Chủ tịch FIFA Sepp Blatter và Chủ tịch UEFA Michel Platini phải đối mặt với án phạt như thế nào?

12:31 18/12/2015
Trong 2 ngày 17 và 18-12, Thẩm phán Hans-Joachim Eckert thuộc Ủy ban đạo đức của Liên đoàn Bóng đá thế giới (FIFA) sẽ chất vấn Chủ tịch FIFA Sepp Blatter và Chủ tịch UEFA Michel Platini xung quanh khoản tiền 1,3 triệu bảng Anh cách đây 4 năm (2011-2015).
Theo đó, ông Sepp Blatter và ông Michel Platini sẽ phải điều trần ở Zurich và họ đều đang đối mặt với cáo buộc tham nhũng, xung đột quyền lợi và bất hợp tác với cơ quan điều tra.

Giới thạo tin tiết lộ, ông Sepp Blatter và ông Michel Platini có thể thoát án cấm hoạt động bóng đá vĩnh viễn, nhưng Chủ tịch FIFA và Chủ tịch UEFA sẽ phải dùng ít nhất 7 năm để "suy nghĩ về những việc đã làm" khi họ không được bén mảng tới lĩnh vực này. Theo giới thạo tin, tuy khó khép ông Sepp Blatter và ông Michel Platini vào tội tham nhũng, nhưng Ủy ban đạo đức của FIFA có thể làm rõ quyền lợi trong vụ chuyển khoản tiền 1,3 triệu bảng Anh giữa họ, cho dù Chủ tịch FIFA và Chủ tịch UEFA đều cho biết, đó là "tiền được thanh toán theo thỏa thuận năm 1998".

Giới truyền thông cho biết, phiên điều trần kể trên diễn ra sau khi Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) chính thức tiến hành điều tra (lần đầu tiên) vai trò của Chủ tịch FIFA Sepp Blatter trong các vụ đưa và nhận hối lộ; và Chủ tịch UEFA Michel Platini đang bị cấm tham gia các hoạt động bóng đá trong 90 ngày để điều tra về những bê bối tham nhũng gần đây của FIFA.

Ông Sepp Blatter và Chủ tịch UEFA Michel Platini.

Và người phát ngôn của Ủy ban đạo đức FIFA, ông Andreas Bantel cũng vừa tuyên bố, theo đó cựu danh thủ người Pháp tuy đã làm đơn kháng cáo lên Tòa án thể thao thế giới (CAS), nhưng ngày 11-12, CAS đã bác bỏ đơn kháng án của Chủ tịch UEFA. Ông Andreas Bantel  cho biết, FIFA sẽ đưa ra án phạt cuối cùng đối với ông Michel Platini và ông Sepp Blatter vào ngày 21-12.

Trước đó, Ủy ban đạo đức của FIFA từng kiến nghị cấm Chủ tịch FIFA và Chủ tịch UEFA hoạt động bóng đá suốt đời. Giới chuyên môn cho rằng, ông Michel Platini tuy đã đăng ký ứng cử vào chiếc ghế Chủ tịch FIFA sẽ diễn ra trong phiên họp đặc biệt hôm 26-2-2016, nhưng với những án phạt hiện nay, Chủ tịch UEFA sẽ khó vận động tranh cử thành công.

Và theo quyết định của FIFA cách đây hơn 1 tháng (12-11), trong danh sách 5 ứng cử viên chạy đua vào chiếc ghế quyền lực nhất của Liên đoàn Bóng đá thế giới không có tên Chủ tịch UEFA. Trước đó, ông Michel Platini từng được coi là ứng viên hàng đầu kế vị Chủ tịch FIFA Sepp Blatter. Nhưng tỷ lệ cá cược tại các nhà cái về khả năng Chủ tịch UEFA ngồi vào chiếc ghế Chủ tịch FIFA giảm sút nhanh chóng sau khi ông Sepp Blatter bị điều tra hình sự về khoản tiền thanh toán cho ông Michel Platini.

Giới chuyên môn cho rằng, trong vụ bê bối tại FIFA, ông Michel Platini không đơn giản chỉ là nhân chứng. Bởi theo tuyên bố của Tổng chưởng lý Thụy Sỹ, ông Michael Lauber, cơ quan chức năng không thẩm vấn ông Michel Platini như một nhân chứng bởi đã điều tra Chủ tịch UEFA trong việc phân biệt rõ “ranh giới nhân chứng và bị cáo” trong vấn đề này.

Ông Platini kháng án bất thành.

Được biết, Văn phòng Tổng chưởng lý Thụy Sỹ (OGA) đã mở cuộc điều tra hình sự xung quanh khoản tiền 1,3 triệu bảng Anh. Mặc dù UEFA giải thích khoản tiền này là thù lao khi còn làm việc cho FIFA (1999-2001) của ông Michel Platini, nhưng giới chuyên môn đã chỉ rõ mâu thuẫn trong vấn đề này - không có lý do gì phải chờ tới một thập kỷ Chủ tịch UEFA mới được nhận lương từ FIFA. Ông Michel Platini từng cho biết, đã được thông báo về sự thanh toán chậm trễ bởi khi đó FIFA đang có những "vấn đề về tài chính".

