Khách Tây háo hức tham quan phố cổ Hội An ngày mưa lũ như Venice

21:10 28/09/2022

Du khách, đặc biệt là khách du lịch nước ngoài tỏ ra khá thích thú trải nghiệm “đặc sản” chỉ có tại Hội An là thuê ghe, đạp xe đạp lội nước ngắm phố cổ khi mùa mưa, lũ về… Mùa lũ đến cũng là mùa kiếm tiền triệu đối với nhiều người dân phố cổ.  

Chiều 28/9, theo ghi nhận của PV Báo CAND, mặc dù bão số 4 đã qua, nhưng do ảnh hưởng của bão mưa lớn kéo dài từ đêm 27 đến rạng sáng 28/9 khiến nước lũ từ thượng nguồn đổ về làm mực nước trên sông Hoài dâng cao, gây ngập hàng loạt tuyến đường tại phố cổ Hội An (Quảng Nam) như: Nguyễn Thái Học, Bạch Đằng, Trần Phú.

Tại khu vực đường đi bộ trước chùa Cầu, nước  dâng cao so với mặt đường gần 1m, rất nhiều đoạn trong phố cổ, người dân phải đi lại bằng thuyền...

Nước sông Hoài dâng cao, ngập tuyến đường đi bộ gần Chùa Cầu, Hội An vào ngày 28/9. 
Do ảnh hưởng bão số 4, mưa lớn ở thượng nguồn đổ về khiến nước sông Hoài dâng cao, nhấn sâu một số tuyến đường của phố cổ khiến việc đi lại của người dân gặp không ít trở ngại, khó khăn. 
Cầu An Hội ngập chìm trong nước vào chiều 28/9. 
Nhiều tuyến đường bao quanh phố cổ, dọc sông Hoài, trũng thấp nước sông dâng cao gây ngập sâu từ 40cm đến hơn 1m.

Dọc ven sông Hoài, có nhiều đoạn đường trũng thấp, nước sông dâng cao gây ngập sâu  đến hơn 1m. Khu vực cầu gỗ nối giữa đường Công Nữ Ngọc Hoa (bên trái) với ngã ba đường Bạch Đằng - Nguyễn Thái Học (phía trước chùa Cầu) hoàn toàn bị nước sông dâng che khuất rất nguy hiểm cho người dân lội nước, nguy cơ đi lại rất dễ bị thụt chân xuống lòng sông nước đang chảy xiết.

Để đảm bảo an toàn cho người dân, du khách và các phương tiện tham gia giao thông chính quyền và lực lượng Công an TP Hội An đã túc trực từ rất sớm để tổ chức hướng dẫn, phân luồng, giăng biển cảnh báo “ Khu vực ngập sâu, nguy hiểm cấm người và các phương tiện đi lại”.

Tuy nhiên, khi nước sông Thu Bồn dâng cao, gây ngập lụt nhiều tuyến phố cổ ven sông đã vô tình tạo ra một “đặc sản” trải nghiệm du lịch mùa nước lụt chỉ có ở phố cổ Hội An đối với du khách. Đặc biệt là du khách nước ngoài rất thích thú khi được lội nước lũ, đạp xe ngập đến nửa bánh, hoặc chèo ghe dọc các tuyến đường bị nước ngập sâu để ngắm phố.

Du khách nước ngoài hào hứng ghi lại khoảnh khắc lội nước lụt có đoạn ngập sâu gần 1m tại đường Nguyễn Thái Học (phố cổ Hội An). 
Bất chấp biển báo đỏ “Khu vực ngập sâu, nguy hiểm cấm người và các phương tiện đi lại” nhưng rất nhiều du khách nước ngoài vẫn vô tư đạp xe, lội lụt dọc sông Hoài. 

Khi được hỏi, anh Lê Văn C (32 tuổi, trú phường Minh An, TP Hội An) cho biết: Năm mô đến mùa mưa lũ, thì ở phố cổ Hội An ni đều có “đặc sản” lội lụt hấp dẫn du khách, nhất là khách Tây, nhờ vậy mà những người dân sống bằng nghề chèo ghe du lịch trên sông Hoài vào mùa lụt vẫn không hề bị thất nghiệp. Với giá thuê thuyền từ 150.000-200.000 đồng/lượt cho từ 3-4 du khách cả khách Việt lẫn khách Tây, trung bình một ngày nước lũ lên, chủ ghe cũng có thêm thu nhập cả triệu đồng. 

Du khách nước ngoài hào hứng chi tiền từ 150.000 - 200.000 đồng cho một chuyến chừng 20 phút ngồi ghe dạo quanh ngắm phố cổ và sông Hoài ngập lụt nhưng không hề mặc áo phao hay biện pháp bảo hộ an toàn. 

