Nước Nga và scandal doping lớn nhất lịch sử

23:00 24/03/2016
Làng thể thao Nga vừa có một phen mất mặt, khi vận động viên (VĐV) quần vợt số 1 nước này Maria Sharapova bị xác định dương tính với doping. 


Nhưng nước Nga hiện còn đang phải đối mặt với nguy cơ bị bóc trần cú phốt lớn nhất trong lịch sử khi tờ The Times của Anh đã tiến hành một cuộc điều tra bí mật và cáo buộc trong suốt thập kỷ qua, những vận động viên bơi lội của xứ Bạch Dương đã liên tục sử dụng doping.

Tờ The Times khẳng định, những tuyển thủ bơi lội Nga thậm chí đã được các bác sĩ đầu ngành khuyến khích sử dụng doping. Nội dung vụ điều tra tiết lộ hàng loạt cái tên đình đám, trong đó có Sergei Portugalov, một bác sĩ lừng danh, đồng thời là thành viên chủ chốt của Liên đoàn Thể thao Dưới nước châu Âu và Hội đồng Y tế Bơi Lội Nga. Vị bác sĩ khả kính này bị xác định chính là kẻ đầu sỏ yêu cầu các vận động viên bơi lội Nga sử dụng chất kích thích.

The Times tiết lộ quá trình điều tra rất khó khăn bởi các nhân chứng đều bị đe dọa trả thù nếu tiết lộ bí mật này. Tuy nhiên, họ cũng vẫn tìm được một nhân chứng giấu tên khẳng định anh là một trong những người bào chế thuốc cấm cung cấp cho các VĐV trong một cuộc thi bơi lội tổ chức tại Moscow. Ngoài ra, một HLV khác cũng tiết lộ bản thân đã nhận được chỉ thị từ một lãnh đạo cấp cao của tuyển bơi lội Nga rằng, đội tuyển có riêng một phòng thí nghiệm dược lý tại chỗ.

Về phía các VĐV liên quan, cái tên nổi bật nhất là Yuliya Efimova - một kình ngư xuất chúng ở hạng mục bơi ếch - đang đối mặt với nguy cơ bị cấm thi đấu vĩnh viễn sau khi phản ứng dương tính với meldinim. Cô đã bị trục xuất khỏi trại tập huấn ngay sau đó. 

Nhưng trường hợp của nữ VĐV này chỉ là phần nổi của tảng băng chìm được chính quyền Nga che đậy một cách tài tình – trong bóng tối vẫn còn vô số những trường hợp mờ ám. Báo cáo đã ghi nhận trường hợp 2 VĐV bơi lội phản ứng dương tính với EPO (Erythropoietin, một loại doping máu có chứa các chất hóa học tổng hợp mang ôxy), nhưng mọi chuyện bị ỉm đi một cách kỳ lạ. Điều này làm dấy lên sự quan ngại về tính trong sạch, khách quan của các tổ chức chống doping.

Bơi lội Nga đang trải qua thời kỳ đen tối nhất trong lịch sử khi có tới 40 trường hợp dương tính với doping trong 1 thập kỷ qua. Một số vận động viên Nga đã bị cấm thi đấu quốc tế sau bản điều trần của một Ủy ban độc lập được Tổ chức chống doping thế giới (WADA) thành lập. 

Sức ép dư luận cũng tăng mạnh trước những thông tin về sự gian dối của Nga trong bơi lội nói riêng và thể thao nói chung. Jon Rudd, HLV trưởng của đội tuyển bơi lội Anh, kêu gọi FINA (Liên đoàn bơi lội thế giới) cần phải mạnh tay hơn với những vấn đề liên quan đến doping.

“Tôi cảm thấy bị shock. Những điều này không bao giờ xảy ra ở Anh cả. Trừ phi FINA tổ chức một chiến dịch toàn diện, thẳng tay thanh lọc và kiên quyết loại bỏ hoàn toàn bóng ma doping, nếu không tương lai của bơi lội sẽ bị hủy hoại."

Những tấm huy chương của bơi lội Nga bị cáo buộc vấy bẩn bởi doping.

Những tiết lộ mới đây đã làm dấy lên làn sóng phản đối yêu cầu gạch tên Nga ra khỏi Thế vận hội Olympics sẽ được tổ chức tại Rio de Janeiro mùa hè này; đồng thời dư luận cũng yêu cầu WADA vào cuộc nhằm vạch trần những trò giả dối của Nga trong lĩnh vực thể thao.

Travis Tygart, Giám đốc điều hành của Tổ chức chống doping Mỹ - cũng chính là người bóc trần vụ scandal thế kỷ của Lance Armstrong – lên tiếng kêu gọi loại bỏ Nga khỏi Thế vận hội sắp tới. “Họ đang làm những thứ bỉ ổi và hả hê với điều đó. Phải có một sự trừng phạt thích đáng, nếu không sẽ thật bất công với những VĐV khác. Dĩ nhiên chúng tôi không muốn quốc gia nào vắng mặt ở một kỳ Olympic, nhưng nếu bỏ qua cho Nga thì công lý nào dành cho những tuyển thủ chân chính đây?”.

Về phía những cơ quan có thẩm quyền, người phát ngôn của WADA cho biết, ngài Chủ tịch Craig Reedie sẽ đích thân điều tra những bằng chứng tố cáo để quyết định liệu có nên đẩy cuộc điều tra lên quy mô cao hơn bằng những biện pháp khẩn cấp.

Hiện giới chức Nga vẫn chưa có phản ứng trước những cáo buộc động trời này. Trước đó, Tổng thống Nga Putin và Bộ trưởng Thể thao nước này từng lên tiếng chỉ trích việc Sharapova bị cấm thi đấu vì doping là một âm mưu chính trị bẩn thỉu nhằm vào nước Nga.

Tất Đức

Đến 16h chiều nay (8/11), Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng vẫn đang khám xét trụ sở Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI (92 đường 29/3, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) để thu thập hồ sơ, tài liệu liên quan đến các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của công ty này. Hiện có rất nhiều người dân đã tập trung xung bên ngoài tòa nhà văn phòng công ty theo dõi. Nhiều người kêu khóc, đòi Tổng giám đốc Nguyễn Quang Hoàng... “hiện hồn” trả lại tiền. Công an quận Cẩm Lệ đã huy động hàng chục CBCS để đảm bảo ANTT.

Chiều 8/11, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam 2 đối tượng: Nguyễn Thị Kim Trang (SN 1970; cư trú quận 3) và Lê Văn Hòa (SN 1977; cư trú quận Tân Bình) là nhân viên tiệm vàng Đức Long (phường 5, quận Tân Bình) về hành vi “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Trước ý kiến cho rằng vì chưa có quy định cụ thể về ngưỡng nợ thuế để áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh, điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp và cá nhân không thể dự đoán được liệu mình có nằm trong diện bị tạm hoãn hay không, Bộ Tài chính cho biết sẽ cân nhắc để áp dụng.

Trưa ngày 8/11, Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng đồng loạt tiến hành khám xét khẩn cấp trụ sở chính của Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI và Sở giao dịch của Công ty này tại Đà Nẵng để thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc huy động hàng ngàn tỷ đồng và các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của doanh nghiệp này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文