Một Argentina không Messi, tại sao không?

17:58 19/06/2019
Điệu Tango vẫn có thể tưng bừng trên đất Brazil mà không có thủ quân Lionel Messi hay không? Đó là câu hỏi không chỉ của HLV Lionel Scaloni mà còn của cả đội tuyển Argentina nữa.

Có Messi chưa chắc đã là điều tốt

Trước thất bại 0-2 tại trận ra quân Copa America 2019, HLV Lionel Scaloni đã có một khoảng thời gian "trăng mật" đầy ngọt ngào với Albiceleste. Tiếp quản chiếc ghế nóng tại đội tuyển Argentina từ sau World Cup 2018. Cũng cần phải nói trong thời gian này Scaloni đã thử nghiệm một lối chơi mới cho các vũ công Tango với một triết lý đơn giản là từ bỏ các pha biểu diễn hoa mỹ mà chuyển sang lối chơi nhanh.

Lối đá đó cho phép Argentina đưa bóng ra biên rồi từ hai cánh nhanh chóng triển khai đến khu vực tấn công. Các trận giao hữu của Albiceleste trước giải đấu này cho thấy lối chơi đơn giản mà thực dụng đó phần nào phù hợp với các nhà đương kim Á quân Copa America. Tuy nhiên có điều trớ trêu là những trận đấu đó là ở giải đoạn Messi còn đang bận "cày ải" với Barcelona. Và khi ngôi sao 32 tuổi quay lại đội tuyển quốc gia thì câu chuyện lại hoàn toàn khác.

Với Messi trong đội hình ông Scaloni buộc phải điều chỉnh lại lối đá để tận dụng tối đa khả năng một thiên tài như đội trưởng Barcelona. Song thực tế chứng minh đó là một quyết định sai lầm. Bộ ba Messi - Aguero - Di Maria  tỏ ra bị lép vế so với cách chơi pressing tầm cao và giàu năng lượng của đối thủ. Cùng với việc M10 bỏ lỡ vài cơ hội thì điểm yếu cố hữu nơi hàng thủ Argentina khiến Albiceleste trả giá trong 20 phút cuối trận. Chiến thắng có phần bất ngờ nhưng là xứng đáng với Colombia.

Messi vẫn chưa có danh hiệu lớn nào cùng với đội tuyển Argentina. Ảnh: Reuters.

Rõ ràng có một cầu thủ như Messi trong đội hình không phải là đảm bảo chắc chắn cho chiến thắng. Đây gần như là chân lý gần như đã được khẳng định không chỉ với Argentina và Barcelona. Tuy nhiên cả Ernesto Valverde lẫn Lionel Scaloni nếu được hỏi có dám không sử dụng chủ nhân của 5 quả bóng vàng thế giới hay không thì câu trả lời chắc chắn là không.  Bởi một nguyên nhân rất đơn giản đó là thanh kiếm sắc bén trong kho vũ khí của họ. Tuy nhiên sử dụng thanh kiếm đó thế nào lại là một câu chuyện hoàn toàn khác.

Việc xây dựng đội hình xoay quanh một cá nhân cho dù là kiệt xuất cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm. Mỗi khi cá nhân đó bị phong tỏa hay mất phong độ thì lối đá đó cũng phá sản theo. Lionel Scaloni có vẻ đã nhìn ra vấn đề này tuy nhiên khi mà Messi xuất hiện tại đội tuyển quốc gia thì rất khó để ông dám áp dụng lối chơi trước đó mình xây dựng.

Ngày mai (19-6) Argentina sẽ có cuộc chạm chán với Paraguay, HLV Scaloni sẽ phải quyết định tự mình đứng lên chịu trách nhiệm áp dụng một lối đá mới cho các vũ công Tango hay chọn một giải pháp an toàn là sử dụng Messi và "cầu nguyện" để ngôi sao này có những khoảnh khắc lóe sáng kéo đoàn tàu Albiceleste qua thời điểm khó khăn.

Sử dụng Messi như thế nào cho hiệu quả là một bài toán đau đầu với HLV Lionel Scaloni. Ảnh: Reuters.

Áp lực từ chiếc băng đội trưởng

Huyền thoại Diego Maradona từng gây bão với bình luận về M10 trong vai trò thủ lĩnh của Albiceleste như sau: "Lionel Messi là một cầu thủ vĩ đại nhưng không có tố chất thủ lĩnh. Trước khi bàn chiến thuật với HLV và đồng đội, cậu ta chơi Play Station rồi khi ra sân lại muốn trở thành người lãnh đạo. Messi được ví von là cầu thủ lớn, cùng với Cristiano Ronaldo, nhưng với tôi, thật vô nghĩa khi trao băng thủ quân cho người đi vệ sinh 20 lần trước trận đấu".

Những lời trên đã khiến "Cậu bé vàng" nhận vô số gạch đá thậm chí có người còn gọi nhà vô địch World Cup 1986 là "đồ vô học" tuy nhiên nếu phân tích kỹ lượng sẽ không thấy đây là lời nhận định vô căn cứ.