Tương tự anh Lê Văn C, ghe của ông Bảy (63 tuổi) liên tục từ 9h sáng 28/9 đến 16h chiều cùng ngày vẫn luôn đắt khách. Thậm chí, có đến 2 tốp khách Tây đang chờ đến lượt được lên ghe ông Bảy để dạo quanh các tuyến đường ngập lụt ven sông Hoài chỉ vỏn vẹn trong vòng chưa đến 20 phút/lượt.

Khi chúng tôi đề cập đến việc khi mưa lớn, nước trên thượng nguồn đổ về, khiến nước sông Hoài dâng cao, việc đưa du khách đi “lội lụt” rất nguy hiểm, đặc biệt là nhiều du khách Tây không hề mặc áo phao, vô tư đưa máy ảnh chụp cảnh không đảm bảo an toàn, ông Bảy cho rằng: “Tui chỉ chèo chở khách sát đường, không có đưa ghe ra xa, hay giữa sông nước chảy xiết mô mà sợ".

Ông Bảy còn nói với mấy chục năm nay sống trên ghe, trên sông Hoài bằng nghề chở khách du lịch tham quan thì ông quá kinh nghiệm với con nước xiết, đoạn nông, sâu hay không để xảy ra bất cứ sự cố nào cho du khách...

Việc đến phố cổ Hội An để tham quan, du lịch lại được trải nghiệm cảm giác “chạy lũ, lội ngập” và ngắm phố cổ chìm trong mùa nước lũ cũng là một điều lạ, thu hút du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài.

Tuy nhiên, theo chính quyền TP Hội An, việc người dân tự ý mở dịch vụ chèo ghe, cho thuê xe đạp lội nước lũ là trái phép, bị nghiêm cấm lý do là bởi cần đảm bảo an toàn tính mạng con người. Việc các chủ ghe, tàu tự ý cho khách nước ngoài thuê, lội nước lũ thời gian vừa qua lại tái diễn, rất nguy hiểm và không đảm bảo TTATGT đường thủy. Nhưng vì nhu cầu của du khách và vì hám lợi nên nhiều chủ ghe, tàu du lịch vẫn bất chấp quy định. 

Được biết, từ tháng 7/2022, UBND TP Hội An đã có thông báo triển khai một số nội dung nhằm chấn chỉnh hoạt động ghe bơi du lịch trên sông Hoài.

Nhấn mạnh hoạt động ghe bơi không chỉ thuần túy phục vụ khách du ngoạn mà phải trở thành một sản phẩm văn hóa đặc trưng hấp dẫn, tham gia vào các chương trình, sự kiện, tạo ấn tượng tốt du lịch Hội An nhưng thông báo đặc biệt lưu ý: Phải đảm bảo trật tự an toàn đường sông, đảm bảo an toàn cho tính mạng của du khách... 

Hoài Thu

Tổng công ty điện lực và công ty điện lực các tỉnh tập trung toàn bộ lực lượng, phương tiện, vật tư cần thiết để ứng phó bão số 3, khẩn trương khắc phục các sự cố hệ thống lưới điện đảm bảo an toàn để cấp điện trở lại ngay sau khi bão đi qua.

Trước khi bão số 3 tiến vào Hà Nội, đã có rất nhiều nghĩa cử từ những người dân dành cho nhau trong lúc khó khăn. Đoàn xe ô tô chắn gió cho xe máy trên cầu hay những thông tin chia sẻ nhà ở tránh trú bão là những tình cảm ấp áp đang gây xúc động trên mạng xã hội.

Hàng chục hộ dân đang sống trong các ngôi nhà có nguy cơ sụp đổ trước bão đã được các quận ở Hà Nội di dời đến nơi an toàn, trong đó có 14 hộ dân tại chung cư P16A (phường Thuỵ Khuê) và 3 hộ với 11 nhân khẩu ra khỏi nhà G6A Thành Công (chung cư nguy hiểm cấp độ D). 

Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH) Nguyễn Văn Hồi cho biết, vụ việc ở Mái ấm Hoa hồng có vấn đề liên quan đến công tác quản lý chưa chắc. Ngay việc hoạt động vượt công suất trên 100% nhưng thanh tra, kiểm tra chưa xử lý được. Đây có vấn đề liên quan đến buông lỏng quản lý.

16h chiều 7/9, người dân Hà Nội đã có thể nhận thấy rõ sự ảnh hưởng rõ rệt của bão số 3 khi mưa lớn diễn ra khắp Thủ đô cùng với gió giật mạnh. Đường phố Hà Nội vắng lặng, lác đác có người di chuyển nhưng rất khó khăn. Lực lượng CSGT ứng trực 100% quân số, liên tục tuần tra, tổ chức cắt dọn cây xanh bị quật đổ.

Nhằm chủ động ứng phó với bão số 3 (Yagi), thực hiện Điện số 03 của Ban Chỉ huy Ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự Công an tỉnh Hà Nam, Công an các đơn vị, địa phương đã chủ động rà soát số lượng nhà không an toàn, đồng thời huy động lực lượng vận động, hỗ trợ nhân dân di rời đến nơi tránh, trú bão an toàn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文