Vấn đề V.League: Học "tây" - "tây" học

08:47 03/04/2017
Hình ảnh cầu thủ Oseni của Long An lao chân vào một cầu thủ đã ngã, không còn khả năng tranh chấp như Tiến Duy (CLB Sài Gòn FC) trong trận đấu sớm vòng 11 V.League chiều thứ Bảy vừa qua thật phản cảm. Càng phản cảm hơn khi sau đó, Oseni nhận thẻ đỏ rời sân một cách... bình thản như không có chuyện gì.


Mặc dù sau trận đấu, chính "nạn nhân" Tiến Duy đã thanh minh cho đối thủ, rằng: "Oseni không cố tình vào bóng ác ý với tôi, có thể do sân trơn, bóng ướt, nên cậu ấy không làm chủ được tốc độ của mình", nhưng với quan sát của ông trọng tài chính - người trực tiếp có mặt trong cái hoàn cảnh "sân trơn bóng ướt" ấy, và với những người xem trận đấu qua truyền hình thì đấy rõ ràng là một pha bóng mà Oseni hoàn toàn có thể tránh được. Thành thử, thẻ đỏ và án phạt nguội (nếu có) dành cho Oseni không phải là vấn đề đáng tranh cãi. 

Điều đáng nói ở đây là trong suốt thời gian dài vừa qua, chuyện các cầu thủ ngoại hoặc ngoại nhập tịch phạm lỗi thô bạo cứ lặp đi lặp lại. Vậy thì phải chăng, họ đang trở thành "tấm gương xấu" cho các cầu thủ nội, hay ngược lại, chính họ mới bị ảnh hưởng bởi cái xấu của sân chơi này?

Oseni rời sân sau pha vào bóng thô bạo với Tiến Duy.

Gần hai chục năm về trước, khi chuyện "có nên để cầu thủ ngoại đá V.League?" được đưa ra bàn tán thì nhiều người trả lời là "có" với lý do: Sự xuất hiện của các cầu thủ ngoại sẽ giúp cầu thủ nội được va chạm nhiều hơn, qua đó trưởng thành hơn, và tự tin hơn mỗi khi lên Đội tuyển Quốc gia đá các giải khu vực và châu lục. 

Quả thật, ở cái thời mà bóng đá Việt Nam ít khi được cọ xát quốc tế, cái thời mà mỗi một dịp xuất ngoại hiếm hoi lại là cơ hội để một bộ phận không nhỏ các tuyển thủ đi... buôn chuyến thì khi phải đối đầu với các đội bóng nước ngoài, các tuyển thủ thường xuyên rơi vào trạng thái cóng chân. Sau này, khi được va chạm hằng tuần với các cầu thủ ngoại ở V.League, điểm yếu này đã được khắc phục rõ ràng. 

Những cái thua của chúng ta trước những đối thủ ở khu vực hay châu lục thường chỉ là những cái thua về chuyên môn, chứ không phải là những cái thua về tâm lý như trước nữa. Và đấy là mặt tích cực mà làn sóng ngoại đem tới cho bóng đá Việt Nam.

Nhưng ở góc độ ngược lại, đến thời điểm này chúng ta lại thấy một bộ phận không nhỏ cầu thủ ngoại sau khi "thành tinh" ở V.League cũng nhanh chóng nhiễm các "đặc sản" V.League. Vòng 3 V.League năm nay, Hoàng Vũ Samson vào bóng triệt hạ một cầu thủ Hoàng Anh Gia Lai theo đúng cái phong cách mà dân bóng đá hay gọi là "phong cách Sông Lam". 

Trước đó vài năm, khi còn chưa nhập tịch, và khi đấu với một Sông Lam chính hiệu thì cũng chính cầu thủ này đã khiến "trung vệ thép" Sông Lam là Nguyễn Huy Hoàng phải lên cáng, đi viện tức thời. 

Đấy là một pha va chạm mà người Sông Lam đã vào "ác" trước, nhưng không ngờ Samson do quá hiểu V.League và quá hiểu Sông Lam nên đã "ác" hơn, và khiến người gieo cái "ác" phải trả giá đắt. 

Ở vòng 2 V.League năm nay, một cầu thủ ngoại khác là Omar - át chủ bài của FLC Thanh Hoá cũng chơi xấu với cầu thủ đối phương, sau đó, khi bị đuổi khỏi sân còn thực hiện một hành vi phản ứng rất khó coi với khán giả Nha Trang.

Chứng kiến những điều xấu này, cựu HLV Thanh Hoá - Lê Thụy Hải chia sẻ với người viết: "Ngày xưa, chính tôi là người nhận Omar về Thanh Hoá, và tôi nhớ là thời ấy nó ngoan lắm. Nhưng đá V.League, thấy cầu thủ mình không ngại phạm lỗi, không ngại phản ứng trọng tài nên dần dần nó cũng không ngại phạm lỗi, không ngại cãi trọng tài". 

