Phó chủ tịch VFF Đoàn Nguyên Đức:

"Ước gì có thể xóa sạch đi, làm lại..."

08:07 05/02/2017
Trong câu chuyện đầu năm với phóng viên Báo CAND, Phó Chủ tịch VFF Đoàn Nguyên Đức đã bộc bạch những trăn trở và cả những điều "khó nói" nhất của ông với thực trạng nền bóng đá Việt Nam lúc này.

Suốt thời gian dài vừa qua, bầu Đức im hơi lặng tiếng với bóng đá không hẳn vì quá bận rộn với công việc kinh doanh như người ta tưởng, mà vì nhiều lúc con người này cảm thấy bất lực với cái guồng máy mà mình đã từng hăm hở bước chân vào.

Phó Chủ tịch VFF Đoàn Nguyên Đức: Bây giờ nền bóng đá của chúng ta đang diễn ra như thế nào thì chẳng cần nói nhiều thêm nữa. Vấn đề là phải làm gì để thay đổi? Tôi lấy ví dụ như câu chuyện đau đầu nhất liên quan đến vấn nạn trọng tài, anh thấy đấy, mấy mùa V.League qua, mùa nào chuyện trọng tài cũng loạn hết cả lên.

Thế thì rõ ràng phải thay ông Trưởng ban Trọng tài Nguyễn Văn Mùi đi chứ. Tôi nghĩ còn ông Mùi thì còn chuyện bao che, dung dưỡng cho các trọng tài. Vậy nên năm ngoái, họp Thường trực VFF, một mình tôi đứng lên, đề nghị nhất định phải thay ông Mùi. Tôi nói mạnh và thẳng lắm, chẳng ngại động chạm gì cả.

- Nhưng mọi sự vẫn y nguyên...

+ Thì đấy, đưa vấn đề ra ban chấp hành, đa số các thành viên ban chấp hành lại ủng hộ ông Mùi, nên ý kiến của tôi dù có mạnh mẽ cũng chẳng thay đổi được gì. Mà các thành viên ban chấp hành phần lớn đều là lãnh đạo các đội bóng, các CLB, tôi nói thật, giữa họ đều có các mối quan hệ, các nhóm lợi ích chồng chéo lẫn nhau cả rồi.

Bao nhiêu năm rồi vẫn vậy. Nên đòi thay đổi khó lắm. Tôi nghĩ nát óc rồi, bây giờ mà muốn thay đổi bóng đá Việt Nam thì chỉ còn nước phải xoá sạch mấy cái lợi ích nhóm chồng chéo này đi, thay máu và làm lại, như thế mới hy vọng khá lên được.

- Ở góc độ của một người quan sát, tôi tự hỏi, cá nhân ông, và đội bóng của ông liệu có nằm ngoài câu chuyện lợi ích nhóm, chồng chéo này không? Đầu năm, xin thứ lỗi cho tôi nói thật, ngay như vụ việc cầu thủ Châu Ngọc Quang của đội ông bị Hoàng Vũ Samson của CLB Hà Nội giẫm lên đùi một cách thô bạo, nhưng Ban trọng tài kết luận là "Samson chỉ liều lĩnh, chứ không bạo lực", khiến dư luận phẫn nộ tột bậc thì tôi thấy, CLB của ông cũng có làm đơn khiếu nại lên VFF gì đâu.

Có phải vì một ân oán tế nhị, khó nói nào đó trong quá khứ mà bây giờ chính ông cũng ngại động chạm đến Hoàng Vũ Samson và  CLB Hà Nội của anh ta không? Tôi nghĩ, đã nói chuyện chân thành với nhau thì phải nói thẳng hết các suy nghĩ thật lòng của mình về nhau, và nói trước mặt nhau. Ông nghĩ gì về suy nghĩ này của tôi?

+ Không! Không có chuyện đó! Còn về việc làm đơn khiếu nại, nói thật với anh việc đó khó gì. Tôi chỉ đạo xuống là cấp dưới có thể làm và gửi lên VFF ngay. Tôi nhắc lại, làm đơn khiếu nại chẳng khó khăn gì cả. Nhưng anh nghĩ xem, tôi đang là Phó Chủ tịch VFF, tự thấy nếu làm như thế cũng kỳ kỳ.

Ngoài ra tôi thấy trong vụ này dư luận, người hâm mộ, các chuyên gia bóng đá đều đã đồng loạt lên tiếng hết sức mạnh mẽ và thuyết phục rồi. Tôi nghĩ, ban tổ chức giải nói riêng và VPF nói chung  không thể vô cảm trước những tiếng nói như thế đâu.

- Cũng qua vụ việc này, dư luận đang đề cập tới việc có một ông bầu - một thế lực ngầm đang lũng đoạn toàn bộ VFF, đứng đằng sau giật dây và chi phối phần lớn các quan chức, các vị trí yếu nhân ở VFF. Thế nên các quan chức, ban bệ ở VFF sợ thế lực này đến nỗi không dám đụng chạm tới các vấn đề nhạy cảm, liên quan đến thế lực này.

Nếu điều này có thật, cá nhân tôi nghĩ, bóng đá Việt Nam sẽ bị thâu tóm một cách bất chính, thậm chí sẽ sụp đổ. Tôi muốn nghe quan điểm của ông - một ông bầu bóng đá lâu năm, một Phó Chủ tịch đương nhiệm VFF về vấn đề này.

+ Tôi cũng nghe đám đông nói rất nhiều về chuyện này. Nhiều lắm. Tôi nghĩ, đám đông nói có lẽ chẳng sai đâu. Còn tôi, ở địa vị hiện tại, trả lời câu hỏi này hơi khó và không tế nhị. Tôi nợ anh câu trả lời này đến một thời điểm thích hợp.

