Tây Ninh: Ngăn chặn tội phạm xuất, nhập cảnh bằng đường tiểu ngạch

09:45 27/01/2022

Thời gian qua, lợi dụng tình hình dịch bệnh COVID-19, đối tượng bất hảo đã tung ra nhiều chiêu trò dụ dỗ người dân nghèo ở nhiều, tỉnh thành trong cả nước đến Tây Ninh để tổ chức, môi giới xuất cảnh trái phép tìm việc làm... 

Qua tiến hành biện pháp nghiệp vụ, Công an tỉnh Tây Ninh đã phối hợp cùng các lực lượng chức năng khác đảm bảo an ninh tuyến biên giới, bắt gần 550 đối tượng vi phạm.

Đại tá Nguyễn Văn Trãi, Giám đốc Công an tỉnh Tây Ninh, cho biết, tỉnh Tây Ninh có địa hình giáp biên với nhiều tỉnh của nước bạn Campuchia, nên tồn tại các đường mòn lối mở. Do đó, nhiều đối tượng đã lợi dụng tìm mọi cách móc nối đưa người xuất, nhập cảnh trái phép qua đường “tiểu ngạch” của Tây Ninh vào Việt Nam. Ngay trong cao điểm của đợt dịch COVID-19, nhiều đối tượng đã bị cơ quan Công an bắt giữ về hành vi tổ chức, đưa đón người xuất nhập cảnh trái phép. Việc đưa người nước ngoài nhập cảnh trái phép vào Việt Nam là hành vi nguy hiểm, các đối tượng đã bất chấp quy định của pháp luật. Cơ quan chức năng kiên quyết xử lý nghiêm hành vi này để bảo đảm tính răn đe, ngăn chặn nguy cơ khiến dịch bệnh lây lan trong cộng đồng.

Qua điều tra, xác minh các vụ án xuất, nhập cảnh trái phép cho thấy, nhu cầu tìm người làm việc cho các casino ở Campuchia tăng. Lợi dụng các mạng xã hội zalo, facebook, các đối tượng ở Campuchia đã đăng tải thông tin, nội dung tuyển dụng người ở Việt Nam có nhu cầu tìm việc để đưa sang Campuchia làm việc với mức lương “ảo” rất cao và mọi chi phí đi lại sẽ do chúng chi trả trước.

Khi người tìm việc đồng ý thì các đối tượng này móc nối với các đối tượng ở Việt Nam để tổ chức thành đường dây sắp xếp, hướng dẫn đưa họ xuất cảnh bằng các đường tiểu ngạch trái phép sang Campuchia. Tuy nhiên, sau thời gian làm việc không đúng thực tế với mức lương thấp, họ lại tìm cách nhập cảnh trái phép qua đường tiểu ngạch về Việt Nam.

Các đối tượng xuất cảnh trái phép bị bắt giữ.

Mới đây, Công an tỉnh Tây Ninh đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với nhóm đối tượng: Chu Thị Hạnh (SN 1975), Nguyễn Văn Hoàng (SN 1991), Nguyễn Văn Chì (SN 1966, cùng ngụ huyện Bến Cầu), Trần Thị Bé Năm (SN 1988), Trần Thị Gái (chị Năm, SN 1986, cùng ngụ thị xã Trảng Bàng), Hồ Thị Ngọc Thủy (SN 1980), Dương Thị Hoa Tươi (SN 1981, cùng ngụ huyện Châu Thành) về hành vi tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép.

Đáng lưu ý, 7 bị can trên là các đối tượng trong 3 đường dây hoạt động tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép ở huyện Châu Thành, thị xã Trảng Bàng và huyện Bến Cầu đã bị Công an tỉnh Tây Ninh phối hợp cùng lực lượng chức năng khác bắt giữ giữa tâm điểm của dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn. Điểm chung ở các đối tượng là được thuê làm người đón, đưa những người Việt Nam có nhu cầu xuất cảnh trái phép qua biên giới Campuchia tìm việc làm với hứa hẹn mức lương cao, đặc biệt làm nhân viên ở các casino với hơn 30 triệu đồng/tháng.

