Án phạt “kỳ quặc” kiểu VFF!
- Từ những bấn loạn của V.League 2017: Thường trực VFF vẫn… im lặng đáng sợ
- Chuyện của Long An & chuyện của VFF
- Vết nứt trong lòng VFF1
- Vấn đề của V.League 2016: Chống "cháy" kiểu VFF!
Có thể nói, việc phạt các cổ động viên Hải Phòng là chính xác bởi trong chuyến làm khách ở sân Mỹ Đình (Hà Nội), một bộ phận các cổ động viên này đã thi nhau đốt pháo sáng. Hình ảnh những quả pháo sáng được bắn trên khán đài rồi ném cả xuống đường piste, gây tróc lở đường piste thật phản cảm.
Nó khiến cho ngay cả những cổ động viên Hải Phòng chân chính cũng bức xúc. Nhưng phạt theo cái kiểu... cấm đến sân khách đến hết giải thì kỳ lạ quá. Bởi CLB Hải Phòng không có hội cổ động viên chính thức, nên câu hỏi đặt ra là phải làm thế nào để phân biệt đâu là cổ động viên Hải Phòng và đâu là cổ động viên đội khác?
Chẳng nhẽ từ giờ, mỗi lần Hải Phòng làm khách là ban tổ chức sân chủ nhà lại phải kiểm tra giấy tờ, chứng minh nhân dân của từng khán giả để xác minh điều này?
Ngay sau khi nghe xong án phạt, Chủ tịch CLB Hải Phòng Trần Mạnh Hùng đã tỏ ra bức xúc.
Ông bảo CLB của mình với các nhóm cổ động viên hiện tại vốn diễn ra những quan hệ rất phức tạp. Cụ thể là có một nhóm nhỏ người cứ nhân danh là các cổ động viên bóng đá để vào sân thực hiện các hành vi cổ vũ phản cảm, khiến ngay cả giới lãnh đạo, HLV, cầu thủ Hải Phòng cũng không đồng tình.
Ông Hùng còn bảo, đã nhiều lần ông mời những cổ động viên này vào nhóm cổ động viên chính thức để dễ quản lý nhưng họ nhất định từ chối. Hình như họ muốn ở ngoài để có thể dễ dàng... xả và dễ dàng kích động?
Trên diễn đàn Internet, một số cổ động viên tự xưng là "cổ động viên Hải Phòng" cũng không ngừng nhận định: Đố VFF cấm nổi chúng tôi?
Sau đó ông Tổng giám đốc VPF Cao Văn Chóng phải giải thích thêm rằng, "cấm các cổ động viên Hải Phòng" ở đây là cấm những người mặc áo đỏ của Hải Phòng, có logo của đội Hải Phòng, và dùng cờ phướn trùng với màu áo thi đấu của Hải Phòng để cổ vũ, chứ tất cả những cổ động viên Hải Phòng không phạm phải những điều này thì... không cấm.
Cần phải nhắc lại, năm 2009, Ban Kỷ luật VFF cũng từng ra lệnh cấm tương tự, và ai cũng thấy đấy là một cái lệnh cấm kỳ quặc. Cái lệnh cấm mà nói theo một chuyên gia là chẳng khác gì... chém gió. Cấm đấy mà thực tình là không cấm nổi.
Các CĐV Hải Phòng đốt pháo sáng trên sân Mỹ Đình. |
Đấy là lý do vì sao, sau khi "lệnh cấm" xuất hiện, giới phóng viên phải đổ xô đi tìm ông Trưởng ban Kỷ luật Nguyễn Hải Hường, để nghe ông giải thích.
Thế nhưng ông Trưởng ban đã "mất tích" một cách khó hiểu. Ông tắt máy điện thoại, khiến cho ngay cả những phóng viên vốn có quan hệ gần gũi với ông trước đó không sao liên lạc nổi. Ngẫm kỹ ra thì việc "trốn" truyền thông, dư luận trong những thời điểm nhạy cảm cũng chẳng phải là việc cá biệt của một mình ông. Nhiều quan chức VFF trước đây cũng thường xuyên hành động y như vậy.