Nói thêm về bộ máy  lãnh đạo, điều hành VFF hiện nay, anh Dũng (Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng - PV) là bạn tôi, và cũng là một người mạnh mẽ, muốn thay đổi nhiều thứ. Nhưng giờ anh ấy đang bệnh, có  nhiều chuyện tôi cũng khó trao đổi với anh ấy. Thực tế mọi việc ở VFF bây giờ  do cậu Tuấn (Phó Chủ tịch chuyên môn Trần Quốc Tuấn - PV) nắm hết và thao túng hết.

- Và những người như ông cứ  tiếp tục ngồi ở VFF, và cứ... bất lực?

+ Như tôi nói ở trên rồi đấy, với cái lợi ích chồng chéo, chằng chịt trong bóng đá Việt Nam bây giờ, tiếng nói của một, hai người khó thay đổi lắm. Vì thế, tôi mong lãnh đạo Tổng cục Thể dục Thể thao và Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch lắng nghe những ý kiến tâm huyết của người hâm mộ, từ đó tạo ra một cuộc thay máu thực sự cho bóng đá Việt Nam. Phải thay máu, tạo điều kiện cho những người tài và tâm huyết thực sự với bóng đá Việt Nam bắt tay nhập cuộc thôi.  

- Mà người tài ở ta đâu thiếu. Vấn đề chỉ là họ có được trọng dụng hay không?

+ Đúng, người tài ở ta không thiếu gì. 

- Xin cảm ơn ông!

Huy chương vàng SEA Games: Bây giờ hoặc chẳng bao giờ!

"Tôi hiểu Thái Lan rất mạnh, Malaysia trong tư thế chủ nhà cũng có những lợi thế nhất định của họ, nhưng tôi vẫn tin - tin hơn bao giờ hết là Đội tuyển U.22 của chúng ta sẽ tận dụng được cơ hội để đoạt huy chương vàng. Tôi nói thật đấy, bây giờ mà không đoạt huy chương vàng thì không biết phải chờ đợi đến bao giờ nữa. Vì, các em, các cháu U.22 của chúng ta đã có kinh nghiệm đá mùa V.League thứ 3 rồi. Họ trưởng thành rồi. Tôi nói với HLV trưởng Nguyễn Hữu Thắng là hãy làm tất cả những gì tốt nhất cho Đội tuyển. Trong trường hợp không thể vô địch thì HLV Hữu Thắng phải từ chức, cá nhân tôi và các lãnh đạo VFF cũng phải từ chức đồng loạt, để nhường chỗ cho người khác làm. Không làm được thì phải để người khác làm. Tôi nói điều này nhiều lần rồi, và hôm nay, đầu năm mới, một lần nữa tôi xin nói lại".  

Phan Đăng (thực hiện)

Ngày 7/5, tại trụ sở Liên hợp quốc ở Geneva (Thụy Sỹ), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người theo cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.

Ngày 5/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến công du châu Âu, với các chặng dừng chân ở Pháp, Serbia và Hungary. Chuyến đi được đánh giá có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy tổng thể mối quan hệ giữa Trung Quốc với 3 nước nói riêng cũng như với Liên minh châu Âu (EU) nói chung phát triển ổn định và lành mạnh, góp phần củng cố sự ổn định trong một thế giới đầy biến động.

Trong cuộc sống, thiếu vắng đi người cha, người mẹ, đó là nỗi đau không thể bù đắp của những đứa trẻ đang tuổi ăn, tuổi lớn. Với mong muốn mang đến những điều tốt đẹp, xoa dịu nỗi đau cho các em nhỏ mồ côi, giúp các em có thêm nghị lực vươn lên trong cuộc sống, những người mẹ đỡ đầu là hội viên của các cấp Hội phụ nữ trong Công an tỉnh Lạng Sơn đã dang rộng vòng tay yêu thương, nhận chăm sóc, nuôi dưỡng và giúp đỡ nhiều em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn.

Ngày 6/5, theo nguồn tin riêng của phóng viên, Công an tỉnh Thanh Hoá đang tích cực điều tra nguyên nhân dẫn đến cái chết bất thường của 2 mẹ con trong ngôi nhà đang cháy xảy ra tại phố Kiều Đại 2, phường Đông Vệ, TP Thanh Hoá.

Ngày 6/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết, cơ quan này vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với Phạm Thị Thanh Huệ (SN 1982; trú tại thôn 8, xã Quảng Chính, huyện Hải Hà) để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Ngày 6/5, Cục CSGT cho biết, Cơ quan CSĐT Công an huyện Yên Châu (Sơn La) đã ra Lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật đối với lái xe đầu kéo vi phạm nồng độ cồn mức kịch khung đi không đúng phần đường gây tai nạn khiến 1 người chết, 7 người bị thương.

Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) đã cận kề. Góp phần vào thành công của lễ kỷ niệm là 11 khối diễu binh, diễu hành của lực lượng CAND (9 khối đi và 2 khối đứng). Để thực hiện nhiệm vụ này, lãnh đạo Bộ Công an giao Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động (CSCĐ) tổ chức tuyển chọn hơn 1.300 CBCS tham gia luyện tập, trong đó đoàn viên, thanh niên các học viện, trường CAND là nòng cốt, phối hợp Công an một số đơn vị, địa phương, quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị quan trọng.

Lâu nay, các tổ chức như Phóng viên không biên giới, tổ chức Theo dõi Nhân quyền, các đài BBC, RFA, RFI, VOA tiếng Việt và một số tổ chức, cá nhân thù địch, phản động khác luôn tìm mọi cách xuyên tạc, bịa đặt về tình hình tự do báo chí tại Việt Nam.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文