Vấn đề của Ban trọng tài Quốc gia: Sửa phần nổi - giữ nguyên phần chìm

15:10 08/03/2017
Những nỗ lực của VPF mới đây coi như đã giải quyết xong "phần nổi" của cái ban vốn có nhiều chuyện tế nhị, khó coi này. Cái phần mà nói như ông phó chủ tịch VFF Đoàn Nguyên Đức thì: "Cứ cách chức ông trưởng ban Nguyễn Văn Mùi, đâu sẽ vào đó cả...".


Thực tế thì VPF và cả Thường trực VFF không dại gì cách chức ông Mùi, vì theo luật, chỉ có Ban chấp hành Liên đoàn mới đủ thẩm quyền làm điều đó. Thế nhưng VPF đã "lách luật" bằng cách không để ông Mùi độc tôn trong việc phân công trọng tài tại các giải đấu chuyên nghiệp nữa. 

Thay vào đó, Ban trọng tài do ông Mùi là trưởng ban chỉ có một phiếu trong cả thảy 4 phiếu của một hội đồng mới tạm gọi là "hội đồng phản biện trọng tài". Ở đó, có Phó chủ tịch VPF Phạm Ngọc Viễn, Tổng giám đốc VPF Cao Văn Chóng, trưởng giải Nguyễn Minh Ngọc, và nhìn vào cơ cấu này, ai cũng thấy tiếng nói của Ban trọng tài chỉ có trọng lượng vào khoảng 25%, thay vì 100% như trước.

Trưởng ban trọng tài Nguyễn Văn Mùi tạm lùi xuống, nhưng... 

Đã thế, người đại diện Ban trọng tài tham gia Hội đồng này không còn là ông Nguyễn Văn Mùi, mà là ông phó ban Dương Văn Hiền. Ngay cả việc phân công trọng tài ở các giải đấu khác cũng được giao cho một lãnh đạo khác của Ban trọng tài là ông Đặng Thanh Hạ. 

Có nghĩa, mặc dù vẫn ngồi ghế Trưởng ban nhưng từ giờ trở đi, ông Mùi đã mất đi cái mảng việc "thơm" nhất, và nhiều người mong muốn nhất. Câu hỏi đặt ra: vậy thì từ giờ trở đi, những vấn đề của Ban trọng tài có được giải quyết thấu đáo, ổn thoả hay không?

Một, phải nhắc lại người đại diện ông Mùi tham gia cái "Hội đồng phản biện" nói trên - ông Dương Văn Hiền cũng chính là người đã mổ băng tình huống Hoàng Vũ Samson (CLB Hà Nội) và chạm với Châu Ngọc Quang (Hoàng Anh Gia Lai) ở vòng 3 V.League. 

Và chính ông Hiền đã đóng góp tiếng nói mạnh mẽ nhất, quyết liệt nhất để Ban trọng tài và Ban tổ chức giải sau đó ngang nhiên kết luận: "Hoàng Vũ Samson chỉ liều lĩnh, chứ không bạo lực". Trước đó, cũng chính ông Dương Văn Hiền là giám sát trọng tài trận CLB Hà Nội - Hoàng Anh Gia Lai, và chính ông đã nhắm mắt cho qua tình huống mà tất cả những người xem bóng đá chân chính đều rất phẫn nộ này.

Sau khi Tổng Cục Thể dục Thể thao vào cuộc, Ban Kỷ luật VFF phủ quyết toàn bộ nhận định của Ban trọng tài, Ban tổ chức giải, ra án treo Hoàng Vũ Samson 2 trận thì lẽ ra những người như ông Dương Văn Hiền phải bị phạt nặng. Thế mà kỳ lạ thay, không những vô can, bây giờ ông Hiền còn đại diện cho Ban Trọng tài để tham gia vào việc phân công trọng tài. Vậy thì ông Dương Văn Hiền liệu có phải là một địa chỉ đáng tin cậy để phần lớn các đội bóng và người hâm mộ bóng đá chân chính gửi gắm niềm tin?

Trách nhiệm của lãnh đạo VFF, phụ trách Ban trọng tài ở đâu? 

Phó chủ tịch chuyên môn VFF Trần Quốc Tuấn chính là người phụ trách Ban trọng tài. Thế nên cũng đã đến lúc đặt ra câu hỏi: Trước hàng loạt những sai số, khiến dư luận phẫn nộ tột bậc của Ban trọng tài, rốt cuộc vai trò, trách nhiệm của ông Trần Quốc Tuấn ở đâu? Trong cuộc họp Hội đồng Quản trị VPF để mổ xẻ và tìm giải pháp khắc phục những tồn đọng lớn của Ban trọng tài cách đây ít lâu, ông Trần Quốc Tuấn cũng có mặt. Nhưng tiếc là các thành viên của VPF, trong đó có ông chủ tịch Võ Quốc Thắng đã không đụng chạm tới vấn đề này. (Ngọc Anh)

Hai, có một vấn đề không ai không thấy là khi phân công trọng tài Ban trọng tài thướng ngó lên các sếp mình ở VFF, và không biết có phải là t sự trùng hợp ngẫu nhiên hay không mà hàng loạt những sai số của các trọng tài thời gian qua đều "vô tình" (?) giúp một hai đội bóng có quan hệ mật thiết với những ông sếp này hưởng lợi. 

