Số phận long đong sau giải nghệ

08:11 26/04/2017
Với nhiều VĐV, giải nghệ là thất nghiệp, giải nghệ là đi kèm chấn thương đau đớn thể xác nhưng phần lớn không được điều trị dứt điểm.

Giải nghệ là ra về tay không, mọi quyền lợi của một VĐV đều không có. Lãnh đạo ngành TDTT cũng phải chua chát thừa nhận, ở Việt Nam, VĐV không phải là một nghề.

Xoay trần đủ nghề...

Được mệnh danh “nữ hoàng judo” song Văn Ngọc Tú đã từng phải viết đơn cầu cứu tới Tổng cục TDTT sau những lùm xùm với đơn vị Gia Lai.

Điều này xảy ra ngay trước thềm SEA Games 27. Do đơn vị này chậm trễ làm thủ tục thanh lí hợp đồng nên Văn Ngọc Tú không ký được hợp đồng với đơn vị thể thao khác để được hưởng các chế độ đối với VĐV.

Hợp đồng giữa Văn Ngọc Tú và Gia Lai có hiệu lực từ ngày 1-6-2011 đến hết năm 2014. Tại đây, Tú được nhận mức lương 10 triệu đồng mỗi tháng. Những tưởng cô gái sinh năm 1987 đã tìm được bến đỗ ổn định trong sự nghiệp thi đấu của mình nhưng chỉ được hơn 2 năm, phía Gia Lai bắt đầu chậm lương.

Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, bố bị ung thư phải xạ trị tốn kém, cuộc sống gia đình chỉ trông chờ vào đồng lương ít ỏi của Tú, do vậy, Tú buộc phải chấm dứt hợp đồng với phía Gia Lai để tìm nơi khác ổn định hơn. Văn Ngọc Tú từng được coi là thế hệ vàng của thể thao Việt Nam khi sở hữu 5 tấm HCV SEA Games, HCĐ trẻ châu Á 2005, HCĐ châu Á 2011 và 3 HC vàng môn Kurash ở Asian Indoor Games 2009, Asian Indoor Martial Arts Games 2013 và Asian Beach Games 2014.

Cô gái này đã từng có 10 năm cống hiến cho Sóc Trăng, nhưng không được vào biên chế, trong khi chế độ đãi ngộ rất thấp. Hiện nay, Tú đã trở lại quê nhà Sóc Trăng để mở lớp dạy võ, vừa là để thỏa đam mê vừa là để mưu sinh.

Không chỉ Văn Ngọc Tú, nhiều VĐV tài năng, từng một thời tiếng tăm lẫy lừng cũng đang phải làm những công việc mưu sinh cực nhọc.

Nhà vô địch điền kinh SEA Games 22 Nguyễn Thị Nụ phải đi nhổ cỏ, chăm sân bóng; HLV bóng chuyền Vũ Thị Huệ phải đi quét rác; cựu tiền vệ Quách Thanh Mai (bóng đá nữ) phụ gia đình sửa chữa xe máy; cựu tuyển thủ Bùi Tuyết Mai đi bán mĩ phẩm; thủ thành nổi tiếng Kim Hồng (bóng đá nữ) cũng từng phải đi bán bánh mì…

Đô vật Lê Thị Huệ điều trị phục hồi chức năng sau chấn thương.

Bi kịch từ chấn thương

Tuổi nghề của VĐV thường rất ngắn. Sau khi giải nghệ, không ít VĐV mang theo mình chấn thương, không được điều trị phục hồi và không có chế độ gì hỗ trợ. Từng 2 lần đoạt vé tham dự Olympic, kiếm thủ Nguyễn Thị Lệ Dung hiện không thể thi đấu vì chấn thương sụn.

Với chấn thương này, nếu chữa trị tại Việt Nam, cơ hội phục hồi chỉ là 50-50. Nếu được phẫu thuật tại Singapore, khả năng phục hồi hoàn toàn là rất lớn, tuy nhiên chi phí cho ca phẫu thuật lên tới 600 triệu đồng.

Sau nhiều lần đề xuất nguyện vọng, cuối năm 2016, Lệ Dung đã có được quyết định đi phẫu thuật tại Singapore. Tuy nhiên, cho đến nay, quyết định đó vẫn chưa được thực hiện. 

Lê Thị Huệ từng là VĐV vật hàng đầu Việt Nam. Sau khi giành HCV giải vô địch quốc gia (2003), chị bị chấn thương cột sống, thoát vị đĩa đệm trong một buổi tập đối kháng để chuẩn bị cho SEA Games.

Do bị dập tuỷ sống, chị bị liệt tứ chi, trở về quê nhà trên chiếc xe lăn. Kể từ đó đến nay, ngày qua ngày, chị vẫn phải chịu nỗi đau thể xác. Gia cảnh khó khăn, chị phải mở quán nước nhỏ trước nhà, buôn bán lặt vặt để có tiền sống qua ngày.

“Nữ hoàng karatedo” Vũ Thị Nguyệt Ánh từng làm rạng danh thể thao Việt Nam. Do tập luyện cường độ quá mạnh trong một thời gian dài, chị bị chấn thương khớp gối. Rất nhiều lần chị và HLV Lê Công gửi đơn đề nghị lên Tổng cục TDTT mong được chữa trị sớm nhưng liên tục bị trì hoãn.

Chị vật lộn với chấn thương trong suốt nhiều năm, cuối cùng được phẫu thuật tại Singapore nhờ sự giúp đỡ của nhiều đơn vị, cá nhân và một phần kinh phí của HLV Lê Công.

Theo ông Nguyễn Trọng Hổ - Vụ trưởng Vụ Thể thao thành tích cao, nền y học thể thao của Việt Nam còn non kém, do vậy, nhiều VĐV chữa trị rất lâu nhưng cũng không dứt điểm được chấn thương. 

Điển hình như lực sĩ cử tạ Thạch Kim Tuấn chấn thương 3-4 năm mà vẫn chưa phục hồi. Ngoài ra, với cơ chế hiện nay, không phải VĐV nào gặp chấn thương cũng được phẫu thuật do nguồn kinh phí không đủ.

"Bản thân tôi đã từng kí quyết định mổ chấn thương cho một VĐV cầu mây. VĐV này khi lên đội tuyển thì gặp chấn thương, được ban huấn luyện trả về địa phương. Lẽ dĩ nhiên, năm sau, VĐV này sẽ không được gọi lên, như thế sẽ không được mổ. Lúc ấy, tôi phải kí quyết định để cho VĐV ấy được mổ mặc dù VĐV này không còn ở trên đội tuyển. Điều này về luật thì sai, nhưng về tình là hợp lí. Chi phí cho ca mổ lên tới hơn 60 triệu, nếu ở nhà thì VĐV đó không thể có tiền để phẫu thuật" – ông Hổ kể lại.

Khánh Vy

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

Chiều 5/5, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Hoà Thành (Tây Ninh) đã tạm giữ hình sự đối với Biện Văn Cường (SN 1982, ngụ thị xã Hoà Thành) và Khấu Văn Thum (SN 1986, ngụ Kiên Giang) để điều tra, làm rõ hành vi cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người.

Tại dự thảo Nghị định về phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) tự sản tự tiêu, Bộ Công Thương đề xuất loại hình này lắp tại nhà ở, cơ quan công sở, khu công nghiệp để tự dùng, nếu nối lưới điện quốc gia sẽ ghi nhận sản lượng với giá 0 đồng. Đề xuất này gây tranh cãi.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文