Vợ chồng chủ mưu vụ vận chuyển trái phép 30.000 tỷ đồng lĩnh án hơn 12 năm tù

11:05 22/12/2022

Với vai trò chủ mưu trong vụ án vận chuyển trái phép qua biên giới 30 nghìn tỷ đồng, Nguyệt bị tuyên phạt 7 năm 6 tháng tù. Chồng Nguyệt là Tuấn có vai trò cao thứ hai trong vụ án nên bị tuyên phạt 5 năm tù.

Sau một ngày xét xử và nghị án, sáng 22/12, Hội đồng xét xử sơ thẩm TAND TP Hà Nội đã ra phán quyết đối với các bị cáo trong vụ vận chuyển trái phép 30 nghìn tỷ đồng qua biên giới.

Hội đồng xét xử khẳng định, quá trình điều tra và tại phiên tòa, các bị cáo đều thừa nhận hành vi phạm tội như cáo trạng đã xác định. Hành vi phạm tội của các bị cáo là rất nghiêm trọng, xâm phạm trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước, xâm phạm tính ổn định phát triển của nền kinh tế quốc dân, gây thiệt hại tài sản của Nhà nước nên cần áp dụng hình phạt nghiêm minh mới tương xứng với tính chất, mức độ và hành vi phạm tội của các bị cáo.

Hội đồng xét xử xác định, trong số các bị cáo thì Nguyễn Thị Nguyệt (SN 1985, trú tại quận Tây Hồ, Hà Nội) là người chủ mưu, khởi xướng, trực tiếp điều hành mạng lưới vận chuyển tiền tệ qua biên giới với số tiền rất lớn, hưởng lợi bất hợp pháp hơn 25 tỷ đồng nên có vai trò cao nhất, và phải chịu hình phạt nghiêm khắc nhất.

Bị cáo chủ mưu Nguyễn Thị Nguyệt.

Bị cáo Phạm Anh Tuấn (SN 1984, trú tại quận Tây Hồ, là chồng bị cáo Nguyệt) trợ giúp Nguyệt trong quá trình phạm tội, tham gia điều hành mạng lưới chuyển tiền trái phép ra nước ngoài, hưởng lợi bất hợp pháp hơn 6 tỷ đồng nên giữ vai trò cao thứ hai trong vụ án.

Các bị cáo khác nhiều lần giúp Nguyệt thực hiện hành vi phạm tội cũng được hưởng lợi bất hợp pháp nên có vai trò đồng phạm với bị cáo Nguyệt.

Sau khi phân tích, đánh giá vai trò của từng bị cáo, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt bị cáo Nguyệt 7 năm 6 tháng tù về tội “Vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới”; bị cáo Tuấn bị tuyên phạt 5 năm tù.

Nhóm đồng phạm với bị cáo Nguyệt gồm: Nguyễn Văn Thắng (SN 1985, ở Hà Nội, em trai Nguyệt) 4 năm tù; Nguyễn Thị Nga (SN 1988, vợ Thắng) 3 năm 6 tháng tù.

Hội đồng xét xử.

Nguyễn Văn Thực (SN 1979, ở Hà Nội, anh trai Nguyệt) 30 tháng tù; Phạm Việt Hùng (SN 1991, ở Hà Nội, em chồng Nguyệt) 27 tháng tù; Nguyễn Thị Hà (SN 1979, ở Hà Nội, chị dâu Nguyệt) 36 tháng tù, cho hưởng án treo; Nguyễn Thị Thúy (SN 1974, Hà Nội, chị gái Nguyệt) 30 tháng tù, cho hưởng án treo; Nguyễn Xuân Tươi (SN 1969, quê Hải Dương, cậu chồng Nguyệt) 30 tháng tù, cho hưởng án treo; Nguyễn Văn Việt (SN 1998, con bị cáo Tươi) 27 tháng tù.

Phạm Hữu Thuật (SN 1981, quê Quảng Ninh, bạn hàng của Nguyệt) 30 tháng tù; Nguyễn Minh Khang (SN 1995, ở Hà Nội, lao động tự do) 27 tháng tù. Riêng bị cáo Phạm Hồng Hạo (SN 1967, quê Hà Nam) đã mất nên TAND TP Hà Nội đình chỉ xét xử.

Các bị cáo tại phiên tòa.

Theo bản án sơ thẩm, từ năm 2016 đến năm 2020, Nguyễn Thị Nguyệt cùng chồng là Phạm Anh Tuấn và các bị cáo khác trong vụ án đã cấu kết hợp thức các hồ sơ tạm nhập tái xuất, nhiều lần vận chuyển trái phép tổng số tiền hơn 30.000 tỷ đồng ra nước ngoài.

Năm 2016, Nguyệt mua hồ sơ tạm nhập, tái xuất của Thuật để hợp thức việc chuyển tiền trái phép ra nước ngoài thông qua pháp nhân hai công ty là Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ xuất nhập khẩu Đại Phát và Công ty TNHH Đầu tư kinh doanh Thương mại và xuất nhập khẩu Đại Phát với giá từ 30 đến 40 triệu đồng một bộ.