Những người trong giới tin rằng những gì mà Ban trọng tài hành động (từ việc phân công nhiệm vụ, đến việc mổ xẻ, kết luận các tình huống gây tranh cãi...) chỉ là phần nổi của vấn đề. Cái phần chìm, phần sâu xa, phần nguy hiểm nhất liên quan đến câu hỏi: Phía sau Ban trọng tài thực chất là ai?

Vô hiệu hoá quyền lực của ông Mùi, đưa ông Dương Văn Hiền "ra gió" vì thế cũng chỉ giải quyết những vấn đề mang tính bề nổi. Phải khi nào người ta dũng cảm chỉ thẳng vào một vài nhân vật đứng phía sau Ban trọng tài, có những dấu hiệu lũng đoạn, thao túng Ban trọng tài thì câu chuyện đau đầu này mới có cơ may chấm dứt.

Chỉ để xoa dịu dư luận?

Có một chi tiết đáng lưu ý, đó là chính ông Nguyễn Văn Mùi, chứ không phải ai khác đã đề xuất ông Dương Văn Hiền thay mình đại diện cho Ban trọng tài tham gia "Hội đồng phản biện trọng tài". Nhưng những người hiểu cuộc chơi nói rằng đừng kỳ vọng ông Hiền có thể đem lại làn gió mới, bởi xét cho cùng, về mặt vai vế, ông Hiền vẫn là phó của ông Mùi, liệu có dám qua mặt sếp? Đấy là còn chưa nói, trên ông Mùi, ông Hiền lại có sếp to hơn, và cứ nhìn những gì diễn ra thời gian qua không khó để thấy cái mùi của Ban trọng tài bị ảnh hưởng khá nhiều bởi vị quan to ấy. Ngay cả 3 nhân vật còn lại trong "Hội đồng phản biện trọng tài" cũng vậy, nhiều người nghi ngờ đấy chỉ là cái Hội đồng hình thức, nhằm xoa dịu dư luận, chứ thực chất rất khó làm thay đổi cái gốc gác sâu xa vấn đề (?). (Tuấn Thành)

Phan Đăng

Để thu hút cá nhân và doanh nghiệp, Hồ Quốc Thân (SN 1992, quê quán xã Bồng Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An) giới thiệu rằng anh ta đã được tiếp quản nguồn tài sản, di sản rất lớn từ "Tổng bộ Hồ Chí Minh"; đồng QFS được bảo chứng bằng di sản của nhiều nguồn, các gia tộc lưu lại trong hàng trăm năm qua, được 48 nước công nhận và sẽ được kích hoạt vào tháng 10, 11/2024 tại Việt Nam… Tham gia vào "hệ sinh thái" doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ vốn để tái cơ cấu, phát triển không phải thế chấp, không phải trả lãi suất. Vì thế, cho đến khi cơ quan Công an vào cuộc, đã có khoảng 100 doanh nghiệp và gần 400 cá nhân đã mua đồng QFS, với tổng giá trị hàng chục tỷ đồng.

Sáng 25/12, Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm (ANM và PCTP) sử dụng công nghệ cao (CNC) Công an tỉnh vừa chủ trì, phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an, Công an TP Tam Kỳ, Công an huyện Thăng Bình triệt xóa đường dây đánh bạc qua mạng xã hội dưới hình thức ghi lô đề quy mô hơn 50 tỷ đồng.

Đêm 24/12, các tổ công an 141 Công an TP Hà Nội triển khai nhiệm vụ trên địa bàn toàn thành phố đảm bảo ANTT, phòng chống đua xe đêm Noel qua đó đã phát hiện, xử lý rất nhiều trường hợp "quái xế" ngổ ngáo có hành vi nẹt pô, lạng lách, đánh võng gây mất trật tự, an toàn giao thông.

Ngày 24/12, tại bản Mé Lếch, xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Phòng CSĐT tội phạm về kinh tế, Công an tỉnh Sơn La chủ trì, phối hợp với Công an huyện Mai Sơn và Đội Quản lý thị trường (khu vực Mai Sơn, Yên Châu) đã kiểm tra, phát hiện Công ty trách nhiệm hữu hạn Bảo Châu Sơn La sản xuất, kinh doanh bánh mỳ tươi không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文