Cầu thủ nhập tịch vào Đội tuyển: Một câu chuyện dài

08:06 20/06/2017
Câu chuyện cầu thủ nhập tịch chưa được gọi vào Đội tuyển Quốc gia lại được xới lên trong bối cảnh Đội tuyển Việt Nam "đói" trung phong thuần nội nhưng lại thừa trung phong nhập tịch.


Nhiều người đặt vấn đề: Chỉ cần Đỗ Merlo (Đà Nẵng) hoặc Hoàng Vũ Samson (Hà Nội) khoác lên mình màu áo đỏ, và dẫn đầu hàng công là ngay lập tức bài toán ghi bàn của HLV trưởng Nguyễn Hữu Thắng sẽ được giải quyết trọn vẹn.

Lại có người đưa vấn đề đi xa: nếu cả Đỗ Merlo, Hoàng Vũ Samson, và khoảng 4,5 cầu thủ nhập tịch nữa cùng xuất hiện thì Đội tuyển Việt Nam có thể trở thành ứng cử viên lớn cho ngôi vô địch Đông Nam Á.

Thực tế thì trong quá khứ, cầu thủ nhập tịch đã từng xuất hiện trong Đội tuyển, dưới thời HLV Henrique Calisto. Những Phan Văn Santos, Đinh Hoàng La, Đinh Hoàng Max, Huỳnh Kesley... đều đã có vài trận đấu đứng chào cờ, hát Quốc ca, rồi sau đó cùng nói đại loại: "Chúng tôi rất hãnh diện với cảm giác này". Nhưng những sự cố đầu tiên dần dần xuất hiện, mà rõ nhất là ở  trận giao hữu Việt Nam - Olympic Brazil trên sân Mỹ Đình năm 2008, khi Quốc ca của đội khách Brazil vang lên thì Phan Văn Santos - một người Việt, gốc Brazil lại mấp máy miệng một cách tự nhiên, bản thể. Hình ảnh này không chỉ khiến các quan chức VFF, mà cả những người phía trên VFF có phen sôi máu.
Hoàng Vũ Samson - một cầu thủ nhập tịch của CLB Hà Nội.

Sau đó tại Cúp bóng đá Thành phố Hồ Chí Minh, vì lý do "vợ sắp sinh con" mà Phan Văn Santos đã chủ động bỏ Đội tuyển, khiến HLV Calisto - người thầy ruột, gắn bó với Santos từ thời còn ở CLB Đồng Tâm Long An phải bực bội thốt lên: "Không bao giờ, tôi gọi cậu ấy vào Đội tuyển".

Chính những vết nứt đầu tiên ấy đã khiến cánh cửa Đội tuyển khép lại với những cầu thủ nhập tịch. Nói như cựu Chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ thì: "Chúng tôi rất sợ khi khoác trên mình màu áo Việt Nam nhưng họ lại có những hành động đi ngược lại với văn hoá và bản sắc Việt Nam".

Ông Hỷ cũng nói rằng, lệnh cấm cầu thủ nhập tịch chỉ là "lệnh miệng", và đến tận lúc này thì "lệnh miệng" vẫn chưa được gỡ bỏ. Xét về lý, một cầu thủ nước ngoài đã nhập tịch Việt Nam thì đương nhiên đã trở thành người Việt Nam, và vì thế xứng đáng được khoác áo Đội tuyển Việt Nam.

Nhưng trên thực tế có một thời gian rất dài, vì quyền lợi của mình mà các CLB thi nhau Việt hoá cầu thủ ngoại, và tìm mọi cách, gõ mọi cửa để quá trình Việt hoá ấy diễn ra nhanh chóng.

Xong khi đã được Việt hoá thành công, các cầu thủ này ai cũng nói những điều rất đẹp như: "Tôi rất yêu Việt Nam", "Tôi sẵn sàng gắn bó với Đội tuyển Việt Nam", nhưng khi khúc mắc xảy ra thì lại có những sự thực khiến cả người trong cuộc lẫn người ngoài cuộc phải ôm đầu xấu hổ.

Như chuyện một cầu thủ nhập tịch của CLB Ninh Bình (CLB giờ đã giải thể), sau khi được một đội bóng nhà giàu vung tiền mời về, cầu thủ này đã tìm đủ mọi lý do để rời khỏi Ninh Bình.