Nhưng theo số dư từ tài khoản của FIFA, trong giai đoạn 1999-2002, Liên đoàn Bóng đá thế giới luôn có doanh thu khoảng 83 triệu USD. Theo giới chuyên môn, điểm mấu chốt của những lời cáo buộc về khoản thanh toán kể trên đến vào 2 tháng trước khi UEFA ủng hộ chiến dịch tái tranh cử chức Chủ tịch FIFA của ông Sepp Blatter.

Một quan chức FIFA giấu tên từng tiết lộ, số tiền kể trên thực chất nhằm mua chuộc ông Michel Platini, để Chủ tịch UEFA không chống lại ông Sepp Blatter tái tranh cử ghế Chủ tịch FIFA. Ngoài sự dính líu tới khoản tiền 1,3 triệu bảng Anh, Chủ tịch UEFA còn bị cáo buộc nhận tiền để giúp Qatar giành quyền đăng cai World Cup 2022.

Văn phòng Tổng chưởng lý Thụy Sỹ cũng từng thẩm vấn ông Sepp Blatter (tối 25-9) xung quanh việc Chủ tịch FIFA từng ký một hợp đồng với Liên đoàn bóng đá Caribe, do ông Jack Warner khi đó làm Chủ tịch, với những điều khoản bất lợi cho FIFA. Ông Jack Warner, cựu Phó Chủ tịch FIFA vừa tuyên bố, sẽ công khai hàng ngàn tài liệu có liên quan đến FIFA, cũng như Chủ tịch Sepp Blatter.

Lư Tuấn Nghĩa

Trong giai đoạn 1997-2006, Việt Nam triển khai tích cực đường lối đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ và hội nhập khu vực và quốc tế. Trên cương vị Chủ tịch nước, đồng chí Trần Đức Lương đã có nhiều đóng góp vào việc chỉ đạo xây dựng đường lối đối ngoại và triển khai công tác đối ngoại, đạt được nhiều thành tựu nổi bật, đóng góp tích cực vào công cuộc bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước.

Nhận lời mời của Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và phu nhân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46 và các Hội nghị Cấp cao liên quan tại Kuala Lumpur, Malaysia từ ngày 24-28/5.

Chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính diễn ra đúng dịp kỷ niệm 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN, đánh dấu sự khởi đầu tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế, thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ của Việt Nam dành cho Malaysia trên cương vị Chủ tịch ASEAN 2025 và quyết tâm cùng Malaysia và các nước ASEAN xây dựng Cộng đồng ASEAN “Bền vững và bao trùm”, đoàn kết, vững mạnh, củng cố vai trò trung tâm của ASEAN đối với hòa bình, ổn định tại khu vực.

Sáng sớm 24/5, Hà Nội trời mưa to. Dưới cơn mưa, tại khu vực xung quanh Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông- nơi đặt linh cữu nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương, Công an TP Hà Nội phối hợp với các lực lượng chức năng đã có mặt, thực hiện nhiệm vụ đảm bảo tuyệt đối an toàn Lễ Quốc tang, phục vụ nhân dân tiễn đưa nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương về nơi an nghỉ cuối cùng.

Viện KSND TP Hà Nội vừa hoàn tất cáo trạng truy tố bị can Đinh Xuân Sáng (SN 1984, trú tại phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội) và bị can Vũ Thành Quang (SN 1994, trú tại phường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) về tội “Giết người” và tội “Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng”.

Theo tin từ TAND quận Tây Hồ (Hà Nội), ngày 5/6, cơ quan này sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử tài xế xe Lexus hành hung nam shipper gây bức xúc trong dư luận. Bị cáo là Tống Anh Tuấn (SN 1982, trú tại phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân, Hà Nội) bị truy tố về tội “Cố ý gây thương tích” theo khoản 1, Điều 134 BLHS.

Ngày 23/5, Viện KSND tỉnh Bạc Liêu cho biết vừa hoàn tất cáo trạng truy tố các bị can: Võ Văn Phượng (SN 1958, cựu Phó Chủ tịch UBND huyện Giá Rai, nay là thị xã Giá Rai) về hành vi vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng; Nguyễn Văn Trận (SN 1980, cựu Phó Chủ tịch UBND huyện Giá Rai, nay là thị xã Giá Rai); Nguyễn Thanh Lẹ (SN 1967, cựu Phó trưởng Phòng Kinh tế hạ tầng huyện Giá Rai, nay là thị xã Giá Rai) cùng về hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. 

Thực hiện chỉ đạo của Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Bộ Công an, ngày 18/5, Cục Cảnh sát hình sự phối hợp với Công an các đơn vị, địa phương và các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an Lào triệt xóa băng nhóm tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia, sử dụng công nghệ cao.

Công an tỉnh Phú Thọ vừa đánh sập đường dây kinh doanh đa cấp có quy mô đặc biệt lớn, với số lượng thành viên gần 200.000 người, trong đó có 107.348 thành viên là người Việt Nam tham gia. Đáng chú ý, đường dây này kinh doanh thực phẩm chức năng có chứa chất cấm, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của người dân, thu lợi bất chính hàng nghìn tỷ đồng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.