Rời quê nhà từ khi mới 13 tuổi, Messi gia nhập lò đào tạo trẻ của Barcelona và tại đây người ta từng chứng kiến thiên tài bóng đá sống vô cùng trầm lặng. “Trong 6 tháng đầu tiên tại Barca, tôi nghĩ cậu ấy không nói chuyện với bất kỳ ai”, Marc Valiente, đồng môn của Messi tại La Masia nhận xét về cầu thủ người Argentina. Thậm chí Fabregas và Pique có lúc còn tưởng "thằng nhóc" này bị câm.

Song bất chấp những điều đó tài năng thiên bẩm vẫn giúp cầu thủ sinh năm 1987 này có tên trong đội 1 của Barcelona vào năm 2004 và sau đó người ta được chứng kiến một Lionel Messi làm khuy đảo làng túc cầu thế giới. Từng bước một La Pulga dần tiến đến chiếc băng thủ quân của đội bóng xứ Catalan. Và cũng giống như những người tiền nhiệm ở sân NouCamp, M10 không phải là mẫu đội trưởng to tiếng hô hào mà thay vào đó dẫn dắt các đồng đội bằng hình ảnh và giá trị của mình. Và không ai tại Barcelona nghi ngờ về vai trò này của Messi tuy nhiên câu chuyện tại Argentina lại là một câu chuyện hoàn toàn khác.

M10 là tâm điểm giữa các đồng đội nhưng không thể đóng tròn vai thủ lĩnh của Albiceleste. Ảnh: AP. 

Tại Argentina nói riêng hay những đội bóng Nam Mỹ nói chung người ta từng chứng kiến những thủ lĩnh trên sân luôn hô hào và mũi nhọn xung kích cho tất cả các đồng đội và đó không phải là mẫu người mà Messi có thể sắm vai. Cái cách Messi nói chuyện với các đồng đội trước trận đấu ở đồng đội ở World Cup 2018 hay cuộc động viên tinh thần sau thất bại trước Colombia vừa qua không phải là thứ mà những CĐV Argentina muốn thấy ở một thủ lĩnh Albiceleste.

Bản thân Messi chắc chắn cũng cảm nhận rõ áp lực từ chiếc băng đội trưởng mà anh tiếp nhận từ năm 2011. Những hình ảnh như cúi đầu, rớt nước mắt sau các thất bại liên tiếp đặc biệt trong 3 trận chung kết WC 2014, Copa Ameria 2015 - 2016 là minh chứng rõ ràng rất cho điều đó. Và đỉnh cao là việc M10 tuyên bố giã từ đội tuyển Argentina vào năm 2016 và chỉ quay lại sau hàng loạt lời khuyên của các bậc tiền bối cũng như sự kêu gọi của người hâm mộ nước nhà.

Có hay chăng việc trao tấm băng đội trưởng vào tay một cầu thủ khác sẽ tạo ra luồng gió mới cho Argentina vào thời điểm này. Một thời điểm họ cũng như chính Messi cần sự thay đổi hơn bao giờ hết.

Nguyễn Bình

Lực lượng phòng vệ dân sự Lebanon ngày 23/11 cho biết một cuộc không kích dữ dội ở trung tâm Beirut đã khiến ít nhất 11 người thiệt mạng, làm rung chuyển thủ đô khi Israel tấn công nhóm vũ trang Hezbollah.

Nhân Ngày Di sản Văn hoá Việt Nam, chiều tối 23/11, tại Đại Nội Huế; UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ đón Bằng công nhận di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO cho “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế”; công bố hoàn thành Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích Điện Thái Hòa…

Thời gian gần đây, một số người tham gia giao thông ở TP Hồ Chí Minh có hành vi sử dụng vũ lực, côn đồ hung hãn sau khi xảy ra va chạm giao thông, thậm chí gây án mạng. Từ những ứng xử thiếu văn hóa như trên đã dẫn đến những hậu quả đáng tiếc, hệ lụy lâu dài cho bản thân họ, gia đình và xã hội.

Chiều 23/11, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ngãi cho biết, đang phối hợp với cơ quan chức năng điều tra, làm rõ việc phát hiện 1.500 viên nén nghi ma túy trôi dạt vào bờ biển xã Bình Trị, huyện Bình Sơn.

Liên quan đến vụ tai nạn xe chở rác BKS 75C-044.83 khi đi qua cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) bất ngờ gặp tai nạn rơi xuống sông làm 2 người mất tích như Báo CAND đã thông tin, sáng nay (23/11), lực lượng cứu nạn cứu hộ (CNCH) đã tìm thấy được 2 thi thể trên sông.

Thanh tra Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 2414/TB-TTCP thông báo kết luận thanh tra việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa sang kinh doanh đất, xây dựng nhà ở giai đoạn 2011-2021 tại Bộ Giao thông vận tải (GTVT).

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố Dự thảo quy chế tuyển sinh đại học năm 2025, trong đó có nhiều điểm mới về xét tuyển sớm như quy định các trường đại học không được dành quá 20% chỉ tiêu để xét tuyển sớm, riêng xét học bạ phải dùng điểm cả năm lớp 12 thay vì dùng điểm 3-5 kỳ như hiện nay.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文