN 1965 tại Hà Nội, cư trú tại phường Thảo Điền, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh). Ngày 16/6/1998, Dương bị bắt về tội “Buôn bán hàng cấm”. Ngày 28/4/2007, Dương bị khởi tố về tội “Chứa chấp sử dụng trái phép chất ma tuý”.

Ngày 29/12/2009, TAND TP Hà Nội xử miễn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với Dương. Dương là con rể của ông Nguyễn Văn Minh, SN 1955, cư trú tại TP Hồ Chí Minh, cựu Chủ tịch Hội đồng Thành viên kiêm Tổng Giám đốc Tổng Công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu Bình Dương (viết tắt là Tổng Công ty Bình Dương, là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước do Tỉnh uỷ Bình Dương là chủ sở hữu). Vợ Dương là Nguyễn Thục Anh (SN 1982, cựu Chủ tịch Hội đồng Thành viên Công ty Phát triển).

Nhiều lãnh đạo tỉnh Bình Dương
Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Trần Thanh Liêm và cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Nguyễn Thanh Trúc.

Trong vụ án cựu Bí thư Tỉnh uỷ Bình Dương Trần Văn Nam và 27 cán bộ cấp dưới cùng đồng phạm để tư nhân thâu tóm hai khu đất Nhà nước, gây thiệt hại hơn 5.700 tỷ đồng, ông Nguyễn Văn Minh bị truy tố về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” với vai trò chủ mưu, tích cực thực hiện tội phạm. Nguyễn Đại Dương bị truy tố về tội  “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”với vai trò đồng phạm tích cực. Nguyễn Thục Anh bị truy tố về tội “Tham ô tài sản”.

Viện KSND tối cao xác định, Nguyễn Đại Dương với vai trò là người điều hành hoạt động của Công ty Âu Lạc đã liên đới cùng ông Nguyễn Văn Minh và đồng phạm khác gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền gần 965 tỷ đồng.

Đối với Nguyễn Thục Anh, thông qua việc chuyển nhượng 15% vốn điều lệ cho Tổng Công ty Bình Dương, Nguyễn Thục Anh và đồng phạm đã giúp sức cho ông Nguyễn Văn Minh chiếm đoạt gần 644 tỷ đồng của Tổng Công ty Bình Dương. Từ sự câu kết của ba cha con Nguyễn Đại Dương, hàng loạt lãnh đạo của Tỉnh uỷ Bình Dương, UBND tỉnh Bình Dương và người đứng đầu một số sở, ngành của tỉnh Bình Dương đã “ngã ngựa”.

Người có vai trò cao nhất và xuyên suốt trong vụ án này là ông Trần Văn Nam (SN 1963 tại Hà Nội, cựu Bí thư Tỉnh uỷ Bình Dương, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương). Ông Trần Văn Nam bị truy tố về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”, và phải chịu trách nhiệm chính về những quyết định và chỉ đạo của mình dẫn đến hậu quả gây thiệt hại đặc biệt lớn tài sản của Nhà nước.

Tiếp đến ông Trần Thanh Liêm (SN 1962 tại Bình Dương, cựu Phó Bí thư Tỉnh uỷ Bình Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Dương); ông Phạm Văn Cảnh (SN 1958 tại Bình Dương, cựu Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Bình Dương); ông Nguyễn Thanh Trúc (SN 1965 tại Bình Dương, cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, cựu Chánh Văn phòng UBND tỉnh Bình Dương); ông Võ Văn Lượng (SN 1962 tại Thừa Thiên - Huế, cựu Chánh Văn phòng UBND tỉnh Bình Dương); ông Trần Xuân Lâm (SN 1968 tại Hà Nội, cựu Chánh Thanh tra tỉnh Bình Dương)…

Theo cáo trạng của Viện KSND tối cao, với chức vụ là Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương (giai đoạn 2015-2020), Trưởng Ban chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp kiêm Trưởng Ban chỉ đạo cổ phần hoá Tổng Công ty Bình Dương, ông Trần Thanh Liêm phải có trách nhiệm thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp Nhà nước theo quy định của pháp luật, Điều lệ tổ chức hoạt động của Tổng Công ty Bình Dương, trách nhiệm của Ban chỉ đạo cổ phần hoá để bảo vệ tài sản cho Nhà nước tại doanh nghiệp.

Tại cuộc họp Thường trực Tỉnh uỷ Bình Dương ngày 17/4/2017, khi biết Tổng Công ty Bình Dương đã chuyển nhượng khu đất 43ha cho Công ty Tân Phú trái với chủ trương, quyết định của Tỉnh uỷ và trái với quy định của pháp luật, nhưng ông Liêm không yêu cầu huỷ bỏ Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo đúng quyết định của chủ sở hữu mà lại đồng ý cho Tổng Công ty Bình Dương tiếp tục được chuyển nhượng 30% vốn góp tại liên doanh Công ty Tân Phú cho Công ty Âu Lạc tại Dự án khu Đô thị - Thương mại - Dịch vụ Tân Phú trên khu dất 43ha, tạo điều kiện cho ông Nguyễn Văn Minh và đồng phạm hoàn thành việc chuyển nhượng trái pháp luật toàn bộ tài sản Nhà nước sang tư nhân, gây thất thoát tài sản Nhà nước gần 985 tỷ đồng.

Ngoài ra, ông Trần Thanh Liêm biết rõ khu đất 145ha đã được UBND tỉnh Bình Dương phê duyệt phương án sử dụng đất, tiếp tục kế thừa tính vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hoá, đồng thời biết Tổng Công ty Bình Dương đưa khu đất 145ha vào góp vốn tại Công ty Tân Thành, nhưng khi chủ trì cuộc họp Ban chỉ đạo đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, Ban chỉ đạo cổ phần hoá Tổng Công ty Bình Dương ngày 21/11/2017 để xem xét kết quả xác định giá trị doanh nghiệp, ông Trần Thanh Liêm đã thống nhất với nội dung trình, sau đó ký ban hành Quyết định số 3468/QĐ-UBND ngày 8/12/2017 phê duyệt giá trị doanh nghiệp, thống nhất kết quả phân loại, đưa khu đất 145ha vào mục “Tài sản chờ thanh lý”, không đưa khu đất 145ha vào xác định giá trị doanh nghiệp, gây thất thoát tài sản Nhà nước hơn 4.000 tỷ đồng. Với những sai phạm như trên, ông Trần Thanh Liêm bị khởi tố về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”, liên đới cùng ông Nguyễn Văn Minh gây thất thoát tài sản Nhà nước số tiền hơn 5.000 tỷ đồng.

Đối với ông Nguyễn Thanh Trúc, trong giai đoạn giữ chức vụ Chánh Văn phòng UBND tỉnh Bình Dương, phải chịu trách nhiệm đối với toàn bộ hoạt động của Văn phòng UBND tỉnh Bình Dương, có chức năng thẩm định các văn bản trước khi trình lãnh đạo UBND tỉnh Bình Dương giải quyết theo thẩm quyền. Khi nhận được Văn bản số 11906/CT-QLCKTTĐ để thẩm định, ông Nguyễn Thanh Trúc biết rõ Cục Thuế tỉnh Bình Dương đề xuất cho áp dụng đơn giá đất bình quân 51.914 đồng/m2 (năm 2006) để tính thu tiền sử dụng đất khi UBND tỉnh Bình Dương có Quyết định số 2631/QQĐ-UBND ngày 28/9/2012 giao khu đất 43ha cho Tổng Công ty Bình Dương là trái với quy định của pháp luật về đất đai, nhưng vẫn đồng thuận với ý kiến tham mưu của cấp dưới, duyệt nội dung để trình ông Trần Văn Nam (thời điểm đó là Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương) ký ban hành Văn bản số 3444/UBND-KTN ngày 23/11/2012 cho phép áp dụng đơn giá đất năm 2006 để tính tiền sử dụng đất khi giao đất cho Tổng Công ty Bình Dương năm 2012 và 2013. Hành vi của ông Nguyễn Thanh Trúc là cố ý làm trái quy định của pháp luật về đất đai, thu tiền sử dụng đất, gây thất thoát cho Nhà nước hơn 761 tỷ đồng. Với những sai phạm như trên, ông Nguyễn Thanh Trúc bị khởi tố về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.

Nguyễn Hưng

Trong giai đoạn 1997-2006, Việt Nam triển khai tích cực đường lối đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ và hội nhập khu vực và quốc tế. Trên cương vị Chủ tịch nước, đồng chí Trần Đức Lương đã có nhiều đóng góp vào việc chỉ đạo xây dựng đường lối đối ngoại và triển khai công tác đối ngoại, đạt được nhiều thành tựu nổi bật, đóng góp tích cực vào công cuộc bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước.

Nhận lời mời của Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và phu nhân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46 và các Hội nghị Cấp cao liên quan tại Kuala Lumpur, Malaysia từ ngày 24-28/5.

Chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính diễn ra đúng dịp kỷ niệm 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN, đánh dấu sự khởi đầu tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế, thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ của Việt Nam dành cho Malaysia trên cương vị Chủ tịch ASEAN 2025 và quyết tâm cùng Malaysia và các nước ASEAN xây dựng Cộng đồng ASEAN “Bền vững và bao trùm”, đoàn kết, vững mạnh, củng cố vai trò trung tâm của ASEAN đối với hòa bình, ổn định tại khu vực.

Sáng sớm 24/5, Hà Nội trời mưa to. Dưới cơn mưa, tại khu vực xung quanh Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông- nơi đặt linh cữu nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương, Công an TP Hà Nội phối hợp với các lực lượng chức năng đã có mặt, thực hiện nhiệm vụ đảm bảo tuyệt đối an toàn Lễ Quốc tang, phục vụ nhân dân tiễn đưa nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương về nơi an nghỉ cuối cùng.

Viện KSND TP Hà Nội vừa hoàn tất cáo trạng truy tố bị can Đinh Xuân Sáng (SN 1984, trú tại phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội) và bị can Vũ Thành Quang (SN 1994, trú tại phường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) về tội “Giết người” và tội “Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng”.

Theo tin từ TAND quận Tây Hồ (Hà Nội), ngày 5/6, cơ quan này sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử tài xế xe Lexus hành hung nam shipper gây bức xúc trong dư luận. Bị cáo là Tống Anh Tuấn (SN 1982, trú tại phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân, Hà Nội) bị truy tố về tội “Cố ý gây thương tích” theo khoản 1, Điều 134 BLHS.

Ngày 23/5, Viện KSND tỉnh Bạc Liêu cho biết vừa hoàn tất cáo trạng truy tố các bị can: Võ Văn Phượng (SN 1958, cựu Phó Chủ tịch UBND huyện Giá Rai, nay là thị xã Giá Rai) về hành vi vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng; Nguyễn Văn Trận (SN 1980, cựu Phó Chủ tịch UBND huyện Giá Rai, nay là thị xã Giá Rai); Nguyễn Thanh Lẹ (SN 1967, cựu Phó trưởng Phòng Kinh tế hạ tầng huyện Giá Rai, nay là thị xã Giá Rai) cùng về hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. 

Thực hiện chỉ đạo của Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Bộ Công an, ngày 18/5, Cục Cảnh sát hình sự phối hợp với Công an các đơn vị, địa phương và các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an Lào triệt xóa băng nhóm tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia, sử dụng công nghệ cao.

Công an tỉnh Phú Thọ vừa đánh sập đường dây kinh doanh đa cấp có quy mô đặc biệt lớn, với số lượng thành viên gần 200.000 người, trong đó có 107.348 thành viên là người Việt Nam tham gia. Đáng chú ý, đường dây này kinh doanh thực phẩm chức năng có chứa chất cấm, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của người dân, thu lợi bất chính hàng nghìn tỷ đồng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.