Benjamin Tan: Chân dung chàng rể Việt và khát vọng lột xác V-League của VPF

11:46 07/03/2021
Sau nhiều năm, cái tên Benjamin Tan một lần nữa được nhắc đến ở VPF. Chỉ khác lần này, VPF không chỉ muốn chuyên gia người Singapore làm khách mời.

Họ muốn mời anh về làm Tổng giám đốc điều hành, Trưởng ban Tổ chức V-League với khát vọng đưa giải đấu hàng đầu Việt Nam lên một tầm cao mới.

Chàng rể Việt thay đổi bóng đá Thái Lan

V-League đã đi lên chuyên nghiệp hơn 20 năm với rất nhiều thăng trầm, nhưng giải đấu năm nào cũng có tranh cãi. Sự phát triển về chất lượng cả trong và ngoài sân cỏ của các CLB vẫn là dấu hỏi lớn với những người làm bóng đá và người hâm mộ.

Trong bối cảnh đó, Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) đã đưa ra một kế hoạch bất ngờ: mời đầu não của Thái-League Benjamin Tan về làm trưởng ban tổ chức, tái thiết lại V-League.

Benjamin Tan không phải là cái tên xa lạ với VPF. Anh từng được nhiều lần VPF mời tham dự Gala trao giải các giải bóng đá chuyên nghiệp. Vị Phó tổng giám đốc điều hành Thai-League cũng quen mặt trong các chương trình đào tạo, giao lưu do Liên đoàn Bóng đá Đông Nam Á (AFF) và Liên đoàn Bóng đá châu Á (AFC) tổ chức trong những năm qua.

Đặc biệt hơn, Benjamin Tan chính là một chàng “rể Việt” chính hiệu. Vợ anh là chị Trần Thị Lan Hương, người từng gắn bó với Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) và hiện đang làm việc cho AFC. Cả hai quen nhau khi cùng làm việc ở AFC vào năm 2008 và nảy sinh tình cảm từ đó.

Benjamin Tan từng học các trường quản lý ở Singapore, Anh, Đức và các khóa học quản lý bóng đá của AFC. Khi bắt đầu khởi nghiệp, anh tham gia điều hành nhiều giải đấu lớn của AFC. 

Benjamin Tan được xem là người đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi thể thức của AFC Champions League vào năm 2009. Năm 2016, anh được Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Thái Lan (FAT) Somyot Poompanmoung mời về điều hành Thái League. Đây được xem là bước ngoặt lớn với Thái League, bởi lẽ Benjamin Tan đã đưa ra những sáng kiến giúp giải đấu này thay da đổi thịt, trở thành giải đấu hàng đầu khu vực Đông Nam Á.

Trong số các quyết định lớn của Benjamin Tan, đáng kể nhất là việc cắt giảm Thái League 1 từ 18 đội xuống 16 đội nhưng giữ nguyên 3 “suất” xuống hạng, từ đó gia tăng sự cạnh tranh của giải đấu. Điểm thứ hai, là mở rộng phạm vi ngoại binh, tăng thêm suất “cầu thủ Đông Nam Á”. Điều này giúp Thái Lan có thể thu hút các ngôi sao hàng đầu khu vực và đương nhiên, ngày càng hấp dẫn, gây chú ý nhiều hơn.

Bên cạnh đó, Benjamin Tan còn có nhiều kế hoạch đã triển khai và áp dụng thành công không chỉ ở Thái League, bao gồm việc chuyên nghiệp hóa các CLB từ hình ảnh ngoài đời cho đến mạng xã hội, xây dựng hệ thống đào tạo, phát hiện tài năng trẻ xuyên suốt từ cấp tiểu học đến trung học phổ thông, giúp bóng đá Thái Lan có một diện mạo mới chuyên nghiệp gấp nhiều lần trước khi anh đến.

Benjamin Tan (bìa phải) tổ chức nhiều giải giao hữu kết nối Thái League với các giải đấu hàng đầu châu Á như J.League 1.

