Các ông bầu gặp gỡ, ngày ấy có khác bây giờ?

08:16 06/04/2018
Sau tất cả những tranh cãi, phát ngôn trên báo chí thì bầu Đức, bầu Thắng và bầu Tú sẽ ngồi lại với nhau vào ngày 12-4 tới để tháo gỡ khúc mắc. Các ông bầu muốn cùng nhau tìm hướng đi cho bóng đá Việt Nam.

Năm 2011, sau bài phát biểu “sốc” của bầu Kiên trong buổi tổng kết V.League, cuộc hội thảo "Doanh nghiệp làm bóng đá và hướng đi cho bóng đá Việt Nam” đã được tổ chức và phát trên sóng truyền hình. 

Đấy là cuộc đối thoại giữa các ông bầu đình đám nhất của bóng đá Việt Nam thời điểm đó là: bầu Kiên, bầu Đức, bầu Thắng và “bầu” Dũng.  Trong đó, ông Lê Hùng Dũng đang là doanh nhân đồng thời cũng giữ chức danh Phó Chủ tịch VFF phụ trách tài chính khoá 6.

Đấy là buổi đối thoại mà nội dung xoay quanh những vấn đề nổi cộm nhất của bóng đá Việt Nam. Và vấn đề được các ông bầu thống nhất đưa ra là VFF phải thay đổi toàn diện. 

Kết quả sau đó, các ông bầu cũng đã đi đến những tiếng nói chung, cùng nhau lập ra Công ty cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF), hoạt động độc lập với VPF. Đây chính là đơn vị tổ chức các giải bóng đá chuyên nghiệp quốc gia.

Cho đến bây giờ, đấy vẫn được xem là cuộc đối thoại lịch sử giữa các ông bầu của bóng đá Việt Nam. Bởi lẽ, nó không chỉ đơn thuần là cuộc đối chất, bày tỏ tất cả quan điểm trực tiếp giữa các nhân vật có tầm ảnh hưởng đến bóng đá. 

Đấy là sự kiện đã mở ra hướng đi mới, tạo cho bóng đá Việt Nam một bước ngoặt với việc VPF ra đời. Tuy nhiên, sau này bầu Kiên rơi vào vòng lao lý, bầu Tiến Anh không còn làm bóng đá, “bầu” Dũng rút lui vào hậu trường vì lý do sức khoẻ khi đang làm Chủ tịch VFF được nửa nhiệm kỳ 7. 

Lúc này, chỉ còn bầu Đức và bầu Thắngcòn tâm huyết với bóng đá Việt Nam. Thế nhưng, những quyết sách và hướng đi của “hội thảo bàn tròn” năm ấy đã không thể đến đích vì nhiều lý do khác nhau.

Bầu Đức, bầu Thắng là những doanh nhân vẫn còn tâm huyết với bóng đá. Ảnh: TL

Và sau 6 năm thì cả bầu Đức và bầu Thắng đều tuyên bố rút lui khỏi các vị trí làm quan chức bóng đá ở VFF và VPF. Thời kỳ của các ông bầu tham gia vào chính trường bóng đá cũng bắt đầu sang một trang mới. 

Và rốt cuộc, sau cuộc đối thoại “bàn tròn lịch sử” ấy, bóng đá Việt Nam vẫn vận động một cách vòng vo để rồi mọi thứ lại quay lại điểm ban đầu. Tất cả những vấn đề nổi cộm, gây bức xúc trong dư luận xuất hiện đều không khác nhiều so với một thập niên trước đây. 

Vậy là sau cả một quãng thời gian tháo gỡ, qua gần hai nhiệm kỳ của VFF và 3 nhiệm kỳ của VPF, bóng đá Việt vẫn luẩn quẩn không lối thoát.

Cuộc gặp gỡ ngày ấy của các ông bầu diễn ra giữa lúc cả xã hội đang quay cuồng với bóng đá Việt vì những điều “xấu xí” vì sự “bao cấp hơn cả mọi thời kỳ bao cấp” của VFF như lời bầu Kiên phản pháo. Đấy là thời kỳ mà bầu Kiên chính là người cầm cờ cho cuộc cải cách ở thượng tầng bóng đá Việt Nam. 