Rồi ông Hải khái quát: "Chẳng riêng gì Omar đâu, nhiều cầu thủ ngoại, đặc biệt là những cầu thủ châu Phi bị nhiễm cái xấu V.League rất nhanh. Và chính những cầu thủ ấy bây giờ lại cho thấy "đặc sản" V.League rõ hơn ai hết".

Hoá ra là thế! Ta học "tây", mà "tây" cũng học ta. Học cả cái tốt lẫn cái xấu của nhau. Thành thử những pha xấu chơi kiểu như Oseni, Samson, Omar... bây giờ đã trở nên bình thường như tất nhiên phải thế. Và cứ với cái đà này, đừng bất ngờ nếu những vòng V.League tới đây sẽ còn nhiều "đặc sản" V.League được tái hiện qua đôi chân của những cầu thủ ngoại đã bị V.League hoá.

Có bao giờ những cầu thủ này thức tỉnh và chợt thấy hối hận vì đã dấn thân vào cái chợ trời V.League này không?

Long An không lối thoát

Thua Sài Gòn FC 0-4 trong trận đấu sớm vòng 11, Long An tiếp tục giậm chân ở vị trí đội sổ, với chỉ 4 điểm, kém đội xếp trên mình là Cần Thơ 2 điểm. Điều đáng nói là với trận thua này, Long An đã để thua tổng cộng 9 trận liên tiếp, lập kỷ lục mới dành cho đội có số trận thua liên tiếp nhiều nhất từ trước đến nay. 

Trước đó, ở V.League 2010, Nam Định đã để thua 8 trận liên tiếp ở giai đoạn 2, và sau đó đã gục đầu xuống hạng. Rất có thể bi kịch của Nam Định sẽ xảy ra với Long An mùa này, bởi cùng với những thất bại liên tiếp, cầu thủ Long An đã cho thấy một thái độ, một tinh thần thi đấu kém cỏi chưa từng thấy.                                                                 

Ngọc Anh 

Hiếu Hà

70 năm về trước, phát huy truyền thống của quê hương Xôviết anh hùng, bằng ý chí, quyết tâm, quân và dân xứ Nghệ đã cùng dốc sức đồng lòng, góp máu xương làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Những người lính từng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ nay đều đã cao tuổi, song ký ức về năm tháng “khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt”, về chiến tranh khốc liệt mà hào hùng và cảm xúc hân hoan trong ngày vui chiến thắng vẫn còn nhớ như in...

Theo báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực quý I/2024 của UBND TP Hồ Chí Minh cho biết, hầu hết các cấp ủy, thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị đã chủ động hơn trong kiểm tra, thanh tra phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi tham nhũng. Tuy nhiên, một số biện pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực còn chưa đáp ứng được yêu cầu, hiệu quả chưa cao; công tác kiểm tra, giám sát nội bộ chưa thường xuyên…

Hy vọng về một thỏa thuận ngừng bắn mới giữa Israel và Hamas vừa được nhen nhóm vào cuối tuần trước đã có nguy cơ tắt ngấm sau khi Hamas tấn công một cửa khẩu ở Gaza và Israel đóng cửa văn phòng của Đài truyền hình Al Jazeera tại nước này.

Để làm tốt công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Trong đó, tập trung triển khai hiệu quả các giải pháp phòng ngừa, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các sai phạm ngay từ cấp cơ sở. Điển hình, việc xử lý sai phạm tại dự án Khu dân cư (KDC) Nọc Nạng, phường 1, thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu đã được sự đồng thuận cao trong nhân dân.

Bằng chiêu trò ủy quyền qua nhiều đầu mối trung gian, các đối tượng đã tạo lòng tin cho nhà đầu tư mua những mảnh đất giá rẻ, sau đó âm thầm khởi kiện hoặc đưa ra kịch bản đang tranh chấp để lấy lại đất từ chính người được ủy quyền mà không hề thông báo cho người mua cuối cùng được biết.

Tổng thống Vladimir Putin khẳng định ông đặt "lợi ích và sự an toàn của người dân Nga lên trên hết", đồng thời tin tưởng Nga sẽ vượt qua mọi khó khăn một cách tự trọng và trở nên mạnh mẽ hơn.

Từ thắng lợi Điện Biên Phủ chấn động địa cầu năm 1954 đến đại thắng mùa xuân năm 1975 là 21 năm đằng đẵng với bao mất mát, hy sinh của dân tộc Việt Nam. Trong hành trình ấy, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng cách mạng chân chính và vững niềm tin để thực hiện khát vọng cháy bỏng: Non sông liền một dải, hòa bình, độc lập và xây dựng đất nước hùng cường.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文