Quá uất ức, phía Ninh Bình công bố một sự thực: Trước đó họ đã cho cầu thủ này một khoản tiền rất lớn gọi là "phí hỗ trợ" để cầu thủ này đồng ý nhập tịch Việt Nam. Nói trắng ra thì đến khi quyền lợi của mình bị ảnh hưởng, CLB Ninh Bình mới chứng minh cầu thủ kia nhập tịch chẳng qua vì tiền.

Nhận ra hàng loạt những hệ luỵ này nên những năm gần đây, việc nhập tịch cầu thủ đã bị "siết" lại. Chính vì thế những cầu thủ nhập tịch sau này có chất lượng tốt hơn và đáng tin hơn rất nhiều. Sự thay đổi đó có thể là cơ sở để trong tương lai cái “lệnh miệng” quanh việc không gọi cầu thủ nhập tịch vào Đội tuyển Quốc gia sẽ được xem xét lại.

Nhưng đấy vẫn là chuyện của tương lai. Còn hiện tại, để đảm bảo chỉ số an toàn, chắc chắn cả VFF lẫn cấp trên của VFF đều giữ một thái độ hết sức thận trọng quanh vấn đề này.

Bầu Đức phản đối

Bóng đá Đông Nam Á trong khoảng 15 năm qua đã có nhiều biến động quanh vấn đề cầu thủ nhập tịch. Cụ thể, bốn chức vô địch AFF Suzuki Cup của Singapore đều có sự đóng góp mang tính quyết định của các cầu thủ nhập tịch.

Một Philippines luôn đóng vai "lót đường" bỗng vùng lên trở thành một trong những đội bóng mạnh mẽ, giàu sức cạnh tranh cũng là nhờ mở cửa cho các cầu thủ nhập tịch vào Đội tuyển.

Nhưng VFF lại có một cách nhìn khác, mà nói như Phó chủ tịch tài chính Đoàn Nguyên Đức thì: "Vô địch bằng những cầu thủ nhập tịch thì có gì hãnh diện?". Trong một cuộc trả lời phỏng vấn báo giới mới đây, ông bầu này vẫn một mực giữ quan điểm, Đội tuyển Quốc gia phải nói không với cầu thủ nhập tịch, và đấy cũng là quan điểm chung của dàn lãnh đạo VFF ở nhiệm kỳ này. (Ngọc Anh)


Diệp Xưa

Là người nước ngoài duy nhất đoạt giải trong cuộc thi "Tìm kiếm sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài" năm 2024 do Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao phát động, Lanny Phetnion đã gắn bó với tiếng Việt hơn 10 năm. Hành trình đến với ngôn ngữ này bắt đầu khi Lanny Phetnion nhận được học bổng theo học Khoa Tiếng Việt, Đại học Quốc gia Lào. Cũng từ đây, tiếng Việt đã trở thành bệ đỡ giúp cô gái miền Bắc Lào gặt hái không ít thành công. 

Quen đối tượng có thể làm giả giấy tờ trong ngành Công an, Quân đội, Đàm Đình Phú đã đăng bài trên mạng xã hội nhận làm thủ tục vay tiền đối với khách đang nợ xấu. Sau khi có khách đặt hàng, Phú sẽ yêu cầu cung cấp hình ảnh chân dung để làm giả các loại giấy tờ rồi liên hệ nhân viên ngân hàng làm thủ tục vay tiền, mục đích chiếm đoạt tiền vay.

Luật Công chứng (sửa đổi) quy định công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng chỉ được công chứng giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở

Trung Quốc là đối tác thương mại lớn của Mỹ. Tuy nhiên, mới đây, Tổng thống đắc cử Donald Trump tiếp tục tuyên bố sẽ áp thuế bổ sung đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc cho đến khi nước này ngăn chặn "lượng lớn ma túy, nhất là fentanyl, đang được chuyển vào Mỹ".

Viện KSND tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Lê Tiến Phương và 16 bị can khác về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”. Đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng xảy ra trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.

Từ kết quả điều tra những dấu hiệu bất thường tại một số gói thầu thi công xây dựng công trình trên địa bàn TP Nha Trang do Ban Quản lý Dịch vụ Công ích TP Nha Trang làm chủ đầu tư, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Khánh Hòa đã khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, đồng thời bắt tạm giam hai cán bộ nhà nước và hai giám đốc doanh nghiệp.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文