Một án phạt có mà như không có. Người có quyền quyết định tối cao với án phạt thì không một lần xuất hiện để giải thích về những điều mà dư luận, truyền thông thắc mắc. Đấy là những chuyện rất nhỏ nhưng lại cho thấy nhiều cái không nhỏ chút nào trong văn hoá hành xử của một bộ phận yếu nhân VFF.
Chọn sân bóng làm nơi... xả Thời còn làm Chủ tịch VFF, ông Nguyễn Trọng Hỷ cũng rất bức xúc với một bộ phận các cổ động viên tự nhận là những "cổ động viên Hải Phòng", nhưng thực chất là luôn vào sân, cổ vũ bóng đá một cách... thái quá. Thế nên ông đã đặt ra một câu hỏi cho những cổ động viên kiểu này: Đi xem bóng đá có nhất thiết phải đông như thế này không? Nhưng câu nói này của ông Hỷ sau đó đã bị "bứng" ra khỏi hoàn cảnh của nó, và bị hiểu trại đi. Từ rất lâu rồi ngay cả những cổ động viên Hải Phòng chân chính cũng không ủng hộ những nhóm nhỏ cổ động viên quá khích, thường xuyên chọn sân bóng làm nơi... xả tất thảy những bức xúc dồn nén trong lòng mình. Và đây là một vấn đề lớn, đòi hỏi những nhà lãnh đạo bóng đá Hải Phòng phải tìm cách xử lý rốt ráo trong thời gian tới. Ngọc Anh |
AFF phản đối kế hoạch bốc thăm bóng đá của chủ nhà SEA Games Tại cuộc họp lần thứ 11 Hội đồng Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á (AFF) nhiệm kỳ 2015 - 2019 ở Nha Trang (Việt Nam) vào sáng qua, vấn đề bốc thăm chia bảng môn bóng đá tại SEA Games 29 đã được nêu ra. Đại diện của Việt Nam, Lào, Campuchia, Indonesia đồng loạt bày tỏ sự không hài lòng với việc đội chủ nhà SEA Games - U.22 Malaysia được quyền chọn bảng đấu, vì cho rằng điều này vi phạm nghiêm trọng đến tinh thần thi đấu trong sáng, công bằng của các hoạt động thể thao nói chung và bóng đá nói riêng. Chắc chắn AFF sẽ có ý kiến tới Liên đoàn bóng đá Malaysia xung quanh điều này. AFF cũng đồng thời đề nghị các Liên đoàn bóng đá thành viên thông qua Ủy ban Olympic của nước mình cần có kiến nghị với ban tổ chức SEA Games 29 quanh vấn đề này. Theo thông tin của chúng tôi, trong cuộc họp giữa Ủy ban Olympic các nước, trước thềm SEA Games tới đây, chắc chắn kiến nghị này sẽ xuất hiện nhưng có lẽ không vì thế mà cái nguyên tắc bốc thăm kỳ quặc - "chủ nhà được quyền chọn bảng đấu" sẽ được thay đổi. Bởi điều lệ SEA Games cho phép chủ nhà có thể ra "luật" ở phạm vi nhất định, và một khi Malaysia đã chủ động ra "luật" như vậy thì họ cũng biết cách bảo vệ quan điểm của mình. Thời gian qua, một đại diện Ủy ban Olympic Malaysia từng nói rằng: SEA Games 22 (năm 2003) ở Việt Nam, chính chủ nhà Việt Nam cũng từng chọn bảng đấu. Tuy nhiên thực tế là ở SEA Games 22, đội U.23 Việt Nam chọn bảng đấu khi hai bảng mới chỉ chốt được hai đội hạt giống. Nó khác hẳn với việc U.22 Malaysia tới đây chọn bảng đấu trong bối cảnh hai bảng không chỉ có được hai đội hạt giống mà còn có thêm hai đội nữa. Tuấn Thành |