Cụ thể, Hạnh được một người tên Lùn (không rõ lai lịch) thuê đưa 6 người Việt Nam xuất cảnh trái phép qua Campuchia với tiền công là 1.200.000 đồng/người. Hạnh thuê Hoàng với tiền công 500.000 đồng/chuyến đến các khách sạn ở TP Tây Ninh đón người, rồi đưa đến vùng biên thuộc huyện Bến Cầu giao lại Hạnh. Tiếp đó, Hạnh chuyển cho đàn em đắc lực là Nguyễn Văn Chì đưa những người Việt Nam có nhu cầu xuất cảnh trái phép trốn ở ruộng mía, chờ đêm tối sẽ vượt đường mòn sang Campuchia.

Tương tự, Gái và Năm được một người đàn ông (không rõ địa chỉ) thuê đón, đưa 5 người Việt Nam từ khu vực ngã tư chợ mới (thị xã Trảng Bàng) đến xã Phước Chỉ, thị xã Trảng Bàng giao lại cho người khác đưa sang Campuchia với tiền công 500 ngàn đồng/người. Còn Thuỷ và Hoa Tươi chuẩn bị chỗ nghỉ, thức ăn cho những người đi xuất cảnh trái phép, trong thời gian chờ đêm khuya để xuất cảnh sang Campuchia. Đồng thời, hai chị em Gái tham gia cùng 3 đối tượng khác thực hiện trót lọt 8 lần đưa người xuất cảnh trái phép sang Campuchia tìm việc làm.

Công an tỉnh Tây Ninh, cho biết thêm: Để tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng giữa dịch bệnh, bọn chúng tổ chức chặt chẽ quá trình đưa đón, test nhanh COVID-19 cho các đối tượng có nhu cầu tìm việc làm mức lương cao. Thậm chí, làm “con mồi” tin rằng, chúng đang tổ chức cho họ xuất cảnh hợp pháp. Công an tỉnh Tây Ninh vừa kịp thời ngăn chặn 12 đối tượng chuẩn bị xuất cảnh trái phép sang Campuchia tìm việc làm với mức lương hứa hẹn cao từ 800 đến 1.000 USD/tháng.

Trước đó, Công an nhận được tin báo của người dân về việc, tại khách sạn Chí Trung II, thuộc khu phố 1, phường 4, TP Tây Ninh, xuất hiện nhiều khách lạ. Qua kiểm tra khách sạn, Công an phát hiện 26 người khách đến đăng ký lưu trú nhưng không khai báo y tế với chính quyền địa phương. Qua điều tra, có 12 đối tượng thừa nhận do tình hình dịch bệnh, không có việc làm. Do vậy, chúng đã lên các trang mạng xã hội và được giới thiệu sang Campuchia tìm việc làm với mức lương cao.

Sau đó, cả nhóm được một đối tượng (không rõ danh tính) hướng dẫn tập trung tại khách sạn Chí Trung II. Đối tượng này bố trí xe đón họ từ nơi ở, đưa đến Bệnh viện Xuyên Á (huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh) để test nhanh COVID-19. Sau đó, đối tượng khác liên hệ đón để đưa đến khách sạn bằng ôtô (4 chỗ, 7 chỗ) và các loại xe tải. Được biết, các đối tượng trên đã tạo một nhóm zalo. Trong nhóm có người hướng dẫn thủ đoạn để qua các trạm kiểm soát dịch bệnh.