Thế nhưng tất cả đều có tính hai mặt, bởi cho đến thời điểm này vẫn chưa thể khẳng định những thay đổi đó có thực sự ưu việt hay vô hiệu. 

Thế nhưng, dù sao đó là điểm sáng trong cả bức tranh u ám của nền bóng đá. Bởi ít ra vẫn có người dám lên tiếng, vẫn có những ông bầu tâm huyết, vì bóng đá mà ngồi lại với nhau.

Còn bây giờ, tất cả đang chuẩn bị chứng kiến thêm một cuộc gặp gỡ giữa các ông bầu. Đây là câu chuyện giữa bầu Đức, bầu Thắng – hai trong số 5 ông bầu ở buổi đối thoại năm xưa với bầu Tú – người mới nổi lên từ Futsal và đang có nhiều quyền lực nhất ở VPF. 

Cuộc gặp gỡ trong bối cảnh cả xã hội đang hứng khởi vì chiến tích của U23 Việt Nam bao nhiêu thì lại ngao ngán bởi cuộc đấu đá trước Đại hội VIII của VFF bấy nhiêu.

Cuộc gặp gỡ, đối thoại có quy mô và hình thức không giống cuộc hội thảo cách đây 7 năm. Thế nhưng, bản chất thì lại giống ở chỗ đều nhằm giải quyết những khúc mắc và tìm hướng đi cho bóng đá Việt Nam. 

Trước đó, bầu Đức từng lên mặt báo để công khai phản đối bầu Tú giữ nhiều chức vụ ở VPF và chuẩn bị ứng cử Phó Chủ tịch VFF khoá 8 thì bây giờ tất cả sẽ được đối mặt trực tiếp. Từ đây, có thể hiểu vấn đề nhân sự ở thượng tầng bóng đá Việt Nam chính là mấu chốt để giải quyết tất cả các vấn đề.

Một cuộc gặp gỡ đang được dư luận rất quan tâm khi bầu Đức đã sẵn sàng đối thoại và mở toang cửa với báo chí. Nếu như cuộc gặp gỡ trước đây đã cho ra đời VPF, thì bây giờ, những “người cũ” sẽ gặp gỡ nhau để nói về nhân sự kế cận mình trong tổ chức ấy. 

Lúc này, hãy tạm gác câu chuyện ai đúng, ai sai trong “cuộc chơi quyền lực” để lắng nghe các ông bầu cầu thị. Đã có những ý kiến nói luôn rằng cuộc gặp gỡ bây giờ sẽ chẳng đi đến đâu vì suy cho cùng, bóng đá Việt đang đi theo một vòng tròn luẩn quẩn. Thế nhưng, cứ chờ xem, biết đâu ngày mai sẽ khác… 

Tâm tư của bầu Thắng

Ông bầu Võ Quốc Thắng chính là người đã lên kế hoạch cho cuộc gặp gỡ với bầu Đức và bầu Tú vào ngày 12-4. Tất cả sẽ cùng ngồi lại để giải quyết mọi khúc mắc và tìm hướng đi cho bóng đá Việt Nam.

Trước đó, bầu Thắng đã gặp riêng bầu Tú để thuyết phục ông nên cân nhắc bỏ một số vị trí để làm việc hiệu quả hơn. Ông Thắng nêu quan điểm bầu Tú nên chọn VPF hoặc VFF. Tuy nhiên, sau cuộc nói chuyện hơn 1 giờ đồng hồ, bầu Tú vẫn kiên quyết giữ quan điểm sẽ tranh cử Phó chủ tịch VFF và vẫn đảm nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT VPF. Ông Tú chỉ buông vị trí Tổng giám đốc và Trưởng ban điều hành V.League.

Bầu Thắng cũng đã rất “fair” khi không hề trả lời báo chí về bất kỳ điều gì liên quan đến bầu Tú. Ông Thắng muốn giữ để có cuộc gặp trực tiếp giữa các ông bầu mới đăng đàn.

Được biết, bầu Đức cũng rất sẵn sàng cho cuộc đối thoại này. Ông Đức nói rằng vì bầu Thắng là bạn ông nên chắc chắn ông sẽ tham gia.