Tham vọng “lột xác” V-League của VPF

Từ khi ra đời, VPF đã phải chịu đựng không ít điều tiếng. Tuy nhiên, một điểm hay của VPF là thái độ cầu thị, luôn luôn cố gắng lắng nghe dư luận, đặc biệt là người hâm mộ.

Trong giai đoạn bóng đá Việt Nam gặt hái những thành công vang dội ở đấu trường quốc tế, V-League bỗng nhiên chững lại - thậm chí tụt lại vì nhiều vấn đề không tên. Để sửa chữa và thay đổi những điều đó không phải chuyện có thể làm trong ngày một ngày hai. VPF rõ ràng nhận thức được điều này và chiêu mộ Benjamin Tan là động thái cho thấy họ vẫn giữ nguyên tham vọng “lột xác” V-League như ngày đầu thành lập.

V-League có nhiều điểm tương đồng với Thái League. Bản thân Benjamin Tan cũng không xa lạ gì văn hóa Việt Nam vì làm rể ở đây. Vợ anh, chị Hương Trần cũng là một người am hiểu bóng đá. Tất cả những điều đó, cộng thêm tài năng quản lý xuất sắc mà Benjamin Tan đã thể hiện từ AFC đến Thái League giúp anh xứng đáng nhận được niềm tin và kỳ vọng từ VPF.

Tuy nhiên, liệu Benjamin Tan có nhận lời rời Thái Lan về Việt Nam làm việc hay không vẫn là một câu hỏi lớn. Ngoài ra, V-League chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố phi chuyên môn mà chưa chắc Benjamin Tan đã nghĩ đến. Trong đó, vấn đề nóng bỏng nhất trong nhiều năm qua chính là nhiều CLB chung một ông bầu, đi kèm những vụ chuyển nhượng, trao đổi, cho mượn cầu thủ theo hướng tương thân tương ái. Sau đó là câu chuyện muôn thủa về trọng tài, chất lượng sân bãi.

Sẽ rất thú vị nếu Benjamin Tan nhận lời với VPF và tìm cách sắp xếp lại trật tự của V-League. Nếu dựa trên những gì Benjamin Tan đã làm với Thái League, không loại trừ khả năng anh sẽ đề xuất giảm bớt số lượng tham dự V-League, tăng số lượng đội đá hạng Nhất, giữ nguyên suất xuống hạng, thăng hạng ở hai giải đấu.

Về lý thuyết, đây là giải pháp đã được nhiều người nghĩ đến. Chất lượng chung của V-League hiện tại sẽ được cải thiện đáng kể nếu số CLB tham dự hạ xuống 12, thậm chí là 10 đội. Sự cạnh tranh khốc liệt hơn, đặc biệt ở cuộc chiến “sinh tồn”. Tương tự như vậy, các đại diện hạng Nhất chỉ thăng hạng khi họ có đủ sức mạnh và tham vọng. Tuy nhiên, liệu VPF và Benjamin Tan có thể thực hiện một mùa “chuyển giao” trơn tru hay không lại là chuyện khác.

Trong khi đó, các vấn đề về sân bãi, đăng ký cầu thủ và các yếu tố chuyên môn đi kèm vốn là sở trường của Benjamin Tan. Nếu VPF mời được anh chàng rể Việt này, V-League chắc chắn sẽ có một tương lai đầy thú vị.

Giữ cho con hiểu biết tiếng Việt

Gia đình Benjamin Tan và Hương Trần là một gia đình bóng đá quốc tế. Chồng quốc tịch Singapore, sống và làm việc ở Thái Lan. Vợ quốc tịch Việt Nam, sống và làm việc ở Malaysia. Hai vợ chồng Tan đã có một cô con gái xinh xắn là Michelle. Cô bé sinh ra ở Kuala Lumpur, sống cùng mẹ và mang quốc tịch của bố. Tại đây, Michelle nhận được sự giao thoa của 4 nền văn hóa Đông Nam Á, Singapore, Việt Nam, Malaysia và Thái Lan.

