Cầu thủ nhập tịch vào Đội tuyển: Một câu chuyện dài

08:06 20/06/2017
Câu chuyện cầu thủ nhập tịch chưa được gọi vào Đội tuyển Quốc gia lại được xới lên trong bối cảnh Đội tuyển Việt Nam "đói" trung phong thuần nội nhưng lại thừa trung phong nhập tịch.


Nhiều người đặt vấn đề: Chỉ cần Đỗ Merlo (Đà Nẵng) hoặc Hoàng Vũ Samson (Hà Nội) khoác lên mình màu áo đỏ, và dẫn đầu hàng công là ngay lập tức bài toán ghi bàn của HLV trưởng Nguyễn Hữu Thắng sẽ được giải quyết trọn vẹn.

Lại có người đưa vấn đề đi xa: nếu cả Đỗ Merlo, Hoàng Vũ Samson, và khoảng 4,5 cầu thủ nhập tịch nữa cùng xuất hiện thì Đội tuyển Việt Nam có thể trở thành ứng cử viên lớn cho ngôi vô địch Đông Nam Á.

Thực tế thì trong quá khứ, cầu thủ nhập tịch đã từng xuất hiện trong Đội tuyển, dưới thời HLV Henrique Calisto. Những Phan Văn Santos, Đinh Hoàng La, Đinh Hoàng Max, Huỳnh Kesley... đều đã có vài trận đấu đứng chào cờ, hát Quốc ca, rồi sau đó cùng nói đại loại: "Chúng tôi rất hãnh diện với cảm giác này". Nhưng những sự cố đầu tiên dần dần xuất hiện, mà rõ nhất là ở  trận giao hữu Việt Nam - Olympic Brazil trên sân Mỹ Đình năm 2008, khi Quốc ca của đội khách Brazil vang lên thì Phan Văn Santos - một người Việt, gốc Brazil lại mấp máy miệng một cách tự nhiên, bản thể. Hình ảnh này không chỉ khiến các quan chức VFF, mà cả những người phía trên VFF có phen sôi máu.
Hoàng Vũ Samson - một cầu thủ nhập tịch của CLB Hà Nội.

Sau đó tại Cúp bóng đá Thành phố Hồ Chí Minh, vì lý do "vợ sắp sinh con" mà Phan Văn Santos đã chủ động bỏ Đội tuyển, khiến HLV Calisto - người thầy ruột, gắn bó với Santos từ thời còn ở CLB Đồng Tâm Long An phải bực bội thốt lên: "Không bao giờ, tôi gọi cậu ấy vào Đội tuyển".

Chính những vết nứt đầu tiên ấy đã khiến cánh cửa Đội tuyển khép lại với những cầu thủ nhập tịch. Nói như cựu Chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ thì: "Chúng tôi rất sợ khi khoác trên mình màu áo Việt Nam nhưng họ lại có những hành động đi ngược lại với văn hoá và bản sắc Việt Nam".

Ông Hỷ cũng nói rằng, lệnh cấm cầu thủ nhập tịch chỉ là "lệnh miệng", và đến tận lúc này thì "lệnh miệng" vẫn chưa được gỡ bỏ. Xét về lý, một cầu thủ nước ngoài đã nhập tịch Việt Nam thì đương nhiên đã trở thành người Việt Nam, và vì thế xứng đáng được khoác áo Đội tuyển Việt Nam.

Nhưng trên thực tế có một thời gian rất dài, vì quyền lợi của mình mà các CLB thi nhau Việt hoá cầu thủ ngoại, và tìm mọi cách, gõ mọi cửa để quá trình Việt hoá ấy diễn ra nhanh chóng.

Xong khi đã được Việt hoá thành công, các cầu thủ này ai cũng nói những điều rất đẹp như: "Tôi rất yêu Việt Nam", "Tôi sẵn sàng gắn bó với Đội tuyển Việt Nam", nhưng khi khúc mắc xảy ra thì lại có những sự thực khiến cả người trong cuộc lẫn người ngoài cuộc phải ôm đầu xấu hổ.

Như chuyện một cầu thủ nhập tịch của CLB Ninh Bình (CLB giờ đã giải thể), sau khi được một đội bóng nhà giàu vung tiền mời về, cầu thủ này đã tìm đủ mọi lý do để rời khỏi Ninh Bình.

