Triết lý Miura và câu chuyện buồn về bạo lực sân cỏ

14:12 04/05/2018

CLB TP.HCM dưới sự dẫn dắt của cựu HLV trưởng đội tuyển Việt Nam Miura qua 6 vòng đấu đầu tiên của V.League 2018 đang bị đông đảo giới chuyên môn cũng như người hâm mộ lên án về lối đá được cho là bạo lực sân cỏ. Hình ảnh đẹp của HLV Miura ngày nào nay đã dần “xấu” đi qua từng trận đấu.


Sau cái bắt tay của Liên đoàn bóng đá Việt Nam với Hiệp hội bóng đá Nhật Bản, ngày 10-5-2014, HLV Miura đã chính thức ký hợp đồng dẫn dắt đội tuyển Việt Nam. Ở thời điểm ấy, một HLV đến từ nền bóng đá phát triển như Nhật Bản được kỳ vọng sẽ mang lại một làn gió mới cho đội tuyển Việt Nam. Và sự thực, đội tuyển Việt Nam dưới sự dẫn dắt của HLV Miura đã khoác lên mình một diện mạo tích cực.

Có lẽ, điều quan trọng nhất mà HLV Miura mang đến cho đội tuyển của chúng ta ở thời điểm ấy đó là sự chuyên nghiệp, kỷ luật trong quá trình huấn luyện và thi đấu. Trong mỗi buổi tập, HLV Miura thường đến sân trước các cầu thủ 15 phút trong khi các cộng sự của ông phải đến sân trước 30 phút để chuẩn bị đầy đủ các yếu tố như sân bãi, dụng cụ tập luyện, nước uống… Cùng với đó, ở mỗi buổi tập, ông thầy người Nhật Bản cũng luôn xỏ giày tập luyện song hành cùng các cầu thủ chứ không đứng im một chỗ giơ tay chỉ chỏ.

Điều quan trọng thứ 2 mà HLV Miura đã tạo ra cho hình ảnh đội tuyển Việt Nam đó là vấn đề cải thiện thể lực. Có thể nói, các tuyển thủ của chúng ta dưới sự rèn dũa của ông thầy người Nhật Bản đã có bước chuyển mình đáng kể về vấn đề này. Những bài giáo án được coi là nặng chưa từng có buộc các cầu thủ phải nỗ lực hết mình để hoàn thành. Thành quả là ở thời điểm đó, đội tuyển Việt Nam có thể chơi sòng phẳng suốt 90 phút với các đối thủ trong khu vực, thậm chí là ngay cả khi đội bóng của chúng ta gặp các đội bóng lớn mang tầm châu lục.

HLV Miura.

Nhưng bên cạnh đó, triết lý bóng đá của HLV Miura từ đây cũng bộc lộ những nhược điểm nhất định. Trong mỗi trận đấu, HLV Miura luôn đặt vấn đề thể lực lên hàng đầu. Mỗi khi các cầu thủ có bóng, điều đầu tiên và duy nhất họ phải thực hiện là làm sao đưa bóng nhanh nhất tiếp cận khung thành của đối phương. Đó là điều hết sức bình thường. Nhưng ở chiều ngược lại, khi đối thủ có bóng, gần như bằng mọi cách các cầu thủ của đội tuyển Việt Nam phải lấy lại bóng được, ngay kể cả phạm lỗi một cách cứng rắn.

Vì vậy, các tuyển thủ dưới thời HLV Miura dường như luôn phải di chuyển liên tục, chạy khắp mặt sân, không ngại va chạm và phạm lỗi. Những cầu thủ vốn có kỹ thuật, mềm mại, uyển chuyển như Công Vinh, Văn Quyết, Thành Lương… đã chuyển sang hình ảnh những cầu thủ đầy khô cứng. 

Ngay ở thời điểm ấy, đã có những ý kiến cho rằng, HLV Miura đã “giết chết” lối chơi đẹp, giàu chất kỹ thuật của đội tuyển Việt Nam. Dư luận cho rằng, người Việt Nam có thể hình nhỏ bé, không thể căng ra đá dựa quá nhiều về sức lực và ít kỹ thuật như triết lý của ông thầy người Nhật…

Sự thật là sau đó, tất cả chúng ta đều đã biết, đến tháng 1-2016, HLV Miura đã chính thức bị VFF sa thải sau khi ông cùng U23 Việt Nam trở về với thất bại ở vòng chung kết giải U23 châu Á trên đất Qatar. Tại giải đấu này, thầy trò Miura đá ba trận thua cả ba và bị cho là thể hiện lối chơi thiếu bản sắc, không có đường nét. 

Gần đây, bước vào mùa giải mới, CLB TP. HCM do học trò của ông là cựu tuyển thủ Lê Công Vinh - Quyền Chủ tịch đã mời ông về dẫn dắt đội bóng này. Và dường như, triết lý của Miura vẫn không thay đổi. Thậm chí, đội bóng do HLV người Nhật Bản dẫn dắt đang được coi là có lối chơi bạo lực nhất V.League 2018 mà phần nguyên nhân chủ yếu, có lẽ đến từ triết lý bóng đá của ông.

Pha phạm lỗi thô bạo của Sầm Ngọc Đức CLB TP. HCM (áo đỏ bên trái) đối với Phan Văn Đức.