Bên cạnh đó, bầu Thắng cũng chia sẻ về chuyện tài chính khi ông nghỉ ở VPF rằng: “Lúc tôi nghỉ VPF thì sổ sách vẫn còn 20 tỉ đồng thì không thể nói dối. VPF hồi năm 2012, các CLB làm gì có tiền hỗ trợ. Còn trong sáu năm tôi làm chủ tịch, VPF đã chi gần 80 tỉ đồng cho các CLB, chi cho VFF 61 tỉ, 100 triệu đồng phục vụ công tác đào tạo trẻ. Chúng tôi làm ở VPF đơn giản là kiếm tiền rồi chia đều, có nhiều chia nhiều, có ít chia ít chứ cá nhân tôi không tư lợi một đồng nào của VPF”.        

H.H


Hưng Hà

Thứ trưởng Phạm Thế Tùng đề nghị các sĩ quan đi thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hoà bình (GGHB) Liên hợp quốc (LHQ) tại Phái bộ MINUSCA giữ vững bản lĩnh chính trị, phẩm chất mẫu mực, trách nhiệm; phát huy tốt năng lực, trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng của bản thân, sớm nắm bắt tình hình địa bàn, phái bộ để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Đoàn kết, phối hợp hiệu quả cùng sĩ quan QĐND Việt Nam đang thực hiện nhiệm vụ tại Phái bộ Minusca.

Chiều ngày 23/7, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hồ Chí Minh cho biết đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với 247 đối tượng liên quan đến các hành vi: Mua bán, tổ chức sử dụng, chứa chấp và tàng trữ trái phép chất ma túy; thu giữ trên 1,5 kg ma túy các loại. Đó là kết quả điều tra truy xét mở rộng từ việc triệt phá 3 cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự hoạt động phức tạp về ma túy trên địa bàn.

Theo một chuyên gia về thủy văn, cụm từ “vượt lũ kiểm tra và vượt tần suất 5.000 năm” không phải lỗi số liệu mà là cách gọi chuyên ngành thủy văn, chỉ mức độ cực đoan của trận lũ. Đây là con số dựa trên tính toán xác suất và mô hình thống kê thủy văn, không phải là điều đã từng được chứng kiến trong thực tế.

Đối tượng thường xuyên quay video, chụp ảnh quá trình tuần tra, kiểm soát của lực lượng CSGT, sau đó đăng tải lên không gian mạng nhằm gây nhũng nhiễu, sai lệch nhận thức của người dân về việc thực thi nhiệm vụ của lực lượng chức năng..., từ đó thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Ẩn sau vỏ bọc doanh nhân đá quý thành đạt trên mạng xã hội, Nguyễn Mạnh Tuấn - kẻ từng bước chân vào thế giới ngầm đang lặng lẽ điều hành một đường dây ma túy xuyên tỉnh, tinh vi và nguy hiểm bậc nhất. Những hình ảnh hào nhoáng, giàu sang chỉ là lớp son giả tạo che giấu sự thật rùng rợn phía sau - một trùm ma túy liều lĩnh, sẵn sàng nổ súng để thoát thân.

Theo báo cáo từ các địa phương, tính đến sáng 23/7, bão số 3 và mưa lũ khiến 1 người mất tích, 1 người bị thương, 420 nhà ở bị hư hỏng, tốc mái. Đáng chú ý, một áp thấp nhiệt đới đang hoạt động ở trên vùng biển phía tây bắc của đảo Luzon (Philippines), chiều tối nay có khả năng vào biển Đông và mạnh lên thành bão.

Mới đây, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hồ Chí Minh đã kết luận điều tra, đề nghị truy tố đối với các bị can: Huỳnh Thế Năng (sinh năm 1959, cựu Tổng Giám đốc Vinafood II), Đinh Trường Chinh (sinh năm 1974, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Phát triển và kinh doanh nhà) và Nguyễn Thọ Trí (sinh năm 1961, cựu Phó Tổng Giám đốc Vinafood II) về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”. Đáng chú ý, các bị can trên đều có lý lịch mang tiền án, tiền sự và giỏi “hóa kiếp”đất công.

Nam sinh 17 tuổi mắc viêm não Nhật Bản nặng, tổn thương sâu trong mô não và di chứng thần kinh nghiêm trọng đang được điều trị tích cực. Đây là ca viêm não Nhật Bản thứ hai ghi nhận tại Thủ đô từ đầu năm tới nay.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.