Quá uất ức, phía Ninh Bình công bố một sự thực: Trước đó họ đã cho cầu thủ này một khoản tiền rất lớn gọi là "phí hỗ trợ" để cầu thủ này đồng ý nhập tịch Việt Nam. Nói trắng ra thì đến khi quyền lợi của mình bị ảnh hưởng, CLB Ninh Bình mới chứng minh cầu thủ kia nhập tịch chẳng qua vì tiền.

Nhận ra hàng loạt những hệ luỵ này nên những năm gần đây, việc nhập tịch cầu thủ đã bị "siết" lại. Chính vì thế những cầu thủ nhập tịch sau này có chất lượng tốt hơn và đáng tin hơn rất nhiều. Sự thay đổi đó có thể là cơ sở để trong tương lai cái “lệnh miệng” quanh việc không gọi cầu thủ nhập tịch vào Đội tuyển Quốc gia sẽ được xem xét lại.

Nhưng đấy vẫn là chuyện của tương lai. Còn hiện tại, để đảm bảo chỉ số an toàn, chắc chắn cả VFF lẫn cấp trên của VFF đều giữ một thái độ hết sức thận trọng quanh vấn đề này.

Bầu Đức phản đối

Bóng đá Đông Nam Á trong khoảng 15 năm qua đã có nhiều biến động quanh vấn đề cầu thủ nhập tịch. Cụ thể, bốn chức vô địch AFF Suzuki Cup của Singapore đều có sự đóng góp mang tính quyết định của các cầu thủ nhập tịch.

Một Philippines luôn đóng vai "lót đường" bỗng vùng lên trở thành một trong những đội bóng mạnh mẽ, giàu sức cạnh tranh cũng là nhờ mở cửa cho các cầu thủ nhập tịch vào Đội tuyển.

Nhưng VFF lại có một cách nhìn khác, mà nói như Phó chủ tịch tài chính Đoàn Nguyên Đức thì: "Vô địch bằng những cầu thủ nhập tịch thì có gì hãnh diện?". Trong một cuộc trả lời phỏng vấn báo giới mới đây, ông bầu này vẫn một mực giữ quan điểm, Đội tuyển Quốc gia phải nói không với cầu thủ nhập tịch, và đấy cũng là quan điểm chung của dàn lãnh đạo VFF ở nhiệm kỳ này. (Ngọc Anh)


Diệp Xưa

Chiều 30/4, Công an TP Hồ Chí Minh đã tổ chức họp báo cung cấp thông tin về việc Phòng Cảnh sát hình sự và Công an quận 12 phối hợp với Công an tỉnh Đồng Nai và Công an tỉnh Bình Dương khám phá vụ án cướp tài sản táo tợn xảy ra trên địa bàn quận 12, đồng thời trao khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân tham gia phá vụ án này.

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, có một lực lượng luôn “đi trước, về sau” bảo đảm công tác điều trị, phục hồi sức khỏe cho các chiến sĩ. 70 năm qua, ký ức về những ngày tháng gian khổ tham gia điều trị, cứu thương cho bộ đội vẫn vẹn nguyên trong trí nhớ của người y sĩ Nguyễn Văn Minh, năm nay đã bước sang tuổi 97.

Chiều 30/4, tại khu vực trung tâm TP Đà Lạt (Lâm Đồng), nhất là những nơi công cộng, người dân địa phương và du khách vẫn đổ ra vui chơi, giải trí, các hoạt động diễn ra bình thường.

Ngày 15/3/2024, trái tim của nữ biệt động thành Nguyễn Thị Mai (SN 1943) với biệt danh “con thoi sắt” đã ngừng đập. Bà là một trong những nữ biệt động thành đã cống hiến cả tuổi thanh xuân cho cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.

Nhiều cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn dường như đã hết hy vọng sau nhiều năm kết hôn vẫn không có con, dù đã chạy chữa nhiều nơi. Nhưng cơ duyên và may mắn, kết hợp với sự tiến bộ của y học hỗ trợ sinh sản, họ đã thực hiện được giấc mơ làm cha, làm mẹ.

Với tinh thần chủ động phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật, trong hai ngày liên tiếp, tổ tuần tra Công an xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân (Phú Yên) đã kịp thời phát hiện, kiểm tra và thu giữ hai khẩu súng do hai đối tượng ở tỉnh Bình Định tàng trữ trái phép.

Một khối không khí lạnh cuối mùa tràn về gây mưa rào và giông từ đêm nay (30/4), chấm dứt đợt nắng nóng kéo dài ở miền Bắc bốn ngày nay. Khoảng từ ngày 3-4/5, nắng nóng có khả năng quay trở lại ở Tây Bắc Bắc Bộ và Thanh Hóa, Nghệ An.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文