Vừa qua, tại vòng 1/8 cup quốc gia giữa CLB Sông Lam Nghệ An (SLNA) và CLB TP. HCM, trọng tài Nguyễn Trung Kiên đã phải rút đến 7 chiếc thẻ, trong đó, CLB TP. HCM phải nhận đến 5 thẻ vàng và 1 thẻ đỏ. Chiếc thẻ vàng còn lại của đội trưởng SLNA phải nhận do lỗi câu giờ. 

Điều đáng chú ý là theo thống kê, trong trận này, đội CLB TP. HCM có tới 19 pha phạm lỗi. Cá biệt là tình huống liên tiếp nhận thẻ vàng chỉ trong vòng 1 phút của Sầm Ngọc Đức ở các phút 69 và 70 khi cố tình vào bóng đầy ác ý với cầu thủ đối phương. Cụ thể, Ngọc Đức đã lao thẳng gầm giày bằng cả hai chân của mình một cách thô bạo với tiền vệ Phan Văn Đức (cầu thủ của U23 Việt Nam) bên phía CLB SLNA.

Ngay sau đó, vào ngày 3-5 vừa qua, ban kỷ luật VFF đã ra quyết định cấm thi đấu 4 trận đối với hậu vệ Sầm Ngọc Đức của CLB TP. HCM. Ngoài án treo giò, Sầm Ngọc Đức còn phải nộp phạt 20 triệu đồng. Bên cạnh Ngọc Đức, trung vệ Đình Luật của CLB TP. HCM cũng bị treo giò hai trận và nộp phạt 15 triệu đồng khi ở trận đấu trên, đội trưởng của TP. HCM đã có pha vào bóng thô bạo với tiền đạo Olaha bên phía SLNA khiến cầu thủ này dính chấn thương và dự kiến sẽ phải nghỉ thi đấu khoảng hai tuần. 

Trước đó, theo thống kê, sau 5 vòng đấu đầu tiên của V.League 2018, CLB TP. HCM của HLV trưởng Miura đã phải nhận tổng cộng 15 thẻ vàng. Một con số kỷ lục so với toàn bộ 14 đội tham gia V.League 2018.

Thêm vào đó, một tin không vui đối với CLB TP. HCM nói chung và HLV Miura nói riêng, quyền Chủ tịch CLB Lê Công Vinh vừa từ chức cách đây ít ngày. Lê Công Vinh, cựu học trò của HLV Miura được coi là nhân tố quyết định dẫn đến việc đưa ông thầy người Nhật Bản quay trở lại Việt Nam. Không có Công Vinh, ngoài chỗ dựa về tinh thần, HLV Miura sẽ rất khó khăn trong việc tập trung vào chuyên môn để dẫn dắt đội bóng đến từ thành phố mang tên Bác.

Bên cạnh đó, nếu cứ tiếp tục với lối đá được cho là “bạo lực” như trên, CLB TP. HCM một mặt rất khó để vươn xa, mặt khác, rất khó có lý do nào đủ thuyết phục để đảm bảo vững chắc vị trí của HLV Miura tồn tại lâu dài ở đấu trường V.League nếu như ông thầy người Nhật Bản không chịu thay đổi tư duy. Xét cho cùng, cái xấu, cái bạo lực không thể tồn tại mãi được trong một nền thể thao đang ngày càng phát triển.


Vũ Cảnh

Ngày 22/11, Đoàn kiểm tra số 4 của Bộ Công an do Trung tướng Nguyễn Văn Long, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, làm trưởng đoàn, kiểm tra các mặt công tác Công an năm 2024 tại Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Tham gia đoàn công tác có đại diện lãnh đạo Văn phòng Bộ Công an và các Cục nghiệp vụ Bộ Công an…

Sau nhiều năm chờ đợi, tuyến Metro đầu tiên của TP Hồ Chí Minh với tên gọi Bến Thành - Suối Tiên (tuyến Metro số 1) cũng đã bước vào giai đoạn gấp rút hoàn thành những công đoạn còn lại để có thể chính thức đưa vào khai thác ngay trong năm nay. Nhưng thời điểm này gánh nặng chi phí hoạt động cũng đã bắt đầu xuất hiện...

Sau một thời gian theo dõi, Công an huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh đã phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm Công nghệ cao Công an Hà Tĩnh, Công Thành phố Hà Nội, Quãng Ngãi, Gia Lai phá thành công chuyên án buôn bán, vận chuyển hàng cấm (pháo) với quy mô lớn, bắt giữ 6 đối tượng, thu giữ trên 2,2 tấn pháo các loại cùng nhiều tang vật liên quan đến vụ án.

Ý thức được việc làm của mình là sai trái, qua sự động viên giải thích của Công an, vợ chồng người con trai chiếm nhà của bà cụ Phạm Thị Trơn (phường Hòa Quý (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng ) đã viết giấy trả nhà. Việc giao trả diễn ra trên tinh thần tự nguyện, dưới sự chứng kiến của đại diện các cơ quan bảo vệ pháp luật cùng chính quyền địa phương.

TAND TP Hồ Chí Minh đang tiếp tục xét xử vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (gọi tắt Xuyên Việt Oil). Đáng lưu ý, trong vụ án này, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ bị đưa ra xét xử 2 tội danh: “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” với số tiền "khủng" khiến dư luận xôn xao. Từ những "món quà" đó, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre sở hữu nhiều xe ô tô, đồng hồ đắt tiền và nhiều tài sản có giá trị khác.

Một nhánh cây cổ thụ dài hàng chục mét gãy đổ chắn ngang lòng đường Quốc lộ 12B thuộc thị trấn Mãn Đức, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, đã được lực lượng CSGT cùng cơ quan chức năng dọn dẹp, đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文