Ở nhà, Hương Trần và Benjamin Tan nói chuyện với nhau chủ yếu bằng tiếng Anh. Tuy nhiên, chị vẫn luôn hướng đến việc dạy con hiểu biết tiếng Việt. Có thể sau này, Michelle cũng giao tiếp chính bằng tiếng Anh, nhưng bé chắc chắn sẽ quên một phần gốc gác của bản thân. Theo chia sẻ của chị Hương, bé Michelle hiện tại đã hiểu hết tiếng Việt cho dù ít sử dụng. Ngoài ra, bé cũng rất thích về quê ngoại chơi. Đây sẽ là yếu tố quan trọng giúp VPF thuyết phục Benjamin Tan về Việt Nam làm việc.

An Khánh

Một vụ va quệt xe dẫn đến đánh nhau giữa đường, một vụ tai nạn giao thông do vi phạm quy định về an toàn giao thông, một chiếc xe "quá đát" hư hỏng "nằm" trên đường… đều có thể gây nên kẹt xe vài giờ liền là chuyện xảy ra tương đối nhiều ở TP Hồ Chí Minh. Nó thể hiện một văn hóa giao thông kém bởi văn hóa giao thông là sự tự giác chấp hành trật tự an toàn giao thông, ngăn chặn các hành vi gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông; tôn trọng, nhường nhịn người khác, tận tình giúp đỡ người tham gia giao thông gặp hoạn nạn, người tàn tật, trẻ em… để hướng tới một xã hội giao thông thân thiện, an toàn.

Tổng thống MỹDonald Trump ngày 6/7 đã lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ kế hoạch thành lập một đảng chính trị mới của tỷ phú Elon Musk, gọi đây là ý tưởng “nực cười” và cảnh báo rằng điều này sẽ gây rối loạn hệ thống chính trị hai đảng truyền thống của nước này.

Trong những năm gần đây, nhu cầu du học và tham gia các chương trình trao đổi sinh viên quốc tế của giới trẻ Việt Nam không ngừng tăng cao. Lợi dụng điều đó, nhiều đối tượng lừa đảo đã làm giả con dấu, thư mời… của các tổ chức giáo dục quốc tế hoặc tự xưng là đối tác chương trình trao đổi sinh viên để lừa đảo du học sinh Việt Nam.

Tuyến đường sắt Cầu Giát - Nghĩa Đàn (Nghệ An) có chiều dài khoảng 30km, được xây dựng cách đây 60 năm về trước, đã ngừng hoạt động từ năm 2012. Tuy nhiên, từ đó đến nay, để duy trì, ngành chức năng vẫn phải bỏ ra số tiền khoảng 1,4 tỷ đồng để trì, bảo trì và trả lương cho công nhân.

Tối 6/7, show biểu diễn thực cảnh “Sử thi Âu Lạc” ánh sáng nhạc nước tại công viên văn hóa Delight Park Đà Lạt (Lâm Đồng) đã chính thức đi vào hoạt động phục vụ du khách nhân sự kiện thành lập tỉnh Lâm Đồng mới trên cơ sở sáp nhập đơn vị hành chính tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông và Bình Thuận.

Sốt đất không phải là hiện tượng lạ ở Việt Nam. Từ thời điểm sau Đổi mới, khi thị trường bất động sản (BĐS) được hình thành, đã có những cơn sốt đất tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng… Và trong khoảng 10 năm trở lại đây, sóng đất lại bùng lên mạnh mẽ ở các vùng ven đô, vùng trung du, miền núi, nơi từng rất ít ai quan tâm tới.

Đề án phát triển bóng đá Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 được Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Đạo Cương ký quyết định phê duyệt. Một trong những nội dung chủ chốt là mục tiêu World Cup của ĐT Việt Nam. Nhưng thay vì việc tham dự World Cup 2030, “Những chiến binh sao Vàng” được hoạch định giành vé ở giải thế giới 4 năm sau đó. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.