Sau đó, Nguyệt gửi thông tin công ty nhận tiền, mẫu dấu, chữ ký giám đốc công ty để hoàn thiện hợp đồng tạm nhập hàng hóa là IC điều khiển, làm thủ tục kê khai hải quan. 

Năm 2017, sau khi biết các thủ đoạn, cách thức chuyển tiền trái phép ra nước ngoài, Nguyệt cùng chồng mượn chứng minh nhân dân của người thân trong gia đình để thành lập 8 công ty chuyển tiền ra nước ngoài.

Để hợp thức các hợp đồng mua hàng tạm nhập, tái xuất, Nguyệt chỉ đạo Thắng mua linh kiện điện tử (IC) từ Trung Quốc, rồi đóng thành 12 thùng để chuyển sang Singapore, và từ Singapore chuyển ngược về Việt Nam. Quá trình Nguyệt thực hiện hành vi phạm tội có sự trợ giúp của các bị cáo khác.

Sau khi nhận được hàng, Nguyệt chỉ đạo Hùng mở tờ khai hải quan online theo hợp đồng tạm nhập, tái xuất, lập phụ lục hợp đồng chuyển cho ngân hàng.

Tiếp đó, Nguyệt giao cho Khang và Việt rút tiền, nộp tiền, chuyển tiền và giao cho Nga quản lý, theo dõi dòng tiền. Nguyệt giao cho Hà lập các hợp đồng kinh tế khống, ký giả tên giám đốc các công ty nước ngoài, lập khống hợp đồng tạm nhập, tái xuất, sử dụng con dấu công ty nước ngoài để đóng lên các hợp đồng. Vợ chồng Nguyệt và Tuấn thỏa thuận với khách hàng về tỷ giá ngoại tệ và phí chuyển tiền.

Nguyễn Hưng

Temu - Ứng dụng mua sắm trực tuyến xuyên biên giới đổ bộ vào Việt Nam đang gây ra một cơn sốt cho các tín đồ mua sắm trực tuyến. Với kho hàng khổng lồ giá rẻ, hình thức linh hoạt, giao hàng nhanh chóng và đặc biệt là chính sách săn hoa hồng khủng đã khiến hàng triệu người “say men” vào lốc xoáy Temu…

Dự báo từ 3 đến 5/11, khu vực Bắc và Trung Trung Bộ có khả năng xảy ra một đợt mưa to, cục bộ, có nơi mưa rất to. Từ 6/11, mưa lớn có khả năng dịch xuống khu vực Hà Tĩnh đến Bình Định và có khả năng còn kéo dài trong nhiều ngày; nguy cơ ngập úng tại các vùng trũng, thấp, lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc.

Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) do Bộ Công an chủ trì soạn thảo đang được Chính phủ trình Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 8 gồm 8 chương và 65 điều, dự kiến thông qua vào ngày 28/11 tới đây. Qua 2 kỳ thảo luận, dự án luật được các đại biểu Quốc hội và người dân đánh giá cao bởi khi ban hành sẽ đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong đấu tranh phòng, chống mua bán người đang gặp nhiều khó khăn trong thời gian tới.

Liên hoan phim (LHP) châu Á Đà Nẵng là cuộc chơi nghề nghiệp thực sự, không có bất kỳ sự nể nang nào trong tuyển chọn và tôn vinh các tác phẩm, nghệ sĩ. Ban giám khảo không thiên vị, rất thẳng thắn, Ban tổ chức cũng phải đợi đến “sát nút” lễ trao giải mới biết được kết quả.

Chiều 2/11, Đội CSGT số 4 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) cho biết, CBCS của đơn vị trong quá trình làm nhiệm vụ đã giúp đỡ gia đình chị Đ.T.H.H. (SN 1982; trú tại quận Hoàng Mai, Hà Nội) tìm thấy con trai đi lạc và đưa về nhà an toàn.

Tại Hội trường Tỉnh ủy Khánh Hòa chiều nay 2/11 đã diễn ra hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về điều động, chỉ định giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa nhiệm kỳ 2020-2025.

Hiện tượng lừa đảo dưới danh nghĩa bói toán, cúng giải hạn chưa bao giờ bớt “nóng”. Những kẻ lừa đảo tự xưng là “thầy”, là “cô” có khả năng đặc biệt, am hiểu về tâm linh, bói toán và cúng bái, hứa hẹn có thể hóa giải mọi xui rủi và mang lại bình an, tài lộc cho người đến xem.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa ban hành kết luận điều tra vụ án “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại tỉnh Lâm Đồng và một số địa phương liên quan. Trong đó, cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng và cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Trần Đức Quận cùng bị đề nghị truy tố về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Làm thế nào để sinh viên ra trường có tính “thực chiến”? Giải pháp nào để gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp? Đào tạo những kiến thức nhà trường có hay những kiến thức, kỹ năng doanh nghiệp cần?... Đó là những vấn đề nóng được đưa ra bàn thảo tại sự kiện.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文