Anh N.T.V (tạm trú TP Hồ Chí Minh), một “nạn nhân” trong đường dây xuất cảnh trái phép qua biên giới Tây Ninh, sẻ chia: “Do dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp trong thời gian dài, khiến gia đình mình gặp nhiều khăn về kinh tế. Vợ chồng V. sống phòng trọ, nên càng túng quẫn. Qua mạng xã hội, V. được đối tượng ở Campuchia giới thiệu qua Campuchia tìm việc làm với mức lương hơn 30 triệu đồng. V. cứ nghĩ được xuất cảnh hợp pháp. Chỉ đến khi lực lượng chức năng kiểm tra tại khách sạn ở Tây Ninh phát hiện, thì V. mới biết mình bị dụ dỗ xuất cảnh trái phép”.

Đ.Mừng-N.Minh

Vụ sạt lở đất trong đêm khiến nhà ông Trần Văn Khưa bị sập một phần công trình nhà ở. May mắn 6 người trong nhà chạy ra ngoài kịp thời, riêng ông Khưa và vợ bị các đòn gỗ trên mái nhà rơi xuống gây chấn thương, sau đó được lực lượng chức năng hỗ trợ đưa đến Trạm Y tế sơ cứu.

Cảnh sát Thái Lan đang tiến hành điều tra vụ việc 41 thi thể được phát hiện bên trong một tu viện ở tỉnh Phichit nước này, được cho là có liên quan đến hoạt động thiền định.

Sáng 25/11, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Tịnh Biên (An Giang) cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và Lệnh tạm giam đối với Lê Văn Điền (SN 1972, HKTT: tổ 14, ấp Tân Thành, xã Tân Lập, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang); Lê Thị Ngọc Nhan (SN 1971, vợ Điền); Lê Phước Sang (SN 1991) và Lê Phước Hoàng (SN 1999, con Điền); Lê Công Triết (SN 1983) và Nguyễn Văn Lộc (SN 1982, cháu Điền) để điều tra về tội “Chống người thi hành công vụ”.

Ngày 25/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Phước cho biết đã thực hiện Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Leo Minh Hiếu, SN 1999, thường trú thôn 6, xã Long Bình, huyện Phú Riềng; nơi ở thôn Phước Tân, xã Bình Tân, huyện Phú Riềng. Leo Minh Hiếu bị khởi tố về tội “Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng”.

Từ kết luận của Thanh tra TP Hồ Chí Minh cho thấy, nhiều đơn vị được giao quản lý tài sản công ở khu vực trung tâm TP Hồ Chí Minh xem tài sản nhà nước như của riêng mình. Tự tiện cho thuê khi chưa có đề án và cũng tự tiện sử dụng tiền cho thuê tài sản như thể của riêng đơn vị mình...

Do mưa lớn kéo dài những ngày qua đến sáng nay, nhiều huyện miền núi thuộc tỉnh Quảng Nam đã xảy ra sạt lở đất, nhiều khu vực giao thông bị chia cắt. Lực lượng Công an phối hợp cùng các lực lượng chức năng đã khẩn trương triển khai khắc phục sạt lở đất để đảm bảo an toàn, giao thông thông suốt.

Bệnh sởi đã có vaccine phòng ngừa và mấy năm qua chỉ rải rác người mắc. Nhưng năm 2024, bệnh sởi bùng phát ở nhiều địa phương trên cả nước, chuyển hướng mắc nhiều ở nhóm trẻ chưa đến tuổi tiêm chủng và người lớn. Nhiều người lớn chủ quan không nghĩ mình mắc sởi, đến khi nặng mới nhập viện. 

Qua 5 năm thực hiện Chỉ thị số 12 của Thủ tướng Chính phủ về phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan "tín dụng đen", với sự quan tâm, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo Chính phủ, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đấu tranh, xử lý quyết liệt của các cơ quan chức năng, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động "tín dụng đen" đã có những chuyển biến rõ rệt so với trước khi ban hành chỉ thị.

Đắk Song là huyện biên giới của tỉnh Đắk Nông, tiếp giáp với nước bạn Campuchia. Đây là địa phương có diện tích cây nông nghiệp lớn bậc nhất tỉnh Đắk Nông, gồm các loại chủ lực là cà phê, hồ tiêu